Vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị rất phức tạp, hoạt động tinh vi
Công an tỉnh Thái Bình đánh giá vụ án xảy ra tại Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị rất phức tạp, phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, có tổ chức.
Ngày 27/9, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức khen thưởng đột xuất các tập thể có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyên án Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị.
Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh phát biểu chỉ đạo tại chương trình trao thưởng (Công an tỉnh Thái Bình).
Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Công an tỉnh, trực tiếp Đại tá Phạm Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, đã bắt 8 đối tượng là lãnh đạo, phóng viên Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam, đồng thời thu giữ nhiều tài sản, tài liệu liên quan để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Công an tỉnh Thái Bình đánh giá, đây là một vụ án rất phức tạp, phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, có tổ chức, các đối tượng đều là những người am hiểu pháp luật, hoạt động trá hình dưới danh nghĩa cơ quan báo chí làm từ thiện; có nhiều bị hại (nhất là các doanh nghiệp); phạm vi hoạt động rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nên được Lãnh đạo Bộ, cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, báo chí đặc biệt quan tâm.
Ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của Ban Chuyên án trong việc điều tra, khám phá vụ án, Công an tỉnh Thái Bình đã trao thưởng cho các thành viên Ban chuyên án.
Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, đã biểu dương chiến công đặc biệt xuất sắc của Ban chuyên án.
Video đang HOT
Theo Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, việc phá thành công chuyên án thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, với tinh thần kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, “làm một vụ để cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động bình thường của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; bảo vệ, củng cố uy tín của cơ quan báo chí, nhất là những người làm báo chân chính.
Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình yêu cầu các đơn vị tập trung tối đa lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp thu thập, củng cố hồ sơ tài liệu chứng cứ, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan tố tụng khẩn trương khởi tố các bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp theo quy định của pháp luật…
Trước đó, hôm 26/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã ra tạm giữ, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Hồng (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Ngoài ra, 2 phóng viên của tạp chí này cũng bị tạm giữ gồm Đặng Văn Phục (38 tuổi, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) và Vũ Đức Lân (43 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). 3 nghi phạm trên bị điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Liên quan đến vụ án này, Công an Thái Bình đã bắt khẩn cấp ông Đồng Xuân Thụ (52 tuổi), Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, và một số thuộc cấp để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, từ năm 2020, ông Thụ chỉ đạo thành lập chương trình gây quỹ “Cây chổi vàng”, với tôn chỉ tôn vinh, ủng hộ, làm công tác từ thiện giúp đỡ công nhân vệ sinh môi trường toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, thực tế chương trình “Cây chổi vàng” là vỏ bọc để các đối tượng cấu kết cưỡng đoạt tài sản của hàng trăm bị hại trên cả nước, với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.
Ông Đồng Xuân Thụ và thuộc cấp bị cáo buộc đã chỉ đạo phóng viên, cộng tác viên đi tìm hiểu, nắm bắt các dấu hiệu sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…, sau đó đe dọa, đăng tải trên tạp chí này nhằm hạ uy tín, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Theo cáo buộc, nếu không muốn bị đăng bài trên tạp chí, cá nhân, doanh nghiệp phải tham gia chương trình “Cây chổi vàng”. Trong các buổi làm việc với người dân, doanh nghiệp trên, các đối tượng luôn mang sẵn hợp đồng “mời tài trợ” cho chương trình.
Nguồn tin cho biết số tiền các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ, ông Thụ và các đối tượng gần như không thực hiện chi cho hoạt động chương trình “Cây chổi vàng”, mà dùng để chia chác, phân bổ cho nhau theo tỷ lệ quy định…
Nữ cán bộ 'dính' vụ Việt Á tiếp tục liên quan sai phạm tại Nhà xuất bản Giáo dục
Trong số các bị can bị đề nghị truy tố có bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (nguyên Trưởng Ban Kế hoạch Marketing, NXB Giáo dục) từng phải nhận án trong vụ Việt Á.
Liên quan đến vụ án Đưa, nhận hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục, trong số các bị can bị đề nghị truy tố có bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (nguyên Trưởng Ban Kế hoạch Marketing, NXB Giáo dục) từng phải nhận án trong vụ Việt Á.
Trong vụ án này, bà Thủy bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy được giao nhiệm vụ tham mưu, xây dựng Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá nhà cung cấp của toàn bộ hoạt động mua sắm giấy in năm 2017. Đây là lần đầu tiên bà Thủy tham gia hoạt động đấu thầu mua sắm giấy in.
Thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục), bà Thủy chỉ đạo bị can Đinh Quốc Khánh (nguyên Phó Trưởng ban Kế hoạch Marketing, NXB Giáo dục) lập và trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định; tiết lộ thông tin cho bà Tô Mỹ Ngọc (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng) về thông số kỹ thuật, khối lượng hàng hóa trước thời điểm phát hành hồ sơ dự thầu.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ tại phiên tòa xét xử vụ Việt Á. Ảnh: CTV
Việc này đã tạo lợi thế cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng trái quy định. CQĐT cũng cho rằng, bà Thủy đã thông đồng với ông Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty Minh Cường Phát) hợp thức hồ sơ để ấn định cho Công ty Minh Cường Phát trúng thầu, trái với quy định, gây thiệt hại tài sản Nhà nước số tiền hơn 10 tỷ đồng, hưởng lợi số tiền 320 triệu đồng.
Tại CQĐT, bà Thủy khai, tháng 1/2017, bị can về công tác tại NXB Giáo dục. Đến tháng 7/2017, theo chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Thái, bà Thủy gặp bà Ngọc trao đổi và đồng ý giúp đỡ, tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng tham gia các gói thầu tại NXB Giáo dục.
Tại lần gặp này, bà Ngọc đã đưa cho bà Thủy 20 triệu đồng. Tiền được để trong phong bì màu trắng, kẹp vào quyển sách giới thiệu mẫu giấy.
Khoảng tháng 8/2017, bà Thủy tiếp tục nhận được chỉ đạo từ ông Nguyễn Đức Thái rằng: "Tí nữa có Ngọc của Công ty Phùng Vĩnh Hưng gọi điện thì gặp và giúp đỡ nó nhé!". Do vậy, bà Thủy đã cung cấp cho bà Ngọc bảng thông tin về thông số kỹ thuật, số lượng, các kho hàng liên quan đến việc đấu thầu 6 gói in năm 2017.
Khoảng tháng 9/2017, sau khi đấu thầu xong, bà Ngọc hẹn gặp bà Thủy tại quán cà phê rồi đưa túi quà và nói: "Em có 300 triệu đồng, gửi cảm ơn chị và mọi người đã giúp đỡ". Cựu trưởng ban Kế hoạch Marketing NXB nhận và nói: "Chị cảm ơn".
Khi quay lại trụ sở NXB Giáo dục, bà Thủy xách túi tiền lên phòng làm việc của ông Thái để báo cáo và được Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục chỉ đạo bồi dưỡng cho bị can Thủy, Ban kế hoạch Tài chính và Ban kế hoạch Marketing. Sau đó, bà Thủy đã dùng 200 triệu đồng và đưa cho mỗi ban 50 triệu đồng vào quỹ.
Trục lợi
Liên quan đến vụ Việt Á, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ bị cáo buộc phạm tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Theo cáo buộc, bà Thủy đã lợi dụng mối quan hệ cá nhân để can thiệp, tác động ông Nguyễn Thanh Long (khi đó là Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế) có mặt tại buổi lễ trao test xét nghiệm của Công ty Capitaland ủng hộ, theo đúng yêu cầu của công ty này. Cáo buộc xác định, hành vi phạm tội đã giúp bà Thủy được hưởng lợi 2 tỷ đồng.
Trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Việt Á, bà Thủy đã không cầm được nước mắt. Bị can khai rằng đã gọi điện thoại cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long để "nhờ vả". Trong nước mắt, bà Thủy nói: "Hành vi của bị cáo rất sai trái và bị cáo ăn năn về việc này".
Với hành vi phạm tội của bị cáo, tháng 1/2024, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bà Nguyễn Thị Thanh Thủy mức án 30 tháng tù về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Trên 50 năm tù cho băng trộm mô tô liên tỉnh nghiện ma tuý Trộm 16 xe mô tô của người dân ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu rồi bán để mua ma tuý sử dụng, băng nhóm tội phạm ở Bạc Liêu "chia nhau" trên 50 năm tù. Chiều 27/9, kết thúc phiên tòa sơ thẩm vụ án "Trộm cắp tài sản", "Mua bán trái phép chất ma túy", "Tổ chức sử dụng trái...