Vụ 3 con gái tẩm xăng đốt mẹ vì đòi chia đất: Người mẹ tiên lượng nặng, khó nói trước điều gì
“3 bệnh nhân vẫn trong tình trạng xấu, khó có thể tiên đoán trước được điều gì. Người mẹ rất nặng”, vị lãnh đạo Viện Bỏng Quốc gia cho biết thêm. Bên cạnh đó, các bệnh nhân đều gặp khó khăn trong việc chi trả chi phí điều trị.
Liên quan đến vụ việc ba người con gái mang xăng tới nhà mẹ ruột sau đó xảy ra vụ cháy khiến người mẹ bị thương nặng, Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 123 BLHS năm 2015. Sự việc diễn ra đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Trưa 8/11, trao đổi với PV Infonet, một lãnh đạo Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội) cho biết: “Hiện tại, 4 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện”. Về sức khỏe các bệnh nhân, vị lãnh đạo Viện Bỏng Quốc gia thông tin: “Trong 4 bệnh nhân thì 3 nạn nhân có tiên lượng xấu, người còn lại nhẹ hơn. Người mẹ bị bỏng trên 60%, 2 người con gái bị bỏng trên 30%, con gái còn lại bị bỏng 5%”.
Theo vị lãnh đạo Viện Bỏng Quốc gia, bệnh nhân bị bỏng 5% thì khoảng 2-3 ngày tới là ổn nhưng vẫn cần theo dõi tiếp bỏng hô hấp (bỏng sâu bên trong). 3 người còn lại tiên lượng xấu, đặc biệt là người mẹ”.
“3 bệnh nhân vẫn trong tình trạng xấu, khó có thể tiên đoán trước được điều gì. Người mẹ rất nặng”, vị lãnh đạo Viện Bỏng Quốc gia cho biết thêm. Bên cạnh đó, các bệnh nhân đều gặp khó khăn trong việc chi trả chi phí điều trị.
Trao đổi với PLO, Luật sư Đỗ Thanh Trung, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, theo như tình tiết vụ án sau khi chồng bà Đ. mất không để lại di chúc nên ba cô con gái của bà Đ. đề cập đến chuyện chia tài sản. Do đó, trong trường hợp này, ông Đ. là người để lại di sản và di sản này sẽ được chia thừa kế được chia theo pháp luật (do người mất không để lại di chúc).
Điều 621 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định về những trường hợp không được quyền hưởng di sản. Theo đó, những người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; ngược đãi nghiêm trọng, người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó hoặc bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng thì không được quyền hưởng di sản.
Video đang HOT
Do đó, với việc cơ quan công an đã khởi tố tội tước đoạt mạng sống người khác thì rất có thể 3 cô con gái của bà Đ sẽ đối diện với bản án hình sự và bị kết án về tội liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Vậy nên, theo quy định về pháp luật thừa kế ba người này sẽ bị mất quyền thừa kế di sản khi chia thừa kế nếu cơ quan điều tra xác định được mục đích của hành vi là để hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Sáng 4/11, con trai của bà Đ. cho biết mẹ mình bị bỏng 80% từ đầu đến chân, bác sĩ nhận định nguy hiểm đến tính mạng nên đang hội chẩn tính toán phương án phẫu thuật. Cũng theo con trai bà Đ., nguồn cơn vụ việc đau lòng có lẽ từ lúc gia đình xây nhà mới, từ đó chị em trong gia đình nảy sinh mâu thuẫn, lòng tham, đố kỵ nảy ra.
Từ cuối năm 2020, người con gái thứ ba đã có đơn đề nghị hòa giải gửi đến UBND xã Trung Hòa về việc giải quyết phân chia tài sản thừa kế từ người cha để lại. Tài sản để lại gồm hai mảnh đất: mảnh thứ nhất ở trong ngõ, cách đường trục chính của làng khoảng 200m, có nhà cấp bốn. Mảnh thứ hai sát mặt đường chính của làng, cả gia đình cùng góp công sức đổ nền để làm nhà ở và hiện đang có nhà mới xây.
Trong những lần hòa giải, người mẹ nêu quan điểm: gia đình có hai thửa đất thì thửa đất hiện tại (ở sát mặt đường) bà và con trai đang ở, nếu sau này bà mất đi sẽ để lại cho con trai thờ cúng. Còn thửa đất phía trong bà sẵn sàng cho ba cô con gái. Tuy nhiên, người con gái thứ ba nhất quyết không đồng ý nhận thửa đất phía trong và bày tỏ mong muốn mẹ chia thửa đất phía ngoài cho ba chị em để còn kinh doanh, sinh sống.
Vụ 3 con gái đốt nhà mẹ ruột đòi chia lại đất: Có thể truất quyền thừa kế
Nếu hình phạt cao nhất là tù chung thân thì hình phạt chung sẽ là tù chung thân. Nếu hình phạt của hai tội danh đều là phạt tù có thời hạn thì hình phạt cao nhất sẽ không quá 30 năm.
Ngày 4/11, Công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố vụ án xảy ra tại thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ. Quyết định khởi tố được đưa ra sau 5 ngày (30/10/2022) cơ quan điều tra xác minh vụ 3 người con gái mang xăng đốt nhà mẹ đẻ gây phẫn nộ, bàng hoàng dư luận.
