Vụ án oan gần 40 năm : Vẫn có “chuyện cổ tích” giữa đời thường
Khi bị bắt giam, bà Lan đang có bầu, bị tra tấn, đánh đập rồi sinh non trong tù. Sau khi bị bắt lại rồi ra tù, bà đã nói với gia đình, kể cả chồng là đứa con đã chết.
Trên thực tế, đứa trẻ không chết, mà được một cán bộ trại giam nhân từ là ông Lục và vợ là bà Phanh nhận làm con nuôi suốt 40 năm.
Ngày 28.4, gia đình ông Hồ Long Chánh (chồng bà Lan) và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan đã tổ chức buổi lễ tri ân ông Trần Quốc Lục và bà Ngô Thị Phanh là người đã có công nuôi dưỡng con gái ông Chánh, bà Lan suốt 40 năm.
Ông Chánh và bà Lan tri ân người nuôi dưỡng con gái mình.
Hạnh phúc không trọn vẹn
Từ sáng sớm, bạn bè và người thân đã đến chung vui với gia đình. Chị Tuyết tất tả tiếp khách, nhận những lời chúc của mọi người, nhưng lâu lâu lại sà đến bên hai người mẹ đang tâm sự về nỗi đắng cay, về người con gái đem lại niềm vui lớn cho hai gia đình.
Có nhiều người dân tới chúc mừng chị Tuyết nhận lại cha mẹ đẻ.
Mắt chị Tuyết đỏ hoe, ngấn lệ. Khi mọi người động viên chị phát biểu tại buổi lễ, chị không thể thốt nên lời, chỉ biết gục đầu vào vai hai mẹ mà khóc. Những gì xảy ra với chị ngỡ như một giấc mơ khi có hai người mẹ mà ai cũng thương yêu mình.
Chị Tuyết bật khóc tại ngày nhận lại cha mẹ đẻ.
Năm 1979, bà Lan bị bắt, khi đó bà đang mang thai 5 tháng. Cuộc sống tù đày, suốt ngày phải chịu những trận đòn của điều tra viên nên chỉ 2 tháng sau bà Lan đã sinh con trong tù khi thai kỳ vừa 8 tháng. Khi sinh con tại trạm xá, bà Lan lo lắng con lớn lên trong tù cùng mẹ không có tương lai nên đã quyết định bỏ trốn nhưng bị công an bắt giữ lại và bỏ con gái vừa sinh lại trạm xá của trại giam.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Thương xót trước hoàn cảnh gia đình bà Lan, đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nên ông Lục mang cháu bé về nuôi dưỡng và đặt tên là Trần Thị Tuyết.
Ông Lục làm Công an trại giam huyện Trảng Bàng còn bà Phanh thì đi chăn trâu. Khi ông Lục nhận Tuyết về nuôi thì bà Phanh phải tạm ngừng công việc chăn trâu hơn 2 năm để ở nhà chăm lo cho chị Tuyết. Chị Tuyết bị sinh non lại không có sữa mẹ nên chị Tuyết không được khỏe mạnh như những đứa trẻ cùng trang lứa. Vì vậy, ông Lục và bà Phanh nuôi được chị Tuyết lớn lên là điều không hề đơn giản.
Bà Phanh kể lại chuyện nuôi chị Tuyết.
“Ngày ông ấy mang con bé về thì được khoảng 2 ngày tuổi, người thì bé xíu. Thời gian đó gia đình ai cũng khó khăn nên việc nuôi Tuyết cũng không đơn giản. Đặc biệt con bé lại ốm yếu, hồi nhỏ nó trải qua những trận ốm tưởng chừng như đã không thể qua khỏi. Ông nhà tôi phải chạy khắp nơi để kiếm sữa, thuốc để cứu chữa, nuôi nấng con bé lớn lên. Vợ chồng tôi chỉ có một người con trai, sau hơn 17 năm tôi vẫn không thể sinh thêm, trong khi ông nhà lại mê con gái nên gia đình tôi cũng cố gắng nuôi được con bé. Ông mê con bé lắm, đi làm là nhớ, về nhà thì bố con lại quấn quýt bên nhau, con bé thích đi đâu cũng dẫn đi. Nhưng ông nhà chưa kịp nhìn con bé lớn lên thì ông đã bị tai nạn giao thông và ra đi mãi mãi”, bà Phanh nhớ lại.
