Vụ 4 người bị lũ cuốn: Những tảng đá hàng chục tấn vùi lấp 3 căn nhà
Cơn lũ quét bất ngờ ập đến trong đêm mang theo hàng nghìn khối đất đá, cuốn phăng nhiều căn nhà. “Tôi không còn biết gì, chỉ nghe những tiếng nổ lớn, rồi bị cây dìm xuống, tôi cố gắng đạp lên, ôm được cây cột nhà. Khi bị nước cuốn xuống phía dưới thì lại nghe tiếng vợ con gọi…”, anh Vi Văn Dũng ở bản Hắc, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh kể lại.
Khoảng 22h, ngày 19/7, nhiều người dân bản Hắc, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh nghe tiếng kêu cứu, la hét vang lên giữa đêm tối. Khi mọi người chạy ra thì chứng kiến một khung cảnh tan hoang và dòng nước lũ ào ào đổ tới.
Nước cuốn theo đất đá từ trên núi đổ ập xuống
Có mặt nơi cơn lũ quét qua, một cảnh tượng tan hoang với hàng nghìn khối đất đá, cây cối nằm ngổn ngang hiện ra trước mắt người viết. Hiện trường còn lại là bùn đất và những khối đá lớn nặng hàng chục tấn án ngữ ngay trên nền của những ngôi nhà đã bị đổ sập, cuốn trôi.
Xen lẫn trong đống đổ nát, hoang tàn là những tài sản, vật dụng của các gia đình bị cuốn trôi nằm vương vãi khắp nơi.
Hàng nghìn khối đất đá, cây cối theo dòng nước tràn xuống
3 căn nhà đã bị san phẳng trong chốc lát
Cả ba căn nhà nằm dọc ven tỉnh lộ 530 phía sau là dòng suối Hin Pun, phút chốc đã bị san phẳng. Thời điểm trận lũ quét qua, trong 3 gia đình nêu trên có 7 người ở nhà. Trong đó, 4 người đã bị lũ cuốn tử vong và mất tích, 3 nạn nhân khác bị thương. Những gia đình này đều là anh em, họ hàng của nhau.
Vừa mất bà nội và bố, còn vợ và con gái đang mất tích, anh Vi Văn Dũng (SN 1990) vẻ mặt thất thần, cho biết: “Khi đó, tôi sang nhà bố mẹ xem tình hình mưa bão thế nào. Khi đang ngồi trong nhà thì nghe có tiếng nổ lớn, tôi hỏi bố tôi sấm à. Một lúc sau những căn nhà phía trên bị cuốn trôi ập xuống nhà tôi, sự việc chỉ diễn ra trong vòng mấy giây”.
Những tảng đá nặng hàng chục tấn từ trên núi trôi xuống
“Tôi không còn biết gì, chỉ nghe những tiếng nổ lớn, rồi bị cây dìm xuống, tôi cố gắng đạp lên, ôm được cây cột nhà, trên đầu vẫn còn đèn pin. Khi bị nước cuốn xuống phía dưới thì lại nghe tiếng vợ con gọi. Lúc đó, tôi định chạy theo cứu nhưng mọi người ngăn lại”, anh Dũng xót xa.
Video đang HOT
Sau khi nước rút, ngay trong đêm, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các lực lượng cũng như người dân địa phương đã được huy động, nỗ lực đào bới trong đống đổ nát để tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích.
Sáng ngày 20/7, cả bản làng nơi vùng sâu của huyện miền núi Lang Chánh như chìm trong nỗi đau thương, tang tóc. Người dân địa phương và gia đình các nạn nhân đã phải đội mưa để tổ chức mai táng cho những nạn nhân đã được tìm thấy thi thể.
Anh Vi Văn Dũng đau đớn khi mất đi những người thân trong gia đình
Người dân địa phương cho biết, trước khi xảy ra sự việc, trời đã đổ mưa như trút nước trong nhiều giờ đồng hồ. Gần như mọi người nơi đây không dám ngủ đề phòng nước lũ dâng lên. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng trận lũ quét lại ập đến kinh hoàng như vậy. Nhiều người dân địa phương vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi chứng kiến cảnh tượng xảy ra trong đêm.
Cũng theo người dân địa phương, hơn 10 năm trước, nơi đây cũng từng xảy ra lũ lụt lớn, nhưng không có lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng.
Những tảng đá lớn trôi sát căn nhà của Chủ tịch UBND xã Trí Nang
Ông Hà Văn Tằm – Chủ tịch UBND xã Trí Nang vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi cả nhà thoát khỏi dòng nước lũ. Gia đình ông Tằm cũng nằm ngay trong khu vực bị ảnh hưởng bởi trận lũ quét kinh hoàng vừa xảy ra. Toàn bộ tường rào và nhiều công trình khác của gia đình ông cũng đã trôi theo dòng nước.
“Từ chiều ngày 19/7, mưa lớn liên tục trong 4 giờ đồng hồ. Nước lũ cùng đất đá tràn xuống bất ngờ cuốn trôi 3 căn nhà, khiến 4 người trong một gia đình bị cuốn trôi, 3 người khác bị thương. Từ đời ông cha ở đây chưa khi nào có trận lũ quét lớn như vậy cả. Hiện chính quyền địa phương đang tập trong phối hợp cùng với huyện và các ngành chức năng cũng như nhân dân tổ chức tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích, khắc phục hậu quả”, ông Tằm bàng hoàng kể lại.
