Vụ án Hồ Duy Hải: Công an Long An bất nhất về đối tượng tên Nghị (?)
Với sự bất nhất trong phát ngôn, Công an tỉnh Long An nên có câu trả lời chính thức cho dư luận được biết, rằng đối tượng từng liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, là Nguyễn Văn Nghị hay là Nguyễn Hữu Nghị?
Mới đây, sau khi báo điện tử Dân Việt đăng tải bài viết không thể tìm ra tung tích Nguyễn Văn Nghị (trú xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), người từng được cho là “nghi can số 1″ trong vụ án Hồ Duy Hải, ngày 15/5, trao đổi với báo chí, đại ta Pham Thanh Tâm – Pho Giam đôc Công an tinh Long An – cho biêt: Người từng liên quan đến vụ án trên tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1984, cư ngu âp Hoa Ngai, xa An Vinh Ngai, TP.Tân An, tỉnh Long An, chứ hoàn toàn không phải là “Nguyễn Văn Nghị, sinh 1979, trú xã Tân Hội huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”.
Bưu cục Cầu Voi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An – nơi xảy ra vụ án. (Ảnh: Đình Việt)
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Dân Việt, câu trả lời của Phó Giám đốc Công an tỉnh Long khá mâu thuẫn. Bởi vì tại phiên tòa giám đốc thẩm diễn ra ngày 7/5/2020, khi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao chất vấn một số vấn đề liên quan đến vi phạm tố tụng và vật chứng, thì Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công an tỉnh Long An – trả lời, đối tượng liên quan đến vụ án tên là Nguyễn Văn Nghị.
Nguyên văn đoạn tường thuật này được báo Công Lý (cơ quan ngôn luận của TAND Tối cao tham dự để tường thuật phiên giám đốc thẩm) đăng tải như sau: “Viện KSND tối cao cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: Khám nghiệm hiện trường không thu vật chứng vụ án; Khám nghiệm tử thi nhưng không giám định để xác định thời điểm chết của nạn nhân; Một số biên bản nhận dạng không có người chứng kiến, một số biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung sửa chữa nhưng không có chữ ký người xác nhận; Không đưa ra một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án…
Giải trình về nội dung trên trước Hội đồng thẩm phán, đại diện Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Long An – cho biết – không có chuyện bỏ sót các đối tượng tình nghi. Ngay sau khi vụ án xảy ra, Cơ quan CSĐT đã triển khai rất nhiều tổ điều tra và 2 đối tượng Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Huy Sol bị tình nghi đầu tiên.
Bốn người phụ nữ trong gia đình Hồ Duy Hải đã kiên trì gửi đơn khiếu nạn bản án tử hình cho Hồ Duy Hải suốt 12 năm qua (Từ trái qua: Bà Nguyễn Thị Rưởi (dì), Hồ Thu Thủy (em gái), bà Nguyễn Thị Loan (mẹ), Nguyễn Thị Len (dì). Ảnh: Đông Anh
Cơ quan điều tra đã phân công những cán bộ có kinh nghiệm, bản lĩnh xác minh làm việc với 2 đối tượng này để xác định có liên quan tới vụ án không? Quá trình làm việc, Cơ quan điều tra thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, không phải chỉ dựa vào dấu vân tay. Trên những chứng cứ cụ thể, Cơ quan điều tra đã loại 2 đối tượng này ra khỏi diện tình nghi.
Về việc tại sao hồ sơ có lời khai của Nguyễn Huy Sol: Sau khi loại đối tượng ra khỏi diện tình nghi, Nguyễn Huy Sol có cung cấp được một số nội dung giá trị cho vụ án nên Cơ quan điều tra đã lấy làm lời khai. Còn Nguyễn Văn Nghị, tổng hợp những lời khai không có tình tiết gì nên được đưa vào hồ sơ AK của Bộ Công an, đây là tài liệu mật” (hết trích).
Ngoài ra, tại clip đăng trên báo Công Lý, ra ngày 7/5/2020 (http://tv.congly.vn/vu-an-ho-duy-hai-vi-sao-khong-thu-duoc-dau-van-tay-cua-hai-tai-hien-truong-d6200.html? ) cũng phát hình phiên giám đốc thẩm, thể hiện cuộc chất vấn giữa Hội đồng thẩm phán – TAND tối cao với đại diện Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Long An, cái tên Nguyễn Văn Nghị được nhắc đi nhắc lại rất rõ. Còn cái tên Nguyễn Hữu Nghị không hề được nhắc.
