Vụ 5 công an dùng nhục hình: “Có dấu hiệu giết người”
Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, các cơ quan tố tụng ở TP Tuy Hòa đã xác định không đúng khách thể của tội dùng nhục hình nên dẫn tới áp dụng sai điều luật.
- TAND thành phố Tuy Hoà (Phú Yên) vừa đưa 5 cựu công an ra xét xử về tội dùng nhục hình. Luật sư có quan điểm thế nào khi có ý kiến cho rằng tội danh đó có thể chưa phù hợp với các bị cáo?
- Ngày 3/4, TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã tuyên án vụ 5 công an đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (30 tuổi, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên). Tòa xác định trong thời gian canh giữ, bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (30 tuổi, nguyên thiếu úy, trinh sát của Công an TP Tuy Hòa) đã dùng dùi cui cao su đánh vào đầu anh Kiều gây chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong. Bốn bị cáo còn lại đánh anh Kiều trong khoảng thời gian từ 8h – 12h30 ngày 13/5/2012, gây chấn thương phần mềm. Tòa tuyên năm bị cáo phạm tội Dùng nhục hình.
Trước tiên, chúng ta phải làm rõ cấu thành tội Dùng nhục hình để làm căn cứ xử lý hành vi của 5 bị cáo thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật nào trong Bộ luật hình sự.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm – Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư Hà Nội).
Anh Kiều bị chết do chấn thương sọ não, trên người có nhiều chấn thương là do tác động của ngoại lực trong thời gian bị bắt giữ tại trụ sở công an TP Tuy Hòa. Như vậy, khách thể bị xâm hại trong trường hợp này là tính mạng của anh Kiều (đã chết) thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương XXII Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương XII Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự.
Điều 298 Tội dùng hình, các nhà làm luật chỉ áp dụng trong trường hợp hậu quả làm nạn nhân bị thương tích dưới 11% không có hậu quả chết người. Nếu gây hậu quả làm nạn nhân bị thương tích trên 11% hoặc bị tử vong thì sẽ bị xử lý tương ứng về tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người.
Về nguyên tắc, khi các cơ quan tố tụng định tội danh cho bị can thì phải xác định khách thể xâm hại cao nhất. Cụ thể trong vụ án này phải là tính mạng, sức khỏe con người.
Như vậy, về mặt lý luận tội phạm, các cơ quan tố tụng ở TP Tuy Hòa đã xác định không đúng khách thể của tội Dùng nhục hình, dẫn tới áp dụng sai điều luật.
Cho dù 5 bị cáo là công an, là chủ thể đặc biệt (người thi hành công vụ) nhưng sử dụng công cụ, phương tiện trái pháp luật đánh đập nạn nhân và coi thường tính mạng của người khác dẫn đến hậu quả gây thương tích trên 11% hoặc chết người thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với hậu quả gây ra mà không cần thiết phải xem xét đến đối tượng là chủ thể để xử lý. Thực tế, trong thời gian qua, Luật sư đã tham gia bào chữa nhiều vụ án mà tòa án đưa ra xét xử về tội Giết người do các bị cáo là công an đánh nạn nhân bị tử vong tại trụ sở .
Video đang HOT
- Hành vi vi phạm pháp luật của 5 bị cáo không thuộc phạm vi điều chỉnh của tội Dùng nhục hình thì sẽ phạm tội gì?
- Quá trình điều tra đã xác định nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị đánh trong quá trình tạm giữ do 5 bị cáo gây ra thì đó là hành vi không được pháp luật cho phép, thể hiện sự coi thường tính mạng trong khi thi hành nhiệm vụ. Hậu quả chết người xảy ra thì các bị cáo phải chịu trách nhiệm chung về tội Giết người được qui định tại Điều 93 Bộ luật hình sự.
Qua diễn biến tại phiên tòa mà báo chí đưa tin, các bị cáo đều không thừa nhận ai là người trực tiếp đánh nạn nhân gây chấn thương sọ não, nguyên nhân chính dẫn tới nạn nhân bị tử vong. Các bị cáo đều chỉ thừa nhận có đánh vào chân, tay nạn nhân trong quá trình từ khi nạn nhân bị bắt giữ tại trụ sở đến khi bị tử vong.
Theo tôi, tại phiên tòa, các bị cáo khai không biết ai là người trực tiếp đánh nạn nhân vào vùng đầu gây tử vong do chấn thương sọ não thì Hội đồng xét xử có thể tách hành vi người chủ mưu đánh gây chấn thương sọ não nạn nhân và kiến nghị cơ quan điều tra xử lý sau khi có đủ căn cứ. Nhưng với hành vi cùng tác động đánh vào chân, tay nạn nhân dẫn tới tử vong trong thời gian bị bắt giữ thì phải chịu trách nhiệm chung về hậu quả xảy ra với vai trò đồng phạm.
- Sau phiên tòa, gia đình bị hại không đồng tình với phán quyết của TAND TP Tuy Hòa. Họ cần làm gì để có thể bảo vệ quyền lợi theo qui định của pháp luật?
- Nếu đại diện hợp pháp cho người bị hại không đồng tình với tội danh và hình phạt mà cấp sơ thẩm đã quyết định thì theo quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án có quyền kháng cáo lên tòa phúc thẩm TAND tỉnh để xem xét giải quyết vụ án theo trình tự.
Nếu tại phiên tòa cấp phúc thẩm, tòa án xét thấy cấp sơ thẩm áp dụng tội danh của các bị cáo là không đúng qui định của pháp luật thì có quyền hủy bản án để điều tra lại. Mặt khác, gia đình bị hại có thể kiến nghị vụ việc lên các cơ quan tố tụng ở cấp cao hơn như VKSND và TAND tối cao… để xem xét vụ việc theo quy định của pháp luật.
Điều 93: Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Theo Tùy Phong (Zing.vn)
5 CA dùng nhục hình: "Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực"
Ông Lương Quang - Chánh án TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên - đã cho biết như trên khi trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động về vu án 5 công an dung nhuc hinh gây phẫn nộ trong dư luận.
* Phóng viên: Ông nghĩ sao về bản án mà TAND TP Tuy Hòa vừa tuyên vào chiều 3-4?
- Ông Lương Quang: Khi HĐXX tuyên án, gia đình người bị hại có phản ứng, la ó không đồng tình, nhất là phần bồi thường dân sự. Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cũng có vẻ không đồng tình. Dư luận đa chiều, chỗ nói nhẹ, chỗ bảo xử vậy là vừa. Vụ án này hết sức phức tạp, nhạy cảm, cả trung ương cũng rất quan tâm. Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực.
* Mục tiêu của việc xét xử là ra một bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bản án này có đáp ứng được những điều đó không?
- Nghiêm minh không có nghĩa là xử nặng. Nghiêm minh là đúng pháp luật. Quan điểm tội này tội kia giữa viện và tòa, có sự ràng buộc, khống chế nhau, tòa xử trong phạm vi truy tố. Đây là vụ án được dư luận quan tâm, chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn. Trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt (?).
*Vậy theo ông, bản án cua vu an 5 công an dung nhuc hinh gây chân đông này có nghiêm minh?
- Tôi nói rồi, với người này thì cho là nghiêm, người kia cho là vừa, người khác lại nói nhẹ. Về dư luận, tôi thấy vụ này vậy là cũng được chứ không đến nỗi. Thật ra, tại tòa có một vài vấn đề, ví dụ bị cáo Thành khai đánh 2-3 cái mà đầu Ngô Thanh Kiều tới 11 vết thương, vậy những vết thương đó do ai gây ra? Tòa trả hồ sơ rồi mà họ đâu có làm ra. Có những cái cần nói rõ nhưng cũng có những cái không nên nói, nói càng phức tạp, rối rắm, gây ra dư luận không tốt. Cái này mình đã trả rồi mà người ta (VKSND TP Tuy Hòa - PV) không làm thì chỉ xử theo truy tố đó thôi. Ôm rơm nặng bụng.
* TAND TP Tuy Hòa đã từng trả hồ sơ để đề nghị truy tố tội "Cố ý gây thương tích" nhưng vì VKSND không đồng ý nên tòa không xử tội này. Sao không trả hồ sơ nhiều lần như quy định pháp luật để làm rõ tội danh?
- Theo nguyên tắc, nghiên cứu kỹ rồi trả một lần. Trả tối đa 2 lần, cái nào trả rồi người ta không làm thì thôi. VKSND không truy tố thì mình xử theo phạm vi truy tố của VKS, chứ chuyện gì phải căng thẳng. Có nguyên tắc là làm việc mà không hài lòng thì kiến nghị lên cấp trên để xử lý, còn cấp trên nữa mà. Vụ này nhạy cảm, xét xử có nhiều cấp, thời gian xem xét cũng lâu, nếu trả đi trả lại thì bất lợi. Với lại có trả hồ sơ cũng khó điều tra ra. 70 vết thương trên người nạn nhân, nhìn thấy kinh. Cả đám đông đấy mà hỏi ai cũng nói không biết, không nhớ gì hết. Hết sức phức tạp, làm gì được nữa?
Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành là người nhận mức án cao nhất (5 năm tù) trong 5 bị cáo ảnh: Hồng Ánh
* Không làm rõ hết, phải chăng là bỏ lọt tội phạm?
- Bỏ lọt hả? Có cái cũng đành vậy chứ. Ở đây, phải chăng mấy anh nói bỏ lọt ông Hoàn (Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa - PV)? Ông Hoàn có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế, ông này bị xử lý hành chính rồi. Mỗi hành vi vi phạm chỉ xử lý một hình thức thôi chứ. Tôi thấy ông Hoàn bị xử lý hành chính ở mức độ đó (cảnh cáo - PV) không phải là nhẹ, quá sức đau rồi.
* Ông bảo xử lý hình sự và xử lý hành chính phải chọn một, vậy vì sao hình thức xử lý nặng hơn không chọn mà chọn nhẹ hơn? Rõ ràng ông Hoàn có các dấu hiệu vi phạm luật pháp.
- Hỏi mấy ông công an chứ hỏi tôi, sao tôi trả lời? Ít ra muốn khởi tố tại tòa phải kiến nghị thu hồi quyết định kỷ luật hành chính chứ không là vi phạm pháp luật đấy.
Trong bản án đề cập ông Hoàn vi phạm bắt giữ người trái pháp luật và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng VKSND không truy tố nên tòa không xét. HĐXX vẫn có quyền khởi tố tại tòa mà?
- Do anh em cấp dưới, chứ ông Hoàn chỉ phân công, đâu phải việc gì cũng đi kiểm tra. Còn việc khởi tố tại tòa, luật quy định vậy nhưng trên thực tế tôi thấy không khả thi. Lâu nay có chuyện là cho tòa được quyền khởi tố vụ án tại tòa, tòa cũng khởi tố nhiều nhưng chẳng có vụ nào được xử lý cho có kết quả. Ở đây là mình làm cho hết trách nhiệm thôi.
* Vậy theo ông, tòa đã làm hết trách nhiệm chưa?
- Tôi thấy là đã làm hết trách nhiệm. Diễn biến vụ án còn có những việc chưa rõ nhưng trả hồ sơ mà khả năng làm không được nữa thì tôi nghĩ cũng không nên trả làm gì, kéo dài thêm thời gian, gây dư luận không tốt, làm đau khổ người khác. Cuối cùng suy nghĩ thôi, xét xử còn có phúc thẩm...
* Nói vậy chẳng phải cấp sơ thẩm "đá bóng" lên cấp phúc thẩm?
- Cấp nào sai thì kiểm điểm chết chứ. Nhưng giờ họ khai lòng vòng vậy thì làm sao tìm ra.
* Đánh chết người mà chỉ chịu từ án treo đến 5 năm tù. Ông thấy thế nào?
