Vụ 34 trạm y tế bị cắt bảo hiểm: Sở Y tế “níu kéo” nối lại hợp đồng
Hoạt động không hiệu quả, 34 trạm y tế bị cắt hợp đồng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh ban đầu. Sở Y tế đang “thương thảo” với Bảo hiểm xã hội để nối lại hợp đồng cho các cơ sở trên.
Sau khi Bảo hiểm Xã hội TPHCM thông báo về việc sẽ ngừng hợp đồng bảo hiểm y tế đối với 34 trạm y tế tại các quận huyện, ngày 8/3/2021, Sở Y tế đã có buổi họp giải quyết những nội dung liên quan.
Một số trạm y tế gần trung tâm mỗi ngày cũng chỉ tiếp nhận vài chục bệnh nhân đến khám, lấy thuốc điều trị hắt hơi, sổ mũi thông thường.
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế cùng đại diện Bảo hiểm Xã hội Thành phố và lãnh đạo các Trung tâm Y tế có các trạm y tế trong danh sách tạm ngừng ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế kể từ ngày 1/4/2021 đã làm rõ nhiều nguyên nhân dẫn tới việc Bảo hiểm Xã hội quyết định tạm ngừng hợp đồng.
Theo đó, nguyên nhân chính khiến 34 trạm y tế trên địa bàn thành phố bị cắt hợp đồng bảo hiểm là do: chưa kịp bổ sung người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (do người phụ trách đã nghỉ hưu), chưa có người thay thế; biến động nhân sự làm trạm y tế thiếu bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
Ngoài ra, một số trạm y tế đang trong giai đoạn làm thủ tục hành chính để được cấp phép lại do thay đổi vị trí (xây dựng mới); một số trạm y tế có số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ít nên tự đề xuất bảo hiểm xã hội thành phố ngừng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Sở Y tế cho rằng có những nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các trạm y tế phía Bảo hiểm Xã hội ngưng ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các trạm y tế khi chưa thảo luận với Sở Y tế để tìm ra giải pháp khả thi nhất.
Danh sách các trạm y tế bị Bảo hiểm Xã hội TPHCM thông báo ngừng hợp đồng bảo hiểm y tế.
Phó giám đốc Sở Y tế khẳng định, nâng cao năng lực trạm y tế tuyến cơ sở là một trong những nhóm hoạt động trọng tâm của ngành y tế thành phố, đây là tuyến đầu trực tiếp triển khai các hoạt động y tế cộng đồng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân trên địa bàn. Bên cạnh trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh Covid-19 hiện nay, hoạt động quản lý và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn phường xã, ưu tiên các bệnh mạn tính không lây, phải được xem là một trong những hoạt động trọng tâm của các trạm y tế.
Video đang HOT
Khi thu hút được người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu sẽ giúp cho các trạm y tế thuận lợi hơn trong việc triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe quan trọng khác. Ngành y tế thành phố đã triển khai lộ trình chuyển đổi hoạt động các trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, trong đó có củng cố nhân lực, thuốc, trang thiết bị thiết yếu để trạm y tế có thể đảm trách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Ngành y tế “sốc” khi bị Bảo hiểm Xã hội ngừng hợp đồng bảo hiểm y tế tại 34 trạm y tế.
Đại diện Sở Y tế và Bảo hiểm Xã hội thành phố đã thống nhất một số giải pháp không để 34 trạm y tế phải ngưng hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Sở Y tế yêu cầu đến ngày 15/3/2021 tất cả 34 trạm y tế trên phải hoàn thiện hồ sơ và tiếp tục ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phục vụ người dân trên địa bàn.
Sở Y tế yêu cầu các trạm y tế khi gặp khó khăn, vướng mắc phải báo cáo ngay để được hỗ trợ, không tự ý gửi văn bản đến bảo hiểm xã hội thành phố xin ngưng hợp đồng. Trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ tổ chức lớp tập huấn quản lý y tế cộng đồng cho tất cả lãnh đạo các trung tâm y tế, trạm y tế nhằm cập nhật một số quy định pháp luật liên quan khám chữa bệnh, đặc biệt là khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại trạm y tế.