Không chỉ đại diện Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Long An, mà đại diện của các cơ quan luật pháp khác như Viện KSND tối cao, TAND tối cao… đều nhắc duy nhất cái tên Nguyễn Văn Nghị liên quan trong vụ án.
Video đang HOT
Trang 19 và 21 của Quyết định số 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 về Kết quả phiên giám đốc thẩm xét xử Vụ án Hồ Duy Hải, do Hội đồng thẩm phán – TAND tối cao – ban hành, cũng ghi rất rõ tên Nguyễn Văn Nghị liên quan trong vụ án, không hề nhắc tên Nguyễn Hữu Nghị. Ảnh: T.L
Điều này khá khó hiểu khi mà theo tài liệu Dân Việt có được, ngày 14/6/2016, Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Long An từng có văn bản số 245/TB-CQCSĐT trả lời nghi vấn và đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Loan (mẹ Hồ Duy Hải) về đối tượng Nguyễn Văn Nghị.
Theo đó, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Long An khẳng định, qua quá trình điều tra không ai tên Nguyễn Văn Nghị như trong đơn tố cáo của bà Loan. Đơn vị này chỉ triệu tập làm việc với Nguyễn Hữu Nghị, chính vì thế không có cơ sở để giải quyết đơn tố cáo.
Tuy nhiên, ngay tại văn bản thông báo này, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Long An – cũng không thông tin cụ thể về người có tên Nguyễn Hữu Nghị.
Với sự bất nhất, không rõ ràng trong phát ngôn; thiết nghĩ Công an tỉnh Long An nên có câu trả lời chính thức cho dư luận được biết rằng, đối tượng từng liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải là Nguyễn Văn Nghị ( sinh 1979, trú xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) hay là Nguyễn Hữu Nghị (sinh 1984, trú xa An Vinh Ngai, TP.Tân An, tỉnh Long An).
Chiều nay (19/5), sau nhiều lần liên lạc, PV Dân Việt đã kết nối được với đại tá Phạm Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An. Tuy nhiên, ông Tâm từ chối trả lời các câu hỏi qua điện thoại của phóng viên và chỉ nói ngắn gọn: Chiều thứ 6 tuần này (22/5), Công an tỉnh Long An sẽ tổ chức họp báo thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có cả thông tin xung quanh đến đối tượng Nguyễn Văn Nghị (hay Nguyễn Hữu Nghị).
Ông Chấn "án oan": Tôi thường xuyên theo dõi tin tức vụ Hồ Duy Hải
Ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) hay còn được gọi là ông Chấn "án oan" những ngày qua thường xuyên theo dõi vụ Hồ Duy Hải.
Chúng tôi về thôn Me thăm ông Chấn ngay sau khi Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có Quyết định Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.
Trên đường đi, liên lạc qua điện thoại, ông Nguyễn Thanh Chấn đã hỏi: "Vụ Hồ Duy Hải rồi sau này sẽ như thế nào nhỉ?".
Ông Chấn lật lại hồ sơ vụ án của mình và nêu quan điểm về vụ án Hồ Duy Hải. Ảnh: Thanh Hải.
7 năm sau khi được giải oan, ông Chấn nhìn cứng cáp hơn so với khi mới về nhà. Nhưng người đàn ông này vẫn không đi được xe máy, mà lọc cọc chiếc xe đạp đi quanh làng.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được coi là một trong những trường hợp chịu án oan đặc biệt nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
Hồ sơ kết tội ông Chấn gần như kín kẽ, thậm chí bị cáo này còn được tập đi tập lại việc dựng hiện trường vụ án mạng - việc mà ông không hề làm.
Ở cả phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn đều kêu oan, không nhận tội nhưng lời kêu khi đó đều bị bỏ qua.
Ngày 4/11/2013, sau 10 năm ngồi tù oan, ông Chấn mới được trả tự do khi cơ quan chức năng tìm được hung thủ thực sự và vận động đối tượng ra đầu thú.
Gặp lại chúng tôi, ông Chấn thông báo tin buồn: "Ông Biền luật sư vừa mất rồi chú ạ!".
