Vụ 2 người tử vong sau khi uống sữa: Nhiều khả năng bệnh nhân đã tiếp xúc chất kịch độc
Sáng 20/10, Tiến sĩ, bác sĩ (TS.BS) Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), cho biết bệnh nhân P.M.T (SN 1968, quê Tiền Giang) ngộ độc cấp sau khi uống sữa đã đủ điều kiện xuất viện sau 6 ngày điều trị tích cực.
Ông P.M.T là thành viên trong gia đình có mẹ và em trai đã tử vong trước đó sau khi uống cùng loại sữa.
Trước đó, khai thác thông tin ghi nhận ngày 15/10, sau khi uống 50ml sữa bột, ông P.M.T bỗng choáng váng, nhức đầu khó thở, buồn ói. Chỉ 5 phút sau, ông P.M.T rơi vào tình trạng không thở được và không nhận biết được xung quanh. Sau khi cấp cứu ở 2 bệnh viện địa phương, ông P.M.T được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy ngay trong đêm.
Khoảng 22h ngày 15/10, bệnh nhân được chuyển từ Khoa Cấp cứu lên Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang (bác sĩ trực Khoa Bệnh nhiệt đới) nhận định người bệnh nhập khoa trong tình trạng mê sâu cấp độ 3, suy hô hấp, thở máy, huyết động không ổn định, mạch rất nhanh, nguy cơ tử vong rất cao.
TS.BS Lê Quốc Hùng và 2 bác sĩ điều trị chia sẻ về quá trình điều trị cho bệnh nhân ngộ độc cấp.
Qua trao đổi nhanh, BS Nguyễn Ngọc Sang và TS.BS Lê Quốc Hùng thống nhất nhận định đây là ca ngộ độc cấp do các biến chuyển rất nhanh sau khi người bệnh tiếp xúc với một loại sữa. Việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn vì ông P.M.T có bệnh nền xơ gan và cao huyết áp.
Khoa Bệnh nhiệt đới đã tập trung tất cả khả năng, tiến hành cho người bệnh thở máy lưu lượng cao, truyền dịch, ổn định huyết áp, lọc máu nhằm lấy một phần độc chất ra khỏi cơ thể. Sau vài giờ, bệnh nhân có dấu hiệu đáp ứng và cải thiện, bước đầu cho thấy hướng điều trị của các bác sĩ là đúng.
Video đang HOT
Những ngày tiếp theo, bệnh nhân P.M.T được lọc máu 3 lần. Sau khoảng 40 giờ nhập viện, bệnh nhân ngưng lọc máu và ngưng thở máy 10 giờ sau đó. Đến nay, kết quả xét nghiệm cho thấy đã loại bỏ tất cả chất độc ra khỏi cơ thể, bệnh nhân sinh hoạt bình thường, dấu hiệu sinh tồn ổn định, đủ tiêu chuẩn xuất viện.
Bệnh nhân P.M.T lúc đang điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Việc nhận định độc chất được các bác sĩ gấp rút tiến hành để có hướng can thiệp hiệu quả nhất. Cùng lúc này, bệnh viện nhận thông tin mẹ và em trai bệnh nhân cũng tử vong trước đó, nghi ngờ tiếp xúc với sữa bột mà bệnh nhân đã sử dụng. Trước khi xảy ra sự cố, ba người đều có sức khỏe bình thường. Điều này củng cố hơn suy đoán khả năng đây là một chùm ca ngộ độc cấp.
Riêng về loại sữa mà ba người trong gia đình bệnh nhân P.M.T đã uống, có nguồn tin cho rằng đó là loại sữa bột của mẹ ruột ông P.M.T, chưa rõ nhãn hiệu. Hiện Cơ quan Công an huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan đến khám nghiệm, thu giữ các đồ vật, tài liệu có liên quan để phục vụ công tác điều tra. Mẫu sữa cũng được gửi đi giám định…
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, dựa trên diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng, diễn tiến của tình trạng nhiễm độc, suy luận lúc này hướng về các nhóm có độc tính cực cao; không màu, không mùi, không vị để người uống không phát hiện ra bất thường. Độc chất phải tìm thấy trên thị trường hay do một vi sinh vật nào đó trong sữa tạo ra.
TS.BS Lê Quốc Hùng liệt kê 5 độc chất theo thứ tự nghi ngờ nhất, gồm: Cyanua, nhóm thuốc trừ sâu organophosphate/carbamat, asen, strychnin (bột mã tiền), botulinum. Đây là những chất kịch độc gây ra tử vong rất nhanh cho người tiếp xúc, có nhiều dạng khác nhau nhưng chúng đều là chất màu trắng, không mùi, không vị.
