Vụ ám sát Tổng thống Haiti: Người thuê nhóm biệt kích nêu đích danh chủ mưu
Một công ty an ninh ở Mỹ xác nhận việc đứng ra tuyển nhóm biệt kích Colombia tới dinh thự riêng để bắt giữ cố Tổng thống Jovenel Moise theo hợp đồng, nhưng khi đến nơi ông đã bị ám sát.
Cựu thẩm phán Haiti Windelle Coq-Thelot (Ảnh: Facebook).
Tổng thống Haiti Jovenel Moise bị ám sát tại nhà riêng khoảng hơn 1h sáng ngày 7/7 ở ngoại ô thủ đô Port-au-Prince. Haiti hiện bắt giữa hàng chục nghi phạm, chủ yếu là cựu quân nhân Colombia. Giới chức Haiti nói rằng, công ty an ninh CTU của doanh nhân Venezuela Antonio Intriago tại Miami, Mỹ đã thuê nhóm lính đánh thuê này.
Thông qua luật sư, ông Antonio Intriago hôm 4/8 cho biết, nhóm biệt kích đến dinh thự riêng của Tổng thống Moise hôm 7/7 chỉ là hỗ trợ cảnh sát Haiti thực hiện một lệnh bắt giữ Tổng thống. Lệnh bắt giữ do cựu thẩm phán Haiti Wendelle Coq-Thelot đưa ra.
Theo các luật sư, người đầu tiên liên hệ với ông Intriago là một người Mỹ gốc Haiti có tên Christian Sanon, nghi phạm chính, đang bị giới chức Haiti bắt giữ. Theo thỏa thuận, công ty của ông Intriago sẽ đứng ra tuyển người để bảo vệ các nhà máy điện mặt trời ở một thị trấn của Haiti.
Tuy nhiên, ông Intriago đã rất bất ngờ khi cuối cùng ông nhận được lệnh bắt giữ Tổng thống Moise vì tội danh giết người. Lệnh này được Thẩm phán Jean Roger Noelcius phê duyệt hồi tháng 2. Bà Thelot cũng liên hệ với ông Intriago, giả vờ vẫn đương chức và đề nghị công ty của ông Intriago hỗ trợ bắt giữ Tổng thống Moise.
Nhận thấy sứ mệnh bị thay đổi bất ngờ, công ty của ông CTU đã thông báo với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Hiện FBI cũng như Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về những thông tin trên.
Liên quan đến sự việc xảy ra sáng 7/7, các luật sư của ông Intriago cho biết, khi nhóm biệt kích của họ đến dinh thự riêng của Tổng thống Moise để hỗ trợ cảnh sát bắt giữ, Tổng thống đã chết. Điều này khớp với lời khai của một số nghi phạm đang bị bắt giữ. Một trong các nghi phạm người Mỹ gốc Haiti cho biết, anh ta chỉ là phiên dịch viên và tham gia vào phi vụ sau khi đọc thông tin trên mạng. Người này cũng khẳng định, nhóm biệt kích chỉ đến bắt Tổng thống theo lệnh, nhưng khi đến nơi, ông Moise đã bị ám sát.
“Chúng tôi cho rằng, chính các vệ sĩ của Tổng thống đã phản bội ông ấy”, nhóm luật sư đại diện của ông Intriago bình luận, song không đưa ra giải thích.
Tuyên bố của nhóm luật sư đưa ra cùng với gần 40 trang thư từ riêng và các hợp đồng, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận về lệnh bắt giữ ông Moise.
Giới chức Haiti hiện đã bắt giữ khoảng 40 nghi phạm bị nghi ngờ liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Moise, trong đó có hơn 20 nghi phạm người Colombia. Một số nhân vật trong lực lượng an ninh Haiti cũng bị bắt giữ hoặc thẩm vấn. Sự vắng mặt bất thường của đội cận vệ vào đêm Tổng thống Moise bị đoạt mạng làm dấy lên nghi vấn họ có liên quan đến vụ ám sát. Ngoài ra, cảnh sát Haiti cũng phát lệnh truy nã cựu thẩm phán Windelle Coq-Thelot, nữ nghi phạm duy nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Haiti bắt hàng loạt nghi phạm vụ ám sát tổng thống
Đệ nhất phu nhân Haiti nghi chồng bị giới tài phiệt ám sát
Đệ nhất phu nhân Haiti kể về đêm Tổng thống Moise bị ám sát và nghi ngờ các thế lực giàu có của đất nước đứng sau sự việc.