Cảnh hoang tàn, ngồn ngang sau khi lũ quét qua
Bà Vi Thị Thuận (em gái ông Vi Văn Thiên), đau đớn: “Lúc đó, anh trai chạy sang bế mẹ, nhưng trời rối, mưa trơn nên trượt xuống luôn. Cháu Dũng thì đang ôm cột nhà, rồi bị nước cuốn trôi, sau đó may bám được vào cây keo mới lên bờ được. Còn cháu dâu và cháu gái chạy theo chồng con nhưng không kịp, lại trôi mất tích không thấy nữa”.
Sáng ngày 20/7, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục, tìm kiếm các nạn nhân. Đồng thời, ông Quyền đã đến thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân. Các cơ quan, ban ngành, các đơn vị tổ chức cũng đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ ban đầu cho các gia đình sớm ổn định cuộc sống.
Lực lượng chức năng và người dân tìm kiếm các nạn nhân mất tích
Máy móc được huy động đến hiện trường dọn dẹp đất đá
Bà Vi Thị Thuận đau đớn nhìn đống đổ nát của gia đình những người thân
Ông Vi Văn Tằm – Chủ tịch UBND xã Trí Nang bàng hoàng trước trận lũ quét lịch sử
Lũ quét gây thiệt hại nặng nề cho người dân bản Hắc
Người dân địa phương và gia đình tổ chức mai táng cho các nạn nhân đã tìm thấy thi thể
Ông Phạm Đăng Quyền – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thăm hỏi, động viên các gia đình bị nạn
Duy Tuyên
Theo Dantri
Vụ dự chi trăm tỷ cho "Danh xưng Thanh Hóa": Phó Chủ tịch tỉnh lên tiếng
Liên quan đến khái toán dự chi hơn 100 tỷ đồng trong lễ kỷ niệm "Danh xưng Thanh Hóa" gây xôn xao dư luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Kinh phí chủ yếu là xã hội hóa chứ không phải lấy tiền ngân sách nhiều như vậy, nếu khái toán đó mà trình sang ủy ban cũng không đồng ý".
Theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, các hoạt động trong dịp kỷ niệm phải thể hiện được các giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc xứ Thanh, làm rõ các đóng góp của Thanh Hóa trong công cuộc dựng nước và giữ nước, qua đó khơi dậy lòng tự hào của người dân Thanh Hóa đối với truyền thống lịch sử và mảnh đất xứ Thanh. Từ đó, góp phần giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch xứ Thanh sâu rộng đến du khách trong nước và quốc tế.
Trước đó, ngày 6/6/2018, văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo Sở VHTT&DL nêu rõ ý kiến truyền đạt của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là phải đảm bảo tiết kiệm tối đa. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng có văn bản "Không tổ chức các hội thảo khoa học".
Dự chi cả trăm tỷ cho lễ kỷ niệm của Thanh Hóa gây xôn xao dư luận.
Thay vào đó, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại & Du lịch đề xuất gửi Sở VH-TT&DL sẽ tổ chức một cuộc thi Marathon quốc tế tại Thanh Hóa; không tổ chức tuần lễ phim kỷ niệm mà lựa chọn một số phim tư liệu, phóng sự để phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh trong tuần lễ kỷ niệm; Gộp nội dung "Liên hoan Hát ru và dân ca" với "Liên hoan văn nghệ quần chúng công nhân, viên chức, người lao động toàn tỉnh" thành "Liên hoan văn nghệ quần chúng toàn tỉnh".
Liên quan đến vấn đề trên, ông Phạm Đăng Quyền- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức lễ kỷ niệm cho biết: "Trên tinh thần việc tổ chức phải thiết thực, ý nghĩa nhưng tiết kiệm và hiệu quả. Đến thời điểm hiện nay, dự thảo kế hoạch tổ chức các hoạt động tiến tới kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa và lễ kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa (1029 - 2019) đã được tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận, thống nhất, UBND tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 6/2018.
Do nội dung kế hoạch chưa được phê duyệt, nên tỉnh chưa xem xét cụ thể về dự toán kinh phí tổ chức lễ kỷ niệm. Khi nào nội dung kế hoạch được duyệt thì các ngành, đơn vị, địa phương liên quan được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ mới lập kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết để chủ động triển khai, thực hiện, trong đó phân định rõ nội dung nào ngân sách tỉnh hỗ trợ, nội dung nào thực hiện xã hội hóa.
Riêng kinh phí các hoạt động quy mô cấp tỉnh, giao Sở VHTT&DL Thanh Hóa chủ trì, tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định; trong đó yêu cầu làm rõ phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho những hoạt động chính và kinh phí xã hội hóa cho các hoạt động còn lại trong khuôn khổ lễ kỷ niệm; trên cơ sở đó, liên ngành gồm: Sở Tài chính, Sở VHTTDL Thanh Hóa thống nhất, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt".
Cũng theo vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, chủ trương tổ chức lễ kỷ niệm là đúng và thiết thực, còn chi phí và quy mô đến bây giờ tỉnh vẫn chưa quyết.
"Tinh thần của tỉnh là lễ kỷ niệm phải thiết thực, ý nghĩa và tiết kiệm. Kinh phí chủ yếu là xã hội hóa chứ không phải lấy tiền ngân sách nhiều như vậy đâu, nếu khái toán đó mà trình sang ủy ban cũng không đồng ý. Sau khi trình thì còn phải thẩm định kỹ, rồi thông qua hội đồng nữa chứ không phải thích tiêu bao nhiêu thì tiêu,"- ông Quyền thông tin.
Bình Minh
Theo Dantri
Hoãn mọi cuộc họp chưa cần thiết, cấm biển trước giờ bão đổ bộ Trước diễn biến của cơn bão số 3, các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình đã yêu cầu các ngành, địa phương và đơn vị hoãn tất cả các cuộc họp chưa cần thiết, tập trung chỉ đạo ứng phó bão; thực hiện lệnh cấm biển, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn... Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa...