Vụ án chạy thận: Có dấu hiệu chỉnh sửa chứng cứ buộc tội bác sĩ Lương
“Trong quá trình tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định dùng bút lục 3074 kết tội bị cáo Hoàng Công Lương. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, các luật sư phát hiện chứng cứ có dấu hiệu chỉnh sửa”, luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều nói.
Ngày 24/1, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vô ý làm chết người” xảy ra tại BV Đa khoa Hòa Bình ngày 19/5/2017, bước vào ngày thứ 10. Phiên tòa hôm nay tiếp tục phần tranh tụng.
Tại phiên tòa, luật sư Nguyễn Thị Thuý Kiều, người bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương cho biết, trong quá trình tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định dùng bút lục 3074 kết tội bị cáo Hoàng Công Lương. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, đã phát hiện chứng cứ có dấu hiệu chỉnh sửa.
Theo luật sư Kiều, trong bút lục 3074 có 4 điểm buộc tội đã bị sửa chữa. Cụ thể, dòng ghi ngày, tháng, năm có dấu hiệu chỉnh sửa từ “ngày 20 tháng 04 năm 2016″ thành “ngày 20 tháng 04 năm 2017″. Chi tiết “hệ thống nước RO số 1″ bị sửa thành “hệ thống nước RO số 2″. Dòng ghi nguyên nhân hỏng của thiết bị bán tắc màng Ro và “van 05″, đã bị sửa thành “van 03″.
Trong mục kết luận, nội dung “Tẩy rửa màng RO và các đường ống của hệ thống thay 5 van nước, bộ đèn UV, khởi động từ, bảo dưỡng và thay thế” bị sửa thành: “Tẩy rửa màng RO và các đường ống của hệ thống thay 3 van nước, bộ đèn UV, khởi động từ, bảo dưỡng và thay thế”.
Tài liệu buộc tội bị cáo Lương có dấu hiệu bị chỉnh sửa
Trong biên bản này dòng ghi số máy “09 – 1234820 – 02″ là số máy của hệ thống lọc nước RO số 1 chứ không phải hệ thống lọc nước RO số 2 của BV Đa khoa Hòa Bình.
“Việc sửa chữa rất nhiều nội dung trong đó, tôi nghi ngờ đây là việc sửa chữa năm 2016 thành 2017, điền thêm seri máy. Chứng cứ không đảm bảo tính khách quan, chân thực để buộc tội thân chủ của mình bởi “bút lục đầy vết sửa chữa bằng mắt thường thấy độ trung thực là không có”, luật sư Kiều nói.
Đối đáp lại, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, tại phiên tòa, bị cáo Quốc và bị cáo Lương đều xác nhận ngày 28/5 là hệ thống được đưa vào sử dụng. Do vậy, nội dung này không làm thay đổi bản chất đối với những bị cáo buộc tội. Trong ngày hôm nay chỉ là dấu hiệu phát sinh ra những hành vi khác hợp thức hóa giấy tờ, tài liệu. Theo Viện Kiểm sát, nội dung luật sư đưa ra không làm thay đổi bản chất đối với những bị cáo bị buộc tội nên không đồng ý với quan điểm trả hồ sơ bổ sung.
Phiên tòa xét xử vụ án chạy thận
Viện Kiểm sát cũng cho rằng, có đủ căn cứ để truy tố bị cáo Lương “Tội Vô ý làm chết người”, bởi chủ thể của tội này là người có hành vi vô ý gây thiệt hại về tính mạng cho người khác.
Viện Kiểm sát cho rằng, trước khi ra y lệnh, bác sĩ Lương đã biết nguồn nước bị can thiệp mà không kiểm tra, bởi vậy đây là “hành vi nguy hiểm”. VKS xác định bác sĩ Lương trực tiếp ký đề xuất sửa chữa, tẩy rửa màng RO nên bị cáo biết rõ nội dung sửa chữa ngày 28/5/2017.
Phía VKS khẳng định không cáo buộc bị cáo Lương phải chịu trách nhiệm nguồn nước, phải trực tiếp kiểm tra chất lượng nguồn nước mà cáo buộc bị cáo với vai trò là bác sĩ điều trị, bị cáo Lương phải xác minh lại thông tin về nguồn nước để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, trong ngày xảy ra sự cố, bị cáo Lương không xác minh lại thông tin từ người sửa chữa mà chỉ nghe thông tin từ một điều dưỡng không được giao trách nhiệm mà đã ra y lệnh. Với vai trò là bác sĩ phụ trách chuyên môn điều trị và với lương tâm của bác sĩ điều trị, bị cáo Lương buộc phải biết nguồn nước có đảm bảo an toàn hay không trước khi chạy thận.
