Vụ án đánh bạc nghìn tỷ: Đau cũng phải làm đến cùng!
Ông Đoàn Minh Hương, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Phú Thọ cho biết: Vụ án đánh bạc nghìn tỷ dù có áp lực nhưng phải làm đến cùng.
Ngày mai (12/11), Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ tiến hành xét xử sơ phẩm vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng liên quan đến cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh. Trong lịch sử tố tụng của TAND tỉnh Phú Thọ thì đây là vụ án có số bị cáo bị đưa ra xét xử lớn nhất, hơn 92 bị cáo.
Phóng viên VOV.VN trao đổi với ông Đoàn Minh Hương, Viện trưởng Viện Kiếm sát tỉnh Phú Thọ về vụ án này.
Ông Đoàn Minh Hương, Viện trưởng Viện Kiếm sát tỉnh Phú Thọ.
PV: Thưa ông, ngày mai phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo chính thức bắt đầu. Đây là vụ án lớn được dư luận đặc biệt quan tâm. Ông có thể chia sẻ những khó khăn, những điểm đặc biệt của vụ án khi liên quan đến chính lực lượng phòng chống tội phạm?
Ông Đoàn Minh Hương:Một trong những khó khăn lớn là chuyển hóa chứng cứ. Đây là loại tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao. Các đối tượng phạm tội đều có trình độ nhất định. Nhất là một số bị cáo lại làm trong cơ quan bảo vệ pháp luật, có trình độ trong việc xóa dấu vết và che dấu tội phạm. Nhưng với sự giúp đỡ chỉ đạo quyết liệt của cả lãnh đạo Bộ Công an và Viện Kiểm sát tối cao, đặc biệt là sự hỗ trợ của các đội nghiệp vụ Bộ Công an và công an Phú Thọ, Viện Kiểm sát tỉnh đã hoàn thành tốt toàn bộ tiền trình giải quyết vụ án ở giai đoạn I.
Chứng cứ, vật chất chúng tôi thu đầy đủ, tài khoản qua ngân hàng, các thông số cá nhân. Hầu như khi bị bắt không bị can nào chối tội. Qua đây, cho thấy Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát phối hợp với nhau rất chặt chẽ.
Kết hợp với quá trình điều tra mình sử dụng công nghệ hiện đại, sự phối hợp của các ngân hàng, cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ thông tin nhất là Bộ phận nghiệp vụ của Bộ Công an hỗ trợ rất tốt để rút toàn bộ chứng cứ, vật chất trong quá trình đấu tranh luận tội các bị can.
Video đang HOT
PV: Trong vụ án này, có không ít áp lực khi phải điều tra chính đồng đội của mình. Tuy nhiên, trong bản cáo trạng việc luận tội rất rõ ràng. Nó thể hiện việc không có vùng cấm, vùng riêng. Ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?
Ông Đoàn Minh Hương: Tất nhiên cũng có áp lực. Bởi, trước đây họ là đồng chí đồng đội, thậm chí là cấp trên của mình. Nhưng khi họ đã vi phạm pháp luật mà mình là người đại diện cho pháp luật thì lúc này chỉ biết động viên mình và anh em phải làm đến cùng.
Anh em nhận nhiệm vụ cũng làm quyết liệt lắm. Nhiều anh em đi suốt đêm. Hơn 100 điều tra viên được huy động đi hơn 24 tỉnh thành và trên dưới 1000 lượt đi lại, rất tốn kém và vất vả. Trong đó nhiều anh em phải tự bỏ tiền túi của mình ra để điều tra. Khó khăn, vất vả nhưng chúng tôi vẫn động viên nhau đấu tranh chuyên án đến cùng và không có vùng cấm.
Đây là chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ giao cho Thứ trưởng Lê Quý Vương. Thứ trưởng Vương cũng trực tiếp về Phú Thọ chỉ đạo anh em làm với phương châm “Đau cũng phải làm”.
PV: Được biết, đây là loại tội phạm mới và sử dụng công nghệ cao. Trong quá trình đấu tranh có những khó khăn nào, thưa ông?
Ông Đoàn Minh Hương: Tội phạm đánh bạc không phải là tội phạm mới, nhưng phương pháp và thủ đoạn sử dụng công nghệ cao thì đây là loại tội phạm mới. Với thủ đoạn này, anh em lực lượng điều tra ở địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an nên chúng tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ.
Lúc bắt đối tượng Nguyễn Văn Dương, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động tạo mọi điều kiện để anh em bắt và khám xét ngay trong đêm. Từ 10h30 đến 4h sáng chúng tôi tiến hành xong, thu giữ toàn bộ thiết bị, công cụ dùng để đánh bạc. Hơn 100 ổ cứng hiện nay vẫn được giữ ở Phú Thọ.
Hàng chục cảnh sát cơ động đã hỗ trợ cho cơ quan tố tụng Phú Thọ thực hiện khám xét, bắt giữ. Qua đó, triệt phá thành công vụ án này, không có vùng cấm.
PV: Khi bắt giữ các đối tượng, các ông có nghĩ vụ án này lớn thế này? Ông có thể cho biết quá trình tiếp theo của vụ án?
Ông Đoàn Minh Hương: Ban đầu chúng tôi không nghĩ là nó lớn như thế. Sau này chúng tôi mới chứng minh được hơn 42 triệu tài khoản đánh bạc. Trong khi đó, giai đoạn 1 mới chứng minh được hơn 5000, có danh tính, giai đoạn 2 lên 42 triệu tài khoản tham gia đánh bạc. Trong đó, các đối tượng này đều thỏa mãn dấu hiệu định tội từ 5 triệu đồng trở lên, thành phần đủ cả.
Giai đoạn 2, Ban Chỉ đạo Trung ương đang chỉ đọa quyết tâm làm tiếp.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Theo Nguyễn Hiền-Trọng Phú/VOV.VN
Xử vụ đánh bạc nghìn tỷ: Dẫn giải 85 bị cáo tại ngoại đến tòa như thế nào?
Trong số 92 bị cáo trong vụ án "đánh bạc nghìn tỷ" bị đưa ra xét xử vào ngày 12/11, có 85 bị cáo đang được tại ngoại, do địa phương quản lý. TAND tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và đã có phương án cụ thể để dẫn giải 85 bị cáo này đến tòa đầy đủ.
Ngày mai 12/11, TAND tỉnh Phú Thọ sẽ đưa vụ án "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" ra xét xử sơ thẩm.
Phòng xét xử vụ án "đánh bạc nghìn tỷ" rộng gần 1.000m2.
Vụ án trên có 92 bị cáo, trong đó có 85 bị cáo đang được tại ngoại và do địa phương quản lý. Theo ông Vũ Anh Tuấn - Phó Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ, 85 bị cáo tại ngoại phân bố ở hầu khắp các tỉnh trên cả nước nên việc triệu tập các bị cáo này có phần khó khăn. Tuy nhiên, TAND tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và đã có phương án cụ thể cho việc dẫn giải 85 bị cáo này.
"Chúng tôi đã tống đạt giấy triệu tập trực tiếp cho 85 bị cáo đang tại ngoại. TAND tỉnh Phú Thọ đã có phương án phối hợp với các lực lượng chức năng để tiến hành dẫn giải các bị cáo này đến tòa" - ông Tuấn nói.
Cũng liên quan đến nội dung trên, Đại tá Phùng Đức Quang - Phó giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cho biết: Việc dẫn giải 85 bị cáo tại ngoại sẽ gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo các bị cáo có mặt đầy đủ tại phiên tòa tới đây, Công an tỉnh Phú Thọ đã có những báo cáo cụ thể lên Bộ Công an, cũng như phối hợp với các lực lượng chức năng ở nơi các bị cáo đang sinh sống để có biện pháp "cưỡng chế" nếu như bị cáo cố tình vắng mặt trong quá trình diễn ra phiên tòa.
Trước đó, theo bản kết luận điều tra số 829/ANĐT ngày 18/7/2018 của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ về vụ án trên, bị can Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch HĐQT VTC online), Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao, tổ chức 25 "đại lý cấp 1", gần 6.000 "đại lý cấp 2" với gần 43 triệu tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài RikVip/Tip.Club, thu lời bất chính trên 9.800 tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Từ trái qua phải: Bị can Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Thanh Hóa.
Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50 - Bộ Công an) bị cáo buộc "bảo kê" cho đường dây đánh bạc nói trên do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cầm đầu.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Phú Thọ, bị can Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm a khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017. Bị can Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam bị truy tố về tội "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền".
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Con đường "nhúng chàm" của ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa Cả cuộc đời cống hiến, với nhiều thành tích trong phá án, chống tiêu cực nhưng trước cám dỗ của đồng tiền, cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an và ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50 -...