Vụ 4 người nhập viện khẩn cấp ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Truy tận gốc!
Cơ sở nấu rượu thủ công tại TP Bà Rịa, mỗi ngày cho ra thành phẩm khoảng 70 lít, nhưng chưa đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.
Ngày 23-12, liên quan đến 4 trường hợp nghi ngộ độc rượu phải cấp cứu, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp Phòng Y tế TP Vũng Tàu và Bà Rịa cùng các đơn vị liên quan truy xuất tận cùng nguồn gốc của số rượu test nhanh dương tính với Methanol.
Phòng Y tế TP Bà Rịa phối hợp cùng nhiều cơ quan khác cũng đã kiểm tra cơ sở sản xuất rượu H.H., tại xã Long Phước, TP Bà Rịa do bà N.T.M.H., làm chủ. Đây là cơ sở cung cấp can rượu mà 4 bệnh nhân đã uống.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh thức ăn gia súc. Theo trình bày của bà H., cơ sở nấu rượu thủ công, một ngày nấu từ 50kg gạo, cho ra thành phẩm 60-70 lít rượu (khoảng 30 độ), gạo mua từ miền Tây hoặc tại địa phương. Men nấu rượu có nhãn hiệu của một cơ sở tại tỉnh Bình Thuận, có số chứng nhận an toàn thực phẩm.
Các bệnh nhân hiện đang được lọc máu tại Bệnh viện Vũng Tàu
Thời điểm kiểm tra, cơ sở đang có 8 bình rượu, mỗi bình 30 lít. Đoàn thực hiện 8 test nhanh Methanol và đều cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, đoàn ghi nhận cơ sở còn một số tồn tại như sản xuất rượu thủ công nhưng chưa đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu; không có giấy đủ điều kiện sản xuất rượu; 2 người trực tiếp sản xuất chưa được khám sức khỏe, chưa xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn mua bán rượu; khu vực sản xuất rượu gần chuồng heo.
Video đang HOT
Đoàn yêu cầu cơ sở dừng kinh doanh, sản xuất rượu. Chủ cơ sở giữ 8 bình rượu và không được phân phối, chờ kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tiếp tục điều tra, xác minh nguồn gốc rượu và thu thập mẫu gửi về Viện Y tế công cộng để kiểm nghiệm các chỉ tiêu nghi ngờ gây ngộ độc. Bệnh viện Vũng Tàu tiếp tục tập trung điều trị cho các bệnh nhân sớm ổn định sức khỏe.
Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã làm việc với chủ quán bánh canh cá lóc, nơi các bệnh nhân uống rượu và các cửa hàng bán rượu liên quan. Kết quả test nhanh cho thấy phát hiện Methanol trong can rượu mà các bệnh nhân uống (vẫn còn khoảng 2,5 lít đựng trong can). Những can rượu khác ở các cửa hàng liên quan, test nhanh đều âm tính.
Như Báo Người Lao Động đưa tin, khoảng 18 giờ ngày 19-12, có 6 người đến ăn tại quán bánh canh cá lóc Q.T. (đường 30-4, phường 11) và uống hết 4 chai rượu (500ml/chai). Chiều 21-12, cả 4 người đều cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, trong đó có một ca diễn tiến co giật ngưng tim, được hồi sức có tim trở lại.
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy có tình trạng toan chuyển hóa nặng, chẩn đoán ban đầu “Theo dõi ngộ độc Methanol”. Lúc 19 giờ cùng ngày, 4 bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục.
Thông tin từ bệnh viện Vũng Tàu, trong số 4 bệnh nhân, thì K.S. (SN 2000) đang hôn mê, tiên lượng nặng. Các bệnh nhân còn lại bệnh ổn, tiếp tục theo dõi. Trước đó, 2/4 người (có bệnh nhân K.S) tự gọi người về truyền nước tại nhà, nhưng đang truyền thì thấy khó thở, riêng K.S. có dấu hiệu sốc, co giật, người cứng.
Ngộ độc ở Thường Tín, methanol cao gấp 40 lần cho phép
Tối 30/7, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả điều tra, giám sát về vụ ngộ độc cồn công nghiệp xảy ra tại đám cưới ở thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín khiến 1 người tử vong, 4 người phải nhập viện điều trị.
Theo đó, loại rượu mà các nạn nhân đã uống có nồng độ methanol quá cao, cao gấp hơn 40 lần ngưỡng cho phép.
Tổ điều tra, giám sát tiến hành lấy 2 mẫu rượu ngâm táo mèo (gồm: 1 mẫu tại gia đình tổ chức đám cưới và 1 mẫu rượu còn lại trong đám cưới được mang về nhà của một người trong nhóm 5 bệnh nhân) gửi cơ quan kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng methanol có trong 2 mẫu rượu nêu trên gấp hơn 40 lần ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, 4 bệnh nhân ngộ độc methanol có nồng độ methanol trong máu từ 51mg/dL đến 188,8mg/dL. Rượu ngâm táo mèo là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc nói trên.
Liên quan đến sự việc trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đề nghị phòng Y tế huyện Thường Tín tham mưu UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan tiêu hủy số lượng rượu còn lại đã được niêm phong theo quy định.
Cùng với đó, các đơn vị, địa phương tăng cường thông tin, truyền thông và hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu.
"Người dân tuyệt đối không sử dụng các loại rượu trôi nổi, không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy phép, không bảo đảm kỹ thuật được bày bán trên thị trường. Đồng thời, cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ", Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội khuyến cáo.
Bác sĩ tại Trung tâm Chống độc khám cho bệnh nhân ngộ độc rượu chứa cồn methanol.
Theo tin Đài Hà Nội đã đưa tin, ngày 23/7, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận 4 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngộ độc methanol (cồn công nghiệp).
Theo bệnh nhân và người nhà, trưa 20/7, các bệnh nhân nói trên đã ăn tiệc cưới tại gia đình bà N.T.H (ở thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín) vào có uống rượu ngâm táo mèo. Loại rượu này được gia đình bà N.T.H mua của ông P.Q.T (ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) với số lượng 30 lít.
Đến 18h15 cùng ngày, 4 bệnh nhân nói trên và một người đàn ông tên là Đ.V.C (56 tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) tiếp tục uống rượu còn lại trong tiệc cưới tại nhà của một người trong nhóm. Mỗi người uống khoảng 500ml đến 1.000ml.
Sau đó, các bệnh nhân có các triệu chứng: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu... và được gia đình đưa vào viện điều trị.
Riêng ông Đ.V.C (56 tuổi) về nhà ngủ vào đêm 21/7. Đến sáng 22/7, bệnh nhân dậy tắm giặt, ăn uống, sinh hoạt tại nhà gia đình. Sáng cùng ngày, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, nôn ra máu 2 lần. Đến sáng 23/7, bệnh nhân tử vong.
Đã có kết quả vụ 5 người nghi ngộ độc rượu ở Hà Nội Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội đã có báo cáo kết thúc điều tra, giám sát bệnh nhân ngộ độc methanol tại thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội. Theo đó, Chi cục ATVSTP Hà Nội giám sát định kỳ tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận một số bệnh...