Video đang HOT
Đối với việc 3 lần thay đổi tội danh của bị cáo Lương, cơ quan tố tụng nhận thấy có những tình tiết mới trong quá trình điều tra nên thay đổi tội danh cho phù hợp với hành vi.
Như Ngọc
Theo phunuvietnam
Xét xử vụ chạy thận: Đại diện Thiên Sơn tranh luận nảy lửa với Chủ tọa
Phiên tòa xét xử vụ án hình sự liên quan đến sự cố y khoa trong chạy thận đang được TAND TP Hòa Bình xét xử công "nóng" hơn khi HĐXX đặt ra hàng loạt câu hỏi đối với đại diện của CTCP Dược phẩm Thiên Sơn vào chiều 17/01.
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương là người đại diện của CTCP Dược phẩm Thiên Sơn (Công ty Thiên Sơn) tại phiên tòa (bà Hương cũng là luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn -Giám đốc Công ty Thiên Sơn).
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương trả lời HĐXX chiều 17/01.
"Nếu nói Thiên Sơn bán thầu thì cả nước này bán thầu!"
Với tư cách là người đại diện cho Công ty Thiên Sơn, luật sư Đinh Hương trả lời HĐXX những vấn đề liên quan đến việc cho thuê máy chạy thận, Hợp đồng số 315 (HĐ 315) giữa Công ty Thiên Sơn với BVĐK tỉnh Hòa Bình và Hợp đồng số 05 (HĐ 05) giữa Công ty Thiên Sơn và Công ty Trâm Anh về việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO số 2 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình (hai hợp đồng không khác nhau về nội dung yêu cầu công việc, chỉ khác nhau về mức giá).
Bà Hương khẳng định, ngày 28/5/2017, Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty Trâm Anh) lên BVĐK tỉnh Hòa Bình để thực hiện việc sửa chữa hệ thống RO số 2 là để thực hiện HĐ 05 ký giữa Công ty Thiên Sơn và Công ty Trâm Anh.
Trình bày rõ về nội dung HĐ 05, luật sư Đinh Hương cho biết, mục đích của Công ty Thiên Sơn mời Công ty Trâm Anh tham gia thực hiện hợp đồng đối với BVĐK tỉnh Hòa Bình. Chính vì vậy, việc Quốc lên khảo sát là để sau này Công ty Thiên Sơn có ký hợp đồng sửa chữa tại BVĐK tỉnh Hòa Bình sẽ có cơ sở để đối chiếu những yêu cầu của Bệnh viện với thực tế người sẽ làm với Công ty Thiên Sơn. Chính vì vậy, sau này Quốc gửi báo giá trao đổi nhiều lần với Công ty Thiên Sơn, báo giá để làm căn cứ thực hiện HĐ 05 có trước báo giá của Thiên Sơn gửi cho BVĐK Hòa Bình.
HĐXX hỏi luật sư Đinh Hương về việc Công ty Thiên Sơn có thông báo cho BVĐK tỉnh Hòa Bình về HĐ số 05 hay không, bà Hương trả lời: "Công ty Thiên Sơn là một doanh nghiệp, không có trách nhiệm phải báo cho đối tác của mình".
Bị cáo Đỗ Anh Tuấn (áo trắng đeo kính), Giám đốc CTCP Dược phẩm Thiên Sơn.
HĐ 315 giữa Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình được ký kết căn cứ trên cơ sở Luật Đấu thầu. Tại Điều 89 của Luật này quy định cấm hành vi bán thầu. Tuy nhiên, Chủ tọa Nghiêm Hoài Anh cho rằng Tòa chưa quy kết việc Thiên Sơn ký HĐ 315 với bệnh viện, sau đó lại ký tiếp HĐ 05 với Công ty Trâm Anh có phải là hành vi "bán thầu" hay không.
Theo quan điểm của bà Hương, không thể quy kết hành vi "bán thầu", vì trong Hợp đồng 315 có 3 phần việc: Cung cấp vật tư; cung cấp dịch vụ; và thu chi hộ, tức là một dịch vụ của đơn vị khác cung cấp.
"Một doanh nghiệp kinh doanh một mặt hàng, đương nhiên doanh nghiệp đấy có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Ví dụ như cái micro này, nếu cứ phải là sản xuất ra micro tôi mới được bán thì cả nước bán thầu. Quan điểm của tôi là Công ty Thiên Sơn không bán thầu mà ký hợp đồng với Công ty Trâm Anh để đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện Hợp đồng 315", luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương nói.
Bà Hương khẳng định: Công ty Thiên Sơn không giao cho bị cáo Quốc Hợp đồng 315, bị cáo Quốc thực hiện Hợp đồng 05 với Công ty Thiên Sơn, nội dung công việc được thể hiện theo Hợp đồng 05 và theo báo giá giữa hai bên.
Màn tranh luận "nảy lửa" giữa luật sư và Chủ tọa phiên tòa
Công ty Thiên Sơn ký 4 hợp đồng cho thuê máy chạy thận với BVĐK tỉnh Hòa Bình. Trong 4 hợp đồng này, có 13 máy chạy thận để BVĐK tỉnh Hòa Bình thuê, hiện nay Công ty Thiên Sơn chỉ còn 02 hợp đồng cho thuê máy chạy thận với 5 máy sở hữu của Công ty Thiên Sơn.
Luật sư tranh luận: "Đề nghị HĐXX không sử dụng cụm từ "liên danh liên kết" ở đây. Bởi vì hợp đồng ban đầu (Hợp đồng số 64) có tên "liên danh liên kết" đã được thanh lý vào ngày 11/5/2015. Hợp đồng ký kết giữa hai pháp nhân đã được thanh lý rồi thì không còn phát sinh bất cứ một quyền và nghĩa vụ gì, nhưng hiện nay tôi thấy HĐXX đang làm bất lợi cho Công ty Thiên Sơn ở chỗ sử dụng một hợp đồng không còn hiệu lực pháp luật để quy kết cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn. Tôi phản đối và đề nghị HĐXX không sử dụng những từ ngữ mang tính quy kết như thế".
Bị cáo Trương Quý Dương, cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình rời tòa vào cuối giờ chiều 17/01.
Trên thực tế chỉ có 01 hợp đồng ban đầu có tên "Hợp đồng liên danh liên kết", 02 hợp đồng còn hiệu lực hiện nay lần lượt về việc "đặt trang thiết bị máy chạy thận" và "đặt trang thiết bị máy chạy thận nhân tạo". Cả hai hợp đồng này không có cụm từ "liên danh liên kết" và không có nội dung yêu cầu cử kỹ thuật viên có mặt tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Bà Hương giải thích "Hợp đồng đặt máy" có nghĩa là Công ty Thiên Sơn cho BVĐK tỉnh Hòa Bình thuê máy chạy thận với hình thức thuê mua. Đây là hình thức giống như mua trả góp, sau một thời hạn nhất định, Thiên Sơn bàn giao máy chạy thận cho bệnh viện sở hữu.
Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định cụ thể ở trong hợp đồng. Trong đó có nội dung "Bên B" (Công ty Thiên Sơn) cử kỹ sư huấn luyện, vận hành và sửa máy căn bản cho kỹ sư của "Bên A" (bệnh viện).
"Nghĩa là trong thời gian máy chạy thận vẫn thuộc sở hữu của Công ty Thiên Sơn thì bất cứ một hỏng hóc gì và có sự cố gì của máy thì BVĐK tỉnh Hòa Bình phải gọi Công ty Thiên Sơn lên sửa chữa. Không có điều khoản nào bắt buộc phải có kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Thiên Sơn phải trực ở bệnh viện. Mọi chi phí phát sinh về vấn đề sửa máy do Công ty Thiên Sơn chịu".
Trong 3 hệ thống RO tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, hệ thống RO số 2 là do Thiên Sơn trúng thầu năm 2010. Tại gói thầu đó, BVĐK tỉnh Hòa Bình đã mời một đơn vị tư vấn giám sát, Thiên Sơn là nhà cung cấp thiết bị. Gói thầu này được thanh lý ngày 18/11/2011 và Công ty không còn trách nhiệm bảo hành.