"Chỉ có đám tài phiệt và hệ thống chính trị ở Haiti mới có thể sát hại chồng tôi", Đệ nhất phu nhân Martine Moise trả lời tờ New York Times hôm 30/7, kể về vụ ám sát nhắm vào chồng bà, Tổng thống Haiti Jovenel Moise.
"Thứ duy nhất mà tôi nhìn thấy khi chúng giết chồng mình là đôi giày của chúng. Sau đó tôi nhắm mắt lại và không còn thấy gì nữa", bà nhớ lại đêm nhóm sát thủ đột nhập vào dinh thự của họ rạng sáng 7/7.
Đệ nhất phu nhân Haiti Martine Moise rơi nước mắt trong tang lễ của chồng ở Cap-Haitien hôm 23/7. Ảnh: AFP.
Trước khi bị ám sát, Tổng thống Moise có quan hệ căng thẳng với các tài phiệt giàu có của đất nước, đặc biệt là gia tộc kiểm soát mạng lưới điện quốc gia. Bà Martine cho rằng người dân Haiti nên nhớ đến chồng mình như một lãnh đạo đã đứng lên chống lại những kẻ giàu có, quyền lực.
"Tôi muốn chúng bị bắt, nếu không chúng sẽ giết lần lượt từng tổng thống mới. Chúng đã làm điều này một lần, thì có thể làm thêm lần nữa", bà nhấn mạnh.
Bà nhớ lại khoảnh khắc thoi thóp nằm trên sàn và nghe thấy tiếng những kẻ đột nhập lục soát căn phòng cùng tập hồ sơ của chồng bà. "Không phải cái này, cũng không phải cái này", Đệ nhất phu nhân cho biết nhóm sát thủ đã nói tiếng Tây Ban Nha trong lúc tìm kiếm thứ chúng cần và cuối cùng nói lớn: "Tìm thấy rồi".
Không chỉ sát hại Tổng thống Moise, nhóm sát thủ cũng nã súng vào Đệ nhất phu nhân, khiến bà bị thương nặng phần cùi chỏ. Tuy nhiên, bà may mắn thoát chết vì sau khi nổ súng, những kẻ tấn công đã rời đi, bỏ mặc bà nằm trên sàn vì nghĩ bà đã chết.
Góa phụ của Tổng thống Haiti cũng chia sẻ bà đang suy nghĩ nghiêm túc về việc tham gia tranh cử. "Chồng tôi, Tổng thống Jovenel, là người có tầm nhìn và người Haiti chúng tôi sẽ không để điều ấy biến mất", bà Martine khẳng định.
Giới chức Haiti cho biết đã xác định 28 nghi phạm, bắt 26, trong đó gồm 18 lính đánh thuê Calombia, liên quan tới kế hoạch ám sát Tổng thống Moise.
Sau cái chết của Tổng thống, Thủ tướng lâm thời Haiti Claude Joseph tuyên bố nắm quyền điều hành đất nước, nhưng đã đồng ý từ chức "vì lợi ích quốc gia" và chuyển giao quyền lực cho Ariel Henry, bác sĩ giải phẫu thần kinh 71 tuổi được Moise bổ nhiệm làm Thủ tướng chỉ hai ngày trước vụ ám sát.
Haiti truy lùng cựu quan chức liên quan vụ ám sát Tổng thống Haiti nghi doanh nhân Venezuela liên quan vụ ám sát tổng thống Vợ con Tổng thống bị ám sát Haiti sang Mỹ
Bạo loạn bùng phát trước đám tang Tổng thống Haiti Các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra gần quê hương của Tổng thống Haiti bị ám sát Jovenel Moise ngay trước tang lễ của ông. Các cuộc biểu tình tại khu Quartier-Morin, gần Trou-du-Nord, quê nhà của Tổng thống Moise, biến thành bạo loạn hôm 21/7, khiến hàng trăm công nhân tháo chạy khỏi nhà máy. Giới chức địa phương đã dựng...