Trong 5 chất này, chỉ có nhóm thuốc trừ sâu organophosphate/carbamat là có thuốc giải độc đặc hiệu, còn lại là điều trị triệu chứng, hồi sức mà chủ lực là lọc máu. Sau khi đã khu trú được các nhóm độc chất, bác sĩ có phương hướng điều trị tiếp theo.
Các bác sĩ liên khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy hội chẩn, thảo luận về ca bệnh của bệnh nhân P.M.T.
Cũng theo TS.BS Lê Quốc Hùng, một xét nghiệm cho thấy cơ thể bệnh nhân có một loại men giảm, đây là dấu hiệu có thể nhận định nhiều khả năng người bệnh bị ngộ độc nhóm thuốc organophosphate. Tuy nhiên, chính xác độc chất là gì sẽ do cơ quan chức năng công bố khi có kết quả xét nghiệm mẫu sữa trước đó.
Ngoài ra, kết quả tìm độc chất ở dịch dạ dày, phân, máu, nước tiểu… của bệnh nhân là âm tính. Theo các bác sĩ, điều này là bình thường vì xét nghiệm tìm độc chất rất khó khăn, kỹ thuật xét nghiệm đôi khi chỉ có thể tìm được khi độc chất ở nồng độ cao…
Liên quan đến chi phí điều trị, Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trường phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết số tiền viện phí (trên 100 triệu đồng) đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ. Phần tiền hỗ trợ còn dư và toàn bộ số tiền gia đình người bệnh đã tạm ứng trước đó sẽ được hoàn lại cho người bệnh.
TP.HCM ghi nhận một ca tử vong liên quan đến COVID-19
Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa cho biết, một nam bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, đồng thời dương tính với virus SARS-CoV-2 đã tử vong sau gần một tuần điều trị tích cực.
TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân - Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngày 17/4, một nam bệnh nhân sinh năm 1969, ngụ tỉnh Bình Dương được chuyển đến Khoa Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng bệnh nặng phải thở máy.
Trước đó, bệnh nhân điều trị các bệnh lý tim mạch như: cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim, suy tim, rối loạn sinh tủy (một dạng bệnh lý tiền ung thư huyết học) tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Khoảng giữa tháng 4, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở, nghi ngờ mắc COVID-19. Bệnh nhân sau đó được tiến hành xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến điều trị tại khu vực cách ly của Khoa Bệnh nhiệt đới. Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân xấu dần và tử vong.
Chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Đ.H
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân, từ giữa tháng 4/2023, đơn vị này bắt đầu tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Trung bình mỗi ngày tiếp nhận 1-2 ca bệnh mới. Các ca bệnh đa số có bệnh lý nền như tiểu đường, suy tim, van tim, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch. Những bệnh nhân này khi chuyển đến Khoa Bệnh Nhiệt đới đa số phải tiến hành thở máy hoặc lọc máu.
Trong bối cảnh số ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao, những người có yếu tố nguy cơ như: Người cao tuổi, người có các bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch mạn tính, gan, thận mạn tính, phổi mạn tính, hoặc bệnh nhân ung thư, bệnh nhân mắc các bệnh lý huyết học...là những đối tượng suy giảm miễn dịch, cần được bảo vệ.
Do đó, bác sĩ Thủy Ngân khuyến cáo, những người này cần được chủng ngừa vaccine đầy đủ, thực hiện nguyên tắc 2K, đeo khẩu trang, khử khuẩn và hạn chế đi đến những nơi đông người. Đối với người thân sống chung nhà với đối tượng nguy cơ cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt để bảo vệ họ.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 16 giờ ngày 24/4 đến 16 giờ ngày 25/4, TP.HCM ghi nhận 238 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 82 ca phải nhập viện, 255 ca đang điều trị, 106 trường hợp cần hỗ trợ hô hấp.
HCDC cho hay, số ca mắc, nhập viện do COVID-19 tại TP.HCM đang có chiều hướng tăng nhẹ trong thời gian gần đây. Do vậy người dân, đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông điệp V2K (vaccine, khẩu trang, khử khuẩn) để phòng bệnh.
Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin về sức khoẻ người anh trong vụ '2 mẹ con tử vong nghi ngộ độc sữa ở Tiền Giang' Liên quan vụ việc 2 mẹ con tử vong nghi bị ngộ độc sữa ở Tiền Giang, bệnh nhân còn lại đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) điều trị và đang trong tình trạng hôn mê, nghi ngộ độc cấp. Tối 16/10, TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, khoảng 18h...