Trong khi đó, máy chạy thận không liên quan đến bất cứ một thành phần nào khác, trong đó có hệ thống RO. Việc trang bị vật tư hoặc điều kiện để máy chạy thận vận hành được là do BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Theo bà Hương, BVĐK tỉnh Hòa Bình là bệnh viện công, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Công ty Thiên Sơn là một doanh nghiệp kinh doanh, 100% vốn tư nhân, hoạt động kinh doanh để sinh lợi nhuận, phục vụ lợi ích của công ty, không phục vụ lợi ích của BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (bên phải) rời Tòa cuối giờ chiều 17/01.
Tiếp tục đặt câu hỏi về việc thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO, HĐXX đặt câu hỏi với bà Hương:
HĐXX: Khi bị cáo Quốc lên sửa chữa hệ thống RO ngày 28/5/2017, Công ty Thiên Sơn có cảnh báo gì với Quốc không?
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương: Công ty Trâm Anh có đầy đủ năng lực và Quốc là người có kinh nghiệm để thực hiện việc này, nên Công ty Thiên Sơn không có nghĩa vụ phải nhắc nhở đối tác của mình phải làm việc. Thậm chí, Quốc còn có kinh nghiệm và khả năng tốt hơn để làm việc này.
HĐXX: Công ty Thiên Sơn có yêu cầu Quốc phải sử dụng các loại hóa chất gì hay không?
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương: Công ty Thiên Sơn không yêu cầu Quốc sử dụng cái gì để sục rửa mà chỉ nghiệm thu bằng kết quả công việc của hợp đồng. Có nghĩa là Quốc phải làm đầy đủ nội dung theo thỏa thuận với Công ty Thiên Sơn, phải chịu trách nhiệm với Công ty Thiên Sơn về việc thực hiện nội dung hợp đồng. Khi làm xong nếu thấy Quốc đã thực hiện đầy đủ đúng quy định của hợp đồng thì Công ty Thiên Sơn mới nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.
HĐXX: Trong quá trình Quốc thực hiện công việc, công ty Thiên Sơn có nghĩa vụ cử người giám sát hay không và sau đó có kiểm tra giám sát Quốc không?
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương: Công ty Thiên Sơn kiểm tra Quốc bằng kết quả công việc. Từ thời điểm Quốc đến bệnh viện làm việc cho đến khi Công ty Thiên Sơn nhận thông tin xảy ra sự cố, Quốc chưa có bất kỳ thông báo gì về việc đã thực hiện công việc đến đâu, và Công ty Thiên Sơn tin là Quốc chưa thực hiện xong công việc.
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty Trâm Anh.
HĐXX: Các bác sỹ có khai tại phiên tòa là nếu dừng hệ thống RO thì có thể tạo mảng bám, phát sinh vi khuẩn gây nguy hiểm cho việc chạy thận, quan điểm của bà như thế nào?
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương: Theo tôi biết BVĐK tỉnh Hòa Bình có hai hệ thống RO số 1 và RO số 2 đáp ứng đủ nhu cầu chạy thận cho 19 máy chạy thận. Nếu trong trường hợp không thể dùng một hệ thống, như tôi đã được nghe ở các lời khai của các bị cáo, thì BVĐK tỉnh Hòa Bình phải di chuyển bệnh nhân đi chỗ khác để chạy. Nếu vẫn sử dụng cả hai hệ thống khi chưa bàn giao sửa chữa xong thì thảm họa sẽ xảy ra liên tục chứ không phải chỉ xảy ra 1 lần. Cái này là trách nhiệm thuộc về bệnh viện, thuộc về những người thực hiện các nội dung cụ thể của bệnh viện, Công ty Thiên Sơn không có quyền can thiệp và cũng không thể can thiệp.
HĐXX: Quyết định việc dừng hay chạy thì Công ty Thiên Sơn có bao giờ can thiệp vào việc chạy thận của bệnh viện hay không?
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương: Công ty Thiên Sơn chỉ là đối tác của BVĐK tỉnh Hòa Bình, không có thẩm quyền can thiệp vào bất cứ một việc gì liên quan đến BVĐK tỉnh Hòa Bình. Trong lời khai của bị cáo Trương Quý Dương ( nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình - PV) đã thể hiện rõ.
Theo infonet
Ông Trương Quý Dương lý giải gì việc một ngày ký 3 văn bản về sửa chữa RO số 2? Luật sư đã đặt câu hỏi với ông Trương Qúy Dương về việc tại sao ký 3 văn bản gồm: Văn bản phê duyệt hệ thống nước RO, văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng số 315 trong cùng 1 ngày và ông Dương đã có những lý giải xung quanh việc ký các văn bản này....