Vụ án Hồ Duy Hải: Trường hợp nào mới xem lại quyết định giám đốc thẩm?
Vụ án Hồ Duy Hải (Long An) đã được Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Quyết định trên sẽ được thực hiện thế nào, trường hợp nào sẽ bị xem xét lại?
Trao đổi với PV, Thiếu tướng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (ông nguyên là Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương) cho biết: Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định (quyết định giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải có hiệu lực từ ngày 8/5 -PV).
Hội đồng giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải (ảnh TTXVN).
Luật quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.
Quyết định giám đốc thẩm có phải là quyết định cuối cùng hay vẫn có thể xem lại? Nếu xem xét lại quyết định giám đốc thẩm thì phải cần điều kiện thế nào?
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ cho biết: Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự quy định : Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mơi có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện KSND Tối cao kiến nghị, Chánh án TAND Tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán TAND tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
Vẫn theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, quy định nêu trên cho thấy rõ điều kiện để xem xét lại quyết định giám đốc thẩm chứ không phải quyết định giám đốc thẩm nào cũng xem xét lại.
Trao đổi với PV, một chuyên gia pháp luật (ông xin không nêu tên) cho biết, trong vụ án Hồ Duy Hải, Hội đồng giám đốc thẩm đã bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, điều đó có nghĩa quan điểm của Viện trưởng ngược với quan điểm với Hội đồng giám đốc thẩm, nhưng ở vào trường hợp Viện trưởng Viện KSND Tối cao muốn kiến nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm thì phải dựa trên các điều kiện như điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Nghĩa là phải có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; trường hợp thứ hai phát hiện tình tiết quan trọng mơi có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không biết được khi ra quyết định đó.
Video đang HOT
Vụ án Hồ Duy Hải đã kéo dài hơn 12 năm, để phát hiện được tình tiết quan trọng mới là điều rất khó. Mới đây, tai phiên giám đốc thẩm, luật sư Trần Hồng Phong- người bào chữa và sau này là người trợ giúp pháp lý cho Hồ Duy Hải đã cung cấp thêm chứng cứ mà ông thu thập. Tuy nhiên Hội đồng giám đốc thẩm cho rằng, chứng cứ luật sư cung cấp không mới và đã được làm rõ tại phiên tòa.
Vụ án Hồ Duy Hải: "Cần thực hiện một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội"
"Việc thực hiện ngay một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động xét xử trong vụ án này là rất cần thiết" - ĐBQH Lê Thanh Vân nêu quan điểm sau khi Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao bác kháng nghị, tuyên y án tử hình với Hồ Duy Hải.
Xét án cần dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội
Chiều qua (8/5), sau 3 ngày làm việc, phiên giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải do Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân (TAND) tối cao tiến hành đã khép lại vào chiều 8/5.
Kết luận, Hội đồng Thẩm phán đã bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao, tuyên y án tử hình với Hồ Duy Hải.
ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng cần phải thực hiện ngay một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động xét xử trong vụ án Hồ Duy Hải.
ĐBQH Lê Thanh Vân nhận định, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tính mạng của tử tù Hồ Duy Hải là vô cùng mong manh.
Nêu quan điểm về sự việc, ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, nỗi oan khuất của 2 cô gái chết trẻ phải được làm rõ để thân nhân của họ tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật.
"Kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng, nhưng phải đúng người, đúng tội; không thể kết án oan sai. Đó là mong muốn chung của tất cả mọi người có lương tri, lương năng" - ĐBQH Lê Thanh Vân nói.
Hình ảnh phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải (ảnh: congly)
Ông Vân cũng cho rằng, dù Hồ Duy Hải có phạm tội đi nữa, thì khi xét án cũng phải dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội để tránh hàm oan cho đương sự.
Đáng chú ý, ĐBQH Lê Thanh Vân nhìn nhận phán quyết chiều qua của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao chưa thực sự thuyết phục trước nhiều vấn đề bất minh mà xã hội đang rất quan tâm trong vụ án này.
"Việc thực hiện ngay một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động xét xử trong vụ án này là rất cần thiết. Tôi nguyện sẽ hết sức mình để thúc đẩy công việc ấy" - ĐBQH Lê Thanh Vân bày tỏ.
Có thể xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán
Trao đổi với Dân Việt về vụ việc này, dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nhận định, tính mạng của Hồ Duy Hải tuy mong manh nhưng không phải không còn cơ hội.
Luật sư Đặng Văn Cường nhận định, cơ hội sống của Hải tuy mong manh nhưng không phải đã khép lại (ảnh IT)
"Truong hop Hoi đong Giam đoc tham bac khang nghi cua Vien kiem sat toi cao đe giu nguyen ban an so tham va phuc tham thi co hoi song cua Ho Duy Hai van con.
Trong truong hop Ho Duy Hai gui đon xin an giam đen Chu tich nuoc ma đuoc chap nhan thi an tu hinh se chuyen thanh an tu chung than.
Ve ly thuyet, quyet đinh giam đoc tham cua Hoi đong Tham phan van co the bi xem xet lai theo thu tuc đac biet quy đinh cua Bo luat To tung Hinh su.
Ngoai ra, neu co tai lieu chung cu moi, bi an va luat su van co the đe nghi xem xet khang nghi theo thu tuc tai tham. Tuy nhien co hoi song voi Ho Duy Hai đen nay se ngay cang hẹp", LS Đặng Văn Cường nhận định.
Sau phiên giám đốc thẩm, tử tù Hồ Duy Hải có còn cơ hội kêu oan?
Trước đó, trao đổi với PV Dân Việt, LS Trần Hồng Phong (người trước đây bào chữa, nay trợ giúp pháp lý cho Hồ Duy Hải) cũng cho biết: Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vẫn còn trình tự nữa, đó là xem xét lại quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
"Trong trường hợp thấy phán quyết của Hội đồng giám đốc thẩm chưa công bằng, khách quan thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể yêu cầu xem xét lại. Thứ hai, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hoặc Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND có thể đề nghị xem xét lại", LS Trần Hồng Phong nói.
Vụ án Hồ Duy Hải: Hội đồng thẩm phán biểu quyết bác kháng nghị giám đốc thẩm Hội đồng thẩm phán biểu quyết bác kháng nghị 4 vấn đề cụ thể được nêu trong phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Sáng nay (8/5), phiên giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải, bước sang ngày làm việc thứ ba. Sau khi thảo luận, đánh giá toàn diện vụ án và làm rõ những nội dung...