VTC Online thời Phan Sào Nam: Từ tham vọng sàn NASDAQ tới rao bán với giá 1/5
Từng đặt mục tiêu phải đủ điều kiện niêm yết tại 1 trong 5 sàn giao dịch chứng khoán, trong đó có sàn NASDAQ (Hoa kỳ) vào năm 2015, song kết quả kinh doanh của VTC Online trong thời gian ông Phan Sào Nam làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị lại liên tục sa sút, đỉnh điểm là khoản lỗ hơn 100 tỷ năm 2014.
Sau ông Nguyễn Thanh Hóa, tới lượt ông Phan Sào Nam bị khởi tố về liên quan tới hành vi tổ chức đánh bạc; đánh bạc; rửa tiền; lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh: I.T)
Sau khi ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng và khám xét nhà riêng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ( C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, về hành vi tổ chức đánh bạc, cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố khoảng 80 bị can, tiến hành bắt giữ 38 người về các hành vi tổ chức đánh bạc; đánh bạc; rửa tiền; lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong số những người bị khởi tố có ông Phan Sào Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Truyền thông trực tuyến VTC (VTC Online), người từng được biết tới với vai trò sáng lập viên VTC Intecom, sáng lập viên VTC Online, đồng thời là “cha đẻ” của cuộc thi Miss Teen đình đám, chuyên gia ý tưởng của Mạng Việt Nam go.vn…
Khoản đầu tư 10 triệu USD và tham vọng lên sàn NASDAQ
VTC Online được thành lập vào năm 2008, thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC) và từng là 1 trong 3 nhà phát hành game online lớn nhất Việt Nam.
Một dấu ấn của VTC Online trong khỏang thời gian ông Phan Sào Nam giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty này chính là việc kêu gọi thành công khoản đầu tư trị giá 10 triệu USD từ Quỹ đầu tư DWS Việt Nam, thông qua Công ty Quản lý quỹ Duxton có trụ sở tại Singapore vào ngày 4.7.2012 sau hơn nửa năm đàm phán.
VTC Online thời ông Phan Sào Nam (áo xanh) từng đặt tham vọng niêm yết trong 1 trong 5 sàn chứng khoán, trong đó có NASDAQ (Ảnh minh họa)
Theo đó, VTC Online sẽ dùng số tiền đầu tư từ DWS Vietnam để tiếp tục phát triển 5 nhóm sản phẩm, dịch vụ chiến lược của mình gồm: phát triển mạng Việt Nam (go.vn); sản xuất game trên mọi nền tảng; phát hành game trong nước và quốc tế; phát triển sản phẩm dịch vụ truyền thông; truyền hình và phát triển giáo dục online và offline.
Đây là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của VTC Online. Tiềm lực tài chính của VTC Online đã tăng lên đáng kể bởi trước khi nhận được khoản tiền 10 triệu USD từ Quỹ đầu tư DWS Việt Nam, VTC Online đã lượt nhận được vốn đầu tư của IDG Ventures Vietnam vào năm 2010.
Video đang HOT
Lúc đó, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần VTC Truyền thông trực tuyến (VTC Online) đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, VTC Online phải đủ điều kiện để thực hiện chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết tại 1 trong 5 sàn giao dịch chứng khoán gồm NASDAQ (Hoa kỳ), HKEC (Hồng Kông), SGX (Singapore), Kosdaq (Hàn Quốc) và sàn HOSE (Việt Nam).
Ông Phan Sào Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VTC Online lúc đó cho biết, quyết định lựa chọn VTC Online làm công ty đầu tiên trong lĩnh vực nội dung số để rót vốn của Quỹ đầu tư DWS được dựa trên việc đánh giá năng lực của đội ngũ lãnh đạo, chiến lược phát triển của công ty, hệ thống kiểm soát và tiềm năng phát triển trong tương lai.
Trong đó, VTC Online phải cam kết đáp ứng một số chỉ tiêu tăng trưởng như đến năm 2014, công ty phải đạt được tổng lợi nhuận là 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của VTC Online bắt đầu sa sút từ năm 2014 với khoản lỗ ròng 102 tỉ đồng.
Giá trị doanh nghiệp chỉ còn 1/5 sau 5 năm
Tháng 12.2017, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC mới đây đã thông báo tiến hành đấu giá toàn bộ 1,02 triệu cổ phiếu – tương đương 44,75% số cổ phần đang lưu hành của CTCP VTC Truyền thông trực tuyến (VTC Online) vào ngày 2.1.2018.
Giá khởi điểm chào bán là 107.388 đồng/cổ phần, tương ứng định giá VTC Online ở mức 245 tỷ đồng, tương đương 10,8 triệu USD, nhỉnh hơn một chút so với giá trị sổ sách của công ty ở thời điểm cuối năm 2016 là 230 tỷ đồng.
Điều đáng nói là vào năm 2012, Quỹ đầu tư DWS Vietnam – nay là Vietnam Phoenix Fund, đã rót 10 triệu USD để sở hữu 20% cổ phần của VTC Online. Như vậy, mức giá mà VTC rao bán chỉ bằng 1/5 so với mức định giá của DWS Vietnam Fund cách đây 5 năm.
Cơ cấu cổ đông của VTC Online, trong đó ông Phan Sào Nam sở hữu 4,5% cổ phần
Về kết quả kinh doanh, sau khoản lỗ ròng 102 tỷ đồng năm 2014, VTC Online có trong hai năm 2015 và 2016, đạt lần lượt là 8 tỷ và 10 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động kinh doanh chính năm 2016 vẫn chịu lỗ, công ty có lãi chủ yếu là nhờ các khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng, xóa sổ khoản phải trả không phải thanh toán.
Doanh thu năm 2016 của công ty tăng hơn gần 1.000 tỷ so với năm 2015 lên 1.829 tỷ đồng nhưng biên lãi gộp khá mỏng, chỉ đạt vỏn vẹn 33 tỷ đồng. Doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu game online tăng vọt từ 428 tỷ lên 1.528 tỷ đồng. Tuy vậy, giá vốn của hoạt động kinh doanh game trong năm 2016 lên đến 1.537 tỷ, tức hoạt động này bị lỗ lỗ gộp gần 10 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất của VTC Online là quảng cáo với 41,6 tỷ doanh thu và 24 tỷ đồng lãi gộp. Lợi nhuận từ kinh doanh tòa nhà văn phòng còn lại không đáng kể sau khi chia lãi hợp tác kinh doanh cho công ty VTC Intecom.
Theo Danviet
Ông Nguyễn Văn Dương trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ là ai?
Cơ quan điều tra cho biết, quá trình điều tra đã phát hiện đường dây đánh bạc thông qua mạng internet có quy mô cực lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người trong và ngoài nước. Đường dây đánh bạc này được điều hành bởi Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch của VTC Online) và Nguyễn Văn Dương.
Chiