Vụ 4 nữ sinh tử nạn: Kỷ luật hiệu trưởng
Sau vụ tai nạn thương tâm khiến 4 nữ sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Hạ Long – Quảng Ninh) thiệt mạng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã có chỉ thị sẽ kỷ luật hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm để học sinh đi xe máy, mô tô đến trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc vừa có Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường quản lý, ngăn chặn học sinh đi mô tô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo hiệu trưởng các trường học rút kinh nghiệm vụ tai nạn xảy ra ngày 23/4 trên địa bàn TP Hạ Long làm chết 4 học sinh trường PTTH Nguyễn Bình Khiêm.
Các trường THCS, THPT trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong giáo viên, học sinh, nghiêm cấm việc học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe máy, xe đạp điện.
Tình trạng học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.
Đặc biệt, theo chỉ thị của Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, Nếu trường nào còn xảy ra hiện tượng trên thì hiệu trưởng, giáo viên của trường có học sinh vi phạm phải có hình thức kỷ luật thích hợp, đảm bảo giáo dục răn đe với học sinh. Đặc biệt, ngoài việc bị phạt tiền và các hình thức bổ sung (nếu có), cơ quan chức năng sẽ thông báo về gia đình, địa phương nơi cư trú để phối hợp giáo dục.
UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, xử lý, triệt phá các tụ điểm trông giữ xe mô tô, xe máy của học sinh gần khu vực trường học.
Các cơ quan, đoàn thể, đơn vị như: Tỉnh Đoàn Quảng Ninh, Hội phụ huynh…đẩy mạnh tuyên truyền cho thanh niên các trường học không đi học bằng mô tô, xe máy, đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Đối với gia đình không được giao xe mô tô, xe máy cho con em của mình.
Ngoài ra, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng cảnh sát tăng cường kiểm tra thường xuyên, liên tục để xử lý, nhắc nhở các vi phạm học sinh đi học bằng mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy.
Video đang HOT
Nỗi đau còn lại của người thân 4 nữ sinh thiệt mạng sau vụ tai nạn giao thông.
Trước đó, trưa nay 23/4, 4 nữ sinh đèo nhau trên một chiếc xe máy Vespa đến khu vực đoạn tổ 1, khu 5, phường Đại Yên -TP Hạ Long thì bất ngờ bị một chiếc xe tải cán qua.
4 em học sinh thiệt mạng được xác định là em Trương Thị Nga, Lê Thị Huyền Trang, Đào Kiều Trang, Vũ Thị Minh Thư. Các nạn nhân cùng sinh năm 1997, trú tại phường Đại Yên – TP Hạ Long (Quảng Ninh), học lớp 10 B1, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (cơ sở 2). Cả 4 học sinh không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe.
Mặc dù theo cô giáo Nguyễn Thị Khuyên – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Bỉnh , để đảm bảo an toàn cho các em học sinh, từ đầu năm đến nay nhà trường đã 2 lần tổ chức ký cam kết học sinh không đi xe máy đến trường. Trong các tiết sinh hoạt hay chào cờ, nhà trường đều tuyên truyền rất rõ nguy hại có thể xảy ra đối với các học sinh đi xe máy. Cách đây 4 hôm, cả 4 em cùng vừa đến trường ký cam kết lần 2.
Sau vụ tai nạn thương tâm khiến 4 nữ sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Hạ Long – Quảng Ninh) thiệt mạng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã có chỉ thị sẽ kỷ luật hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm để học sinh đi xe máy, mô tô đến trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc vừa có Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường quản lý, ngăn chặn học sinh đi mô tô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo hiệu trưởng các trường học rút kinh nghiệm vụ tai nạn xảy ra ngày 23/4 trên địa bàn TP Hạ Long làm chết 4 học sinh trường PTTH Nguyễn Bình Khiêm.
Các trường THCS, THPT trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong giáo viên, học sinh, nghiêm cấm việc học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe máy, xe đạp điện.
Tình trạng học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.
Đặc biệt, theo chỉ thị của Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, Nếu trường nào còn xảy ra hiện tượng trên thì hiệu trưởng, giáo viên của trường có học sinh vi phạm phải có hình thức kỷ luật thích hợp, đảm bảo giáo dục răn đe với học sinh. Đặc biệt, ngoài việc bị phạt tiền và các hình thức bổ sung (nếu có), cơ quan chức năng sẽ thông báo về gia đình, địa phương nơi cư trú để phối hợp giáo dục.
UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, xử lý, triệt phá các tụ điểm trông giữ xe mô tô, xe máy của học sinh gần khu vực trường học.
Các cơ quan, đoàn thể, đơn vị như: Tỉnh Đoàn Quảng Ninh, Hội phụ huynh…đẩy mạnh tuyên truyền cho thanh niên các trường học không đi học bằng mô tô, xe máy, đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Đối với gia đình không được giao xe mô tô, xe máy cho con em của mình.
Ngoài ra, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng cảnh sát tăng cường kiểm tra thường xuyên, liên tục để xử lý, nhắc nhở các vi phạm học sinh đi học bằng mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy.
Nỗi đau còn lại của người thân 4 nữ sinh thiệt mạng sau vụ tai nạn giao thông.
Trước đó, trưa nay 23/4, 4 nữ sinh đèo nhau trên một chiếc xe máy Vespa đến khu vực đoạn tổ 1, khu 5, phường Đại Yên -TP Hạ Long thì bất ngờ bị một chiếc xe tải cán qua.
4 em học sinh thiệt mạng được xác định là em Trương Thị Nga, Lê Thị Huyền Trang, Đào Kiều Trang, Vũ Thị Minh Thư. Các nạn nhân cùng sinh năm 1997, trú tại phường Đại Yên – TP Hạ Long (Quảng Ninh), học lớp 10 B1, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (cơ sở 2). Cả 4 học sinh không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe.
Mặc dù theo cô giáo Nguyễn Thị Khuyên – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Bỉnh , để đảm bảo an toàn cho các em học sinh, từ đầu năm đến nay nhà trường đã 2 lần tổ chức ký cam kết học sinh không đi xe máy đến trường. Trong các tiết sinh hoạt hay chào cờ, nhà trường đều tuyên truyền rất rõ nguy hại có thể xảy ra đối với các học sinh đi xe máy. Cách đây 4 hôm, cả 4 em cùng vừa đến trường ký cam kết lần 2.
Theo Dantri
Hơn 70% người dân đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng
70% là tai nạn giao thông liên quan đến mô tô, xe máy và có đến 30% chấn thương sọ não dẫn tới tử vong. 72% người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.
Đó là những thông tin Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục CSGT đường bộ và đường sắt - Bộ Công an) chia sẻ trong buổi giao lưu trực tuyến "Vì sao phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn" do Báo điện tử Chất lượng Việt Nam (Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường - Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức.
Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện.
Theo Thượng tá Luyện, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng hơn 30.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm khoảng 11.000 người chết và hơn 38.000 người bị thương. Trong đó, 70% là tai nạn giao thông liên quan đến mô tô, xe máy và có đến 30% chấn thương sọ não dẫn tới tử vong. Vì thế, việc đội mũ bảo hiểm là thực sự cần thiết đối với người đi trên mô tô, xe gắn máy.
Thượng tá Luyện cho hay, Luật Giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ đã quy định người điều khiển, người ngồi trên xe máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Tuy nhiên, thực trạng là nhiều người tham gia giao thông có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn mang tính đối phó. Có tới hơn 70% người tham giao thông đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.
Cũng theo Thượng tá Luyện, hiện chưa có chế tài xử phạt các trường hợp khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp điện đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, do vậy không có lực lượng chức năng nào được xử phạt các trường hợp này.
"Nếu nhân dân phát hiện những tiêu cực trong quá trình bị CSGT xử phạt mũ bảo hiểm thì phản ánh theo đường dây nóng của Cục CSGT đường bộ đường sắt (theo số máy điện thoại 06942608) hoặc gọi về đường dây nóng của Công an các tỉnh, thành phố nơi phát hiện vi phạm", Thượng tá Luyện nói.
Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho biết, mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng phải có cấu tạo đủ ba bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thu xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo. Mũ bảo hiểm phải được chứng nhận hợp quy, phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR và có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Ông Tuấn cho biết, ngày 13/3/2013, đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội đã kiểm tra chất lượng sản phẩm mũ bảo hiểm tại Hợp tác xã Song Long, có trụ sở tại phường Bồ Đề, quận Gia Lâm (Hà Nội).
Sau khi phát hiện vi phạm, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã thực hiện xử lý vi phạm theo quy định, tạm đình chỉ sản xuất và lưu thông đối với 4 mẫu mũ bảo hiểm không đạt và tạm đình chỉ lưu thông đối với các mẫu mũ bảo hiểm đạt chất lượng nhưng chưa chứng nhận và công bố hợp quy, sử dụng giấy chứng nhận hợp quy hết hiệu lực.
Đồng thời, lực lượng chức năng yêu cầu đơn vị này thu hồi sản phẩm mũ bảo hiểm không đạt chất lượng đã đưa ra thị trường... UBND quận Long Biên cũng đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Hợp tác xã Song Long với số tiền là 42 triệu đồng
Theo Dantri
4 nữ sinh bị xe tải cán vừa ký cam kết không đi xe máy tới trường Trước khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm ít ngày, 4 nữ sinh thiệt mạng vừa ký cam kết không đi xe máy đến trường. Cả 4 nữ sinh đều có hạnh kiêm tốt, học lực khá. Hôm nay 24/4, cả 4 nữ sinh thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra tại phường Đại Yên - TP...