- Vụ này tôi thấy không nhẹ, công an mất bao nhiêu lực lượng đó là quá đau. Tôi thấy đây chỉ là một tai nạn nghề nghiệp. Mấy ông công an này cũng dở, không chừng đến phúc thẩm lại xì ra nữa vì mấy bị cáo so bì nhau sao cùng đánh mà người thì giam, người thì treo, người khung 3, người khung 1.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM): Thiếu công bằng, trái luật Theo tôi, mức án TAND TP Tuy Hòa tuyên đối với các bị cáo không tương xứng với khung hình phạt của điều luật mà VKSND TP Tuy Hòa truy tố và TAND TP Tuy Hòa xét xử; trái Bộ Luật Hình sự và nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Việc truy tố và xét xử 5 cán bộ công an về tội "Dùng nhục hình" không thuyết phục, tội "Giết người" mới chính xác. Bởi lẽ, về mặt khách quan của tội phạm, nếu dùng hung khí tác động vào những bộ phận trọng yếu của nạn nhân như vùng đầu, ngực, bụng..., luật buộc phải biết và phải nhận thức được là nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn thực hiện. Ngoài ra, việc dùng dùi cui đánh nạn nhân phải được xem là dùng hung khí nguy hiểm. Các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa cũng bỏ lọt tội "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật". Bản án TAND TP Tuy Hòa xác định ông Lê Đức Hoàn và các cán bộ công an khác có dấu hiệu phạm tội "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và do VKS không truy tố nên không xét. Nhận định như vậy là thiếu trách nhiệm, không thuyết phục và trái luật. Bởi lẽ, vụ án có đồng phạm và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có trách nhiệm của ông Hoàn và các cán bộ công an khác. Khái niệm "chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự" chỉ dùng trong trường hợp người thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa gây hậu quả hoặc gây hậu quả cho xã hội không lớn. Trong quá trình xét xử, tòa án xét thấy việc VKS không truy tố là bỏ lọt tội phạm thì phải trả điều tra bổ sung, nếu VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố, HĐXX vẫn có thể khởi tố tại tòa nếu có đủ căn cứ xét thấy có tội phạm hoặc người phạm tội hoặc ít ra cũng cần phải yêu cầu VKS khởi tố trong bản án. Tóm lại, bản án này cần bị hủy để điều tra, xét xử lại; các cơ quan tố tụng tỉnh Phú Yên cần rút hồ sơ lên để điều tra, truy tố, xét xử để vụ án được giải quyết khách quan, công bằng, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa): Tòa tự "trói tay" Theo dõi phiên tòa, tôi thấy nếu các yêu cầu điều tra bổ sung được thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật thì các bị cáo và đối tượng khác sẽ bị điều tra, truy tố, xét xử về các tội "Dùng nhục hình", "Cố ý gây thương tích", "Bắt giữ người trái pháp luật", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Vụ án phức tạp và nghiêm trọng này phải do VKSND tỉnh Phú Yên thực hành quyền công tố tại TAND tỉnh Phú Yên mới đảm bảo khách quan, đúng pháp luật. Việc tòa cấp sơ thẩm áp dụng ngay giới hạn xét xử để "trói tay" mình, bỏ qua những tình tiết có thật đã được xét hỏi công khai tại phiên tòa để rồi phán quyết như vậy là chưa làm hết trách nhiệm mà luật tố tụng đã trao quyền cho HĐXX. Tòa án xét xử độc lập, chỉ tuân thủ pháp luật, không chạy theo dư luận nhưng cũng không nên coi thường dư luận và công luận. Một khi phán quyết của tòa án không căn cứ kết quả tranh tụng theo Hiến pháp và pháp luật thì những người tham gia tố tụng và dư luận xã hội phản ứng gay gắt là điều đương nhiên. P.Dũng - H.Ánh
Theo Hồng Ánh (Người Lao Động)
Vụ 5 CA đánh chết nghi can: Hỗn loạn sau khi tòa tuyên án Sau khi TAND thành phố Tuy Hòa tuyên bản ánh dành cho 5 bị cáo công an, phiên tuyên án đã trở nên vô cùng hỗn loạn vì hàng trăm tiếng kêu bất bình, phản đối từ hàng ghế dự khán. Phiên xử này đã kéo dài 4 ngày (từ 26-3 đến ngày 29-3), thu hút sự quan tâm của đông đảo người...