Nhìn ở nguyên nhân gần, tức là nguồn cơn trực tiếp dẫn đến các tình huống xung đột gây án dưới mái nhà Việt, có thể thấy thủ phạm thường ra tay với người thân trong sự kích động tâm lý hoặc cơn nóng giận bộc phát. Mâu thuẫn trong gia đình hiện nay, có thể đến từ tranh chấp đất đai, tài sản, quyền lợi hay ghen tuông tình ái, bức xúc từ lối ứng xử bạo lực, thiếu văn hoá giữa các thành viên với nhau.
Các yếu tố này tích tụ, dồn nén. Khi vượt quá giới hạn của sức chịu đựng, thì việc xuống tay tàn bạo với người thân của mình, giống như một sự giải phóng những năng lượng tiêu cực.
Hành vi sử dụng chất cháy nguy hiểm là xăng để đốt nhà, tước đoạt mạng sống người khác là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến nhiều khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ trong đó có tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân. "Nếu người thực hiện hành vi là con và nạn nhân là mẹ thì hành vi này còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, là hành vi tán tận lương tâm", đó là khẳng định của TS. LS. Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật Chính Pháp, đoàn luật sư Hà Nội.
Theo thông tin ban đầu thì người đổ xăng và châm lửa là người con gái thứ hai của bà chủ nhà. Khi xác định được danh tính của người này, cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can đối với cô gái này về tội tước đoạt mạng sống người khác và sẽ tạm giam để điều tra theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội bị khởi tố bị can nhưng cũng bị thương nặng đang điều trị tại bệnh viện thì sẽ có người giám sát chặt chẽ, sau khi ra viện thì sẽ tạm giam theo quy định pháp luật để tiến hành điều tra. Ngoài người thực hiện hành vi đổ xăng và châm lửa thì hai người con gái còn lại cũng sẽ được xác định là nghi phạm của vụ án.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ việc đổ xăng để đốt nhà mẹ đẻ có sự bàn bạc phân công thống nhất của hai người con còn lại hay không. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy cả ba người con gái cùng bàn bạc, thống nhất với nhau về việc sẽ mua xăng để đốt nhà mẹ đẻ, mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả người khác ra đi mãi mãi có thể xảy ra và có thể dẫn đến hậu quả "khuất núi" thì cả ba người này đều bị xử lý về một tội danh là tội tước đoạt mạng sống người khác.
Cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can đối với cả ba người con gái này với nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là giết từ 02 người trở lên; hành vi có tính chất côn đồ hoặc vì động cơ đê hèn; phạm tội với người và người phạm tội có nghĩa vụ chăm sóc... Mức hình phạt nghiêm khắc là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc án tử theo quy định tại khoản 1, Điều 123 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ngoài ra, các bị can trong vụ án này cũng sẽ phải đối mặt với hình phạt tù có thời hạn của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 bộ luật hình sự. Mức hình phạt cụ thể đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản sẽ phụ thuộc vào mức độ thiệt hại về tài sản, tính chất của hành vi và nhân thân của các bị can.
Trường hợp kết tội về nhiều tội danh thì tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc nếu hình phạt cao nhất trong các tội danh bị kết tội là án tử thì hình phạt chung sẽ là án tử. Nếu hình phạt cao nhất là tù chung thân thì hình phạt chung sẽ là tù chung thân. Nếu hình phạt của hai tội danh đều là phạt tù có thời hạn thì hình phạt cao nhất sẽ không quá 30 năm.
Theo quy định của pháp luật, nếu các thành viên trong gia đình không thống nhất được với nhau về việc thỏa thuận phân chia thừa kế thì có thể đề nghị ủy ban nhân dân cấp xã phường hòa giải, nếu hòa giải không thành thì có thể gửi đơn thư đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác khi có tranh chấp về dân sự.
Theo quy định của pháp luật thì người thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người có di sản; vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng; sửa chữa, hủy bỏ di chúc hoặc có hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của các thừa kế khác nhằm chiếm đoạt di sản thì sẽ bị truất quyền thừa kế. Bởi vậy, ngoài việc xử lý hình sự đối với những người con gái có hành vi ra tay với người khác, hủy hoại tài sản thì trong quá trình giải quyết tranh chấp về dân sự (nếu có) thì cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét hành vi này có thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế hay không.
Nếu thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế thì ngoài trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của những đồng thừa kế khác cũng sẽ bị truất quyền thừa kế theo quy định tại Điều 621 BLDS năm 2015.
Hé lộ ẩn tình bên trong vụ 3 con gái tẩm xăng đốt mẹ: Mang cẩu đến phá nhà, "mẹ vào đây con xin lỗi" Nhiều người phải vần nạn nhân lên chiếc chăn bông, sau đó đưa lên ô tô. Chứ dùng tay không, không bám được vào người, vì phần da các nạn nhân đều bị bong tróc do lửa cháy. Dùng tay không chạm vào bị trơn tuột... Sáng 30/10, 3 người con gái của bà V.T.Đ. (61 tuổi, ở xã Trung Hòa, huyện Yên...