Ngôi nhà của ông Chấn xây dựng năm 2018 đến nay chưa có điều kiện để sơn. Ảnh: Thanh Hải.
Người mà ông Chấn nhắc đến là luật sư Nguyễn Đức Biền - người đã bào chữa cho ông Chấn "án oan" trong cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm.
Ông Chấn cho hay, luật sư Biền là một trong những người đầu tiên tin rằng vụ án có nhiều uẩn khúc, chứng cứ buộc tội không thuyết phục. Tại phiên xử, luật sư Biền cũng đã bào chữa cho ông Nguyễn Thanh Chấn theo hướng vô tội.
"Trước Tết tôi cũng gọi điện hỏi thăm ông Biền, bản thân tôi vẫn rất biết ơn vị luật sư này. Sau đó, dính đợt cách ly do dịch Covid-19 chưa lên thăm ông được. Giờ nhận được tin ông Biền đã mất" - ông Chấn nói.
Trở lại cuộc sống hàng ngày, năm 2018 gia đình ông Chấn đã hoàn thành ngôi nhà 2 tầng. Người đàn ông này cũng được dự 2 đám cưới của các con gái.
Cô chị cả lấy chồng ở huyện Yên Thế (Bắc Giang), cô thứ ba lấy chồng cùng làng. Gia cảnh nhà các con ông Chấn đều làm nông. Còn cậu út, hiện giờ đang làm việc trong khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
Nhà còn 6 sào lúa, nhưng sức khỏe của vợ chồng ông Chấn giờ đều không thể làm nông được nữa.
Ông Chấn chăm những khóm hoa trước nhà. Ảnh: Thanh Hải.
Bà Chiến vợ ông Chấn cuối năm 2017 bị bạo bệnh, "tưởng đi rồi" - ông Chấn nhớ lại. Còn bản thân ông, di chứng 10 năm tù oan đang ngày rõ rệt hơn, cánh tay phải thường bị run nhưng gia đình chưa dám quyết đi mổ bởi nếu biến chứng có thể bị liệt.
"Gia đình vẫn túc tắc bán hàng tạp hóa ở đầu làng" - ông Chấn nói về nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình hiện nay.
Cũng may, sau khi ông Chấn được giải oan, người làng không còn kỳ thị gia đình ông như hồi bà Phạm Thị Vì - mẹ ông Chấn ngồi bán hàng ở đầu làng. Ngày đó, mỗi ngày bán hàng, bà Vì phải chịu đựng sự sỉ vả, ghẻ lạnh của biết bao người vì "có con trai giết người".
Phía sau nhà, gia đình ông Chấn thả nuôi gà, vịt. Ảnh: Thanh Hải.
Trong câu chuyện, ông Chấn chủ động nhắc đến vụ án Hồ Duy Hải đang thu hút sự chú ý của dư luận thời gian qua. "Hồ sơ sơ hở thế mà vẫn không điều tra lại nhỉ" - người đàn ông từng bị ép phải nhận tội mình không làm nói.
Ông Chấn vừa theo dõi vụ việc dưới góc nhìn của người dân, vừa là một người bị ảnh hưởng bởi những kết luận điều tra sai sót.
"Tôi không đủ cơ sở để biết Hồ Duy Hải oan hay không, nhưng kết luận điều tra nhiều mâu thuẫn quá, khó thuyết phục" - ông Chấn nhận xét.
Bà Chiến - vợ ông Chấn nói thêm vào: "Ngày nào ông Chấn cũng xem tin về vụ việc Hồ Duy Hải các chú ạ".
Tiếp lời, ông Nguyễn Thanh Chấn nhắc lại hồi trước cơ quan điều tra đã làm những việc gì để một người vô tội như ông phải ký lời khai nhận tội, phải tập dựng hiện trường như thế nào.
"Tôi nghĩ vụ Hồ Duy Hải chưa dừng ngay ở đây được đâu" - ông Chấn nói.
Bác kháng nghị giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Phó Chánh án Tòa Tối cao lên tiếng Phó Chánh án TAND Tối cao cho rằng, hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận thấy những vi phạm tố tụng không làm thay đổi bản chất của vụ án nên không hủy bản án. Liên quan đến những ý kiến, thắc mắc quanh phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải, sáng 12/5,...