Để không bị ngừng hợp đồng bảo hiểm y tế, Sở Y tế đang thúc các bệnh viện hỗ trợ nhân lực và cung ứng thuốc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với những trạm y tế chưa đủ năng lực đấu thầu, chọn các trạm y tế là phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện đặt tại trạm y tế.
Y bác sĩ căng mình chống dịch không ngày nghỉ từ trước tết đến nay ở Hải Dương
Để phòng chống dịch, đội ngũ y tế tại Hải Dương từ những ngày cận tết đến nay chưa có một ngày nào gọi là nghỉ.
Chăm sóc bệnh nhân 24/24 tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương - Ảnh: PHẠM TUẤN
21h ngày 24-2, bác sĩ Thủy cùng 5 cán bộ trạm y tế xã Tân Trường (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vừa mở suất cơm hộp thì xe cứu thương chở 2 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh từ Bệnh viện dã chiến số 2 (TP Hải Dương) về đến cổng trạm y tế xã. Bác sĩ Thủy vội vàng chạy ra cổng đón 2 ca bệnh đầu tiên của xã khỏi bệnh về nơi lưu trú.
Cả đêm không hết việc
Sau chừng 20 phút làm thủ tục cho 2 nữ nhân viên quán karaoke về cách ly tại nhà 14 ngày, bác sĩ Thủy ăn vội vàng suất cơm rồi đứng dậy nói: "Các chị ở đây nhé, em qua khu cách ly truy vết các trường hợp F1 của 2 ca nhiễm COVID-19 vừa phát hiện".
Ngoài việc truy vết khẩn những trường hợp nhiễm COVID-19, chị Thủy cùng 2 cán bộ y tế của xã tiếp tục được điều động cùng lực lượng y tế tăng cường lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, có thời điểm lấy mẫu cho 14.200 người dân và khoảng 3.000 công nhân trên địa bàn xã.
"Khi F0 'nổ', chúng tôi xác định phải truy vết thần tốc ngày đêm các trường hợp F1, F2, tập trung lực lượng y tế cùng với công an làm mũi nhọn, gần 1 tháng qua trạm trưởng trạm y tế xã gầy đi nhiều vì nhiều khi trắng đêm cùng chúng tôi" - ông Vũ Văn Thuận, chủ tịch UBND xã Tân Trường, nói.
"Trạm có 6 người thì hơn 20 ngày qua ngày nào chúng tôi cũng phân chia công việc lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, khai báo y tế, nhập liệu báo cáo... Ngày nào cũng thế, sớm thì cũng 10h đêm mới xong việc, có hôm làm việc cả đêm không hết.
Ngày 30 tết chị em ở trạm y tế gần như kiệt sức, chúng tôi khi đó nhớ nhà, lúc đó chúng tôi muốn khóc nhưng vì công việc, vì dịch bệnh nên chúng tôi động viên nhau quyết tâm làm mọi việc để làm sao càng sớm đẩy lùi dịch bệnh càng tốt" - bác sĩ Thủy nói.
Các y bác sĩ vẫn lạc quan khi điều trị bệnh nhân trong khu hồi sức tích cực tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương ngày 26-2 - Ảnh: PHẠM TUẤN
Làm việc gấp 10 lần bình thường
Ngay khi ca bệnh 1552 được công bố 6h sáng 28-1, Công ty Poyun (Khu công nghiệp Cộng Hòa, TP Chí Linh) trở thành "ổ dịch" đầu tiên ở Hải Dương.
Ngay trong sáng hôm ấy, bác sĩ Phạm Thị Huyền (khoa nghề nghiệp) được lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương điều động sang khoa xét nghiệm để tăng cường đến Khu công nghiệp Cộng Hòa lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 1.000 công nhân Công ty Poyun.
"Hôm ấy chúng tôi chỉ nghỉ ăn cơm một chút buổi trưa rồi lại tiếp tục lấy mẫu đến tối mới về" - chị Huyền nói.
Ba ngày sau đó, chị Huyền cùng nhóm của mình tiếp tục quay lại Chí Linh, lấy mẫu cho toàn bộ công nhân ở Khu công nghiệp Cộng Hòa. Những ngày cận kề tết, nhóm của chị Huyền di chuyển khắp các huyện Cẩm Giàng, Kinh Môn... để lấy mẫu xét nghiệm.
"Dịch bệnh bùng phát mạnh, ngày nào cũng phải làm việc gấp 10 lần so với bình thường nhưng chúng tôi vẫn đồng tâm hiệp lực, dốc sức để cùng toàn dân chống dịch" - chị Huyền nói.
Có những buổi sáng chị cùng nhóm phải lấy khoảng 2.000 mẫu xét nghiệm ở khu dân cư, thôn. "Nếu không sát thì chỉ cần sai một li là đi một dặm, tôi luôn tâm niệm không được phép sai sót nên tôi luôn phân công công việc rõ ràng, sắp xếp tương ứng với số người dân, số mẫu xét nghiệm và bao quát toàn bộ để không nhầm lẫn" - chị Huyền nói.
"Nhiều khi mệt, cảm thấy quá tải nhưng trong thâm tâm luôn nghĩ mình làm được việc để nhân dân, mọi người, cộng đồng an toàn. Họ ủng hộ thì mình cũng cảm thấy phấn khích thêm, cũng quên đi mệt mỏi và hiểu rằng mình cần cố gắng hơn và làm nhiều hơn thế" - chị Huyền chia sẻ.
Cao điểm 60.000 xét nghiệm trong ngày
Ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, cho biết đợt dịch lần thứ 3 ở Hải Dương là đợt dịch phức tạp, diễn biến khôn lường với tỉ lệ lây lan nhanh. Đối với cán bộ ngành y tế Hải Dương phải căng mình làm việc. Theo ông Tuyến, hằng ngày khối lượng công việc rất lớn, đợt cao điểm có thể thực hiện 40.000 - 60.000 xét nghiệm trong ngày.
"Tất cả các bộ phận của CDC đều phải vào cuộc chống dịch. Chúng tôi không chỉ làm hết 100% sức lực mà có thể lên rất nhiều lần sức lực của anh em CDC. Từ thời điểm bùng phát dịch ngày 27-1 đến nay, chúng tôi chưa có một ngày nào gọi là nghỉ.
Chúng tôi chỉ có thể tranh thủ những khoảnh khắc giữa hai công việc để nghỉ một chút. Chúng tôi dựng giường bạt, ghế gấp lưu động để anh em tranh thủ nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục làm công việc chống dịch như chống giặc" - ông Tuyến nói.
Mẹ ở trạm xá, con 10 tuổi ở khu cách ly
Theo bác sĩ Thủy, đáng thương nhất là nữ y tá Nguyễn Thị Huyền (38 tuổi, ở thị trấn Cẩm Giàng), chồng đi lao động ở Hàn Quốc, đứa con trai 10 tuổi của chị phải đi cách ly tập trung do liên quan đến bệnh nhân 1851, con lớn thì gửi bà ngoại.
"Nhà chị Huyền có 4 người thì ở 4 nơi, con nhỏ bị cách ly 20 ngày một mình, không có mẹ chăm sóc, cháu tự túc hết. Dịch ở xã rất phức tạp, nhân lực ở trạm y tế rất ít nên chị Huyền ở trạm xuyên tết cùng chúng tôi. Chị Huyền cũng mất ăn mất ngủ vì thương con ở khu cách ly một mình nhưng chị vẫn quyết tâm động viên con cố gắng hoàn thành cách ly để mẹ tập trung chống dịch" - bác sĩ Thủy kể.
Vắc xin Covid-19: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại Việt Nam Bộ Y tế cho biết tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia vào quá trình tiêm vắc xin Covid-19, huy động cả sinh viên các trường Y để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động. Chiều 24/2, Bộ Y tế đã họp tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19...