Theo bà Phanh nuôi chị Tuyết rất khó khăn.
Tính chuyện tương lai ở tuổi gần đất xa trời
Khi được hỏi bà có buồn bị mất chị Tuyết khi chị nhận lại bố mẹ đẻ thì bà Phanh mỉm cười nói: “Không buồn đâu, con có thêm mẹ thì mạ càng thêm vui”.
Ông Lục không thể chứng kiến chị Tuyết lớn lên.
Chị Tuyết và bà Phanh thắp hương cho ông Lục.
Bà Phanh cũng cho biết mình bây giờ cũng già yếu rồi, không biết khi nào “lá rụng về cội”, nên sau này lỡ có mệnh hệ gì thì con gái sẽ không cô đơn khi có thêm ba mẹ, người thân. Bà nói mình nhận nuôi con gái chỉ có được chứ không mất.
Bà Phanh vui vẻ khi con gái nuôi nhận lại gia đình.
Về phần mình bà Lan gửi lời cảm ơn tới gia đình bà Phanh đã nuôi dưỡng, chăm sóc người con mà bà đã tưởng chết khi vừa mới sinh.
“Bây giờ tôi đã là một công dân thực thụ, đã được minh oan sau gần nửa thập kỷ mang thân phận bị can. Hiện nay tôi đã sinh sống ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương còn Tuyết thì sống ở Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, mặc dù đường xa, tuổi đã cao nhưng thời gian tới tôi sẽ thường xuyên qua thăm con để bù đắp những thiếu thốn bao năm qua của Tuyết. Sau này, tôi cũng phải tính toán để lo cho tương lai của hai mẹ con”, bà Lan ngấn lệ.
Bà Lan và ông Chánh nhận lại con gái.
Ghé tai bà Phanh, bà Lan hỏi: “Giờ tôi đem con về sống với tui, chị có chịu không?”, bà Phanh trả lời: “Nếu con nó đồng ý đi, mình phải chịu à. Mình nuôi con lớn khôn rồi, giờ là do nó quyết định thôi. Tình cảm mẹ con mà. Chị sanh tui dưỡng thì công lao đều như nhau”. Nghe bà Phanh nói, bà Lan chỉ biết ôm người phụ nữ nuôi nấng con mình mà khóc: “Chị sống một mình, tui phải để con ở với chị chứ. Chứ tôi đem cháu về, chị ở với ai”.
Nhìn hai người mẹ già chuyện trò, khóe mắt chị Tuyết lại ngấn lệ. Bởi lúc này, mẹ ruột hay mẹ nuôi với chị đều yêu thương như nhau.
Chị Tuyết nhận lại anh trai.
Vụ án oan sai 40 năm này, dù khốc liệt, gây ra nhiều đau thương cho các nạn nhân, đâu đó trong cuộc sống vẫn nảy nở những điều kỳ lạ, nhất là tình người và lòng nhân ái, sự bao dung. Nếu 8 nạn nhân được minh oan bởi quyết định đình chỉ điều tra vụ án do “bao công” Trịnh Quốc Anh, Viện phó Viện KSND tỉnh Tây Ninh khi đó ký, thì cuộc đời chị Tuyết lại gắn chặt với người cán bộ công an nhân hậu Trần Quốc Lục.
Theo Xuân Duy (Dân Trí)
Bình Dương: Ít đất vẫn thu tiền tỉ nhờ mạnh tay đầu tư nông nghiệp
Nhờ chính sách bám sát thực tiễn của tỉnh, sự nỗ lực của nhiều nông dân trong thay đổi cách nghĩ, cách làm và ứng dụng những mô hình sản xuất hiệu quả... đã góp phần đưa nông nghiệp đô thị tại Bình Dương phát triển nhanh theo chiều rộng lẫn chiều sâu.
Ít đất vẫn thu nhập cao
Chúng tôi đến tham quan trang trại trồng lan dendrobium của ông Mai Quốc Thái ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Trên diện tích trang trại lan 6ha (thuộc diện lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ), những cành hoa lan đang rực rỡ khoe sắc. Trang trại cũng đang nhộn nhịp chuẩn bị bán hàng Tết.
Ông Mai Quốc Thái cho biết: "Toàn trang trại đều là giống lan dendrobium xứ nóng có nguồn gốc từ Thái Lan, được trồng và khai thác theo dạng cắt cành và bán chậu. Trừ chi phí, mỗi năm trang trại cho lợi nhuận gần 4 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động".
Chăm sóc hoa lan tại trang trại của ông Mai Quốc Thái ở huyện Dầu Tiếng. Ảnh: X.T
Tại phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, cơ sở rau mầm Khải Yến không sử dụng nhiều diện tích đất, chỉ gần 1.000m2 trồng rau nhưng lợi nhuận mỗi năm cũng đạt khoảng 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho 8 lao động với mức lương hơn 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay sản phẩm rau mầm Khải Yến đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp nhãn hiệu hàng hóa, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2 tấn.
Ông Huỳnh Văn Khải - chủ cơ sở rau mầm Khải Yến cho rằng, để mô hình phát triển ổn định, cơ sở đã nỗ lực xây dựng thương hiệu, bảo đảm tất cả các yếu tố về tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới bảo đảm đầu ra ổn định.
"Với kinh nghiệm tích lũy sau gần 20 năm gắn bó với cây rau mầm, hàng năm tôi đều tham gia hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm cho nông dân địa phương và các đơn vị bạn. Ngoài ra cơ sở còn cung cấp, tư vấn kỹ thuật cho bà con có nhu cầu trồng rau mầm" - ông Khải chia sẻ.
Những năm gần đây, tỉnh Bình Dương có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa rất nhanh. Có nhiều giải pháp để khắc phục mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; trong đó sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị là hết sức cần thiết và là cách để phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh đất nông nghiệp giảm, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội đối với sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn.
Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn nhiều mô hình nông nghiệp đô thị tại Bình Dương phát triển mạnh mẽ, có sức lan tỏa nhanh, nhất là các thành phố, thị xã vùng phía Nam của tỉnh.
Đòn bẩy từ chính sách
Thời gian qua bằng nhiều giải pháp cụ thể, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương đã có nhiều chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy nông nghiệp đô thị phát triển. Từ các chương trình, kế hoạch này đã tạo điều kiện giúp người dân vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh theo hình thức ủy thác cho vay để phát triển các mô hình này.
Theo đó, các phương án sản xuất của các cá nhân, tập thể, tổ chức đầu tư lĩnh vực nông nghiệp đô thị có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi bằng 70% lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương tại từng thời điểm do UBND tỉnh quyết định, thời gian vay ưu đãi lên đến 5 năm. Đến nay, quỹ đã thẩm định và cho vay hơn 70 phương án của các cá nhân, tổ chức với tổng mức vốn được duyệt vay hơn 300 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 250 tỷ đồng.
Ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở NNPTNT Bình Dương khẳng định: "Chính sách này đã tác động tích cực, tạo điều kiện cho nhiều mô hình nông nghiệp đô thị phát triển, nhân rộng, giúp tăng nhanh về số lượng cơ sở và quy mô diện tích".
Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cho rằng: "Tuy nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế hiện nay nhưng Bình Dương rất quan tâm, đưa ra nhiều chính sách và có hẳn 2 nghị quyết về phát triển nông nghiệp đô thị và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Với hình thức hỗ trợ vốn thông qua Quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh, nếu nông dân có dự án được đánh giá tốt, có thị trường tốt thì được vay với lãi suất rất thấp. Thông qua việc hỗ trợ vốn, thời gian qua nhiều mô hình nông nghiệp đô thị tại Bình Dương đã hình thành và phát triển".
Theo Danviet
Dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ Đoàn U70 và Ban An ninh tỉnh Tây Ninh Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ngày 1-2, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ Đoàn U70 an ninh vũ trang ở Đồi Cao, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) và Ban An ninh tỉnh tại Bàu Rong, xã Long Khánh, huyện Bến Cầu (Tây Ninh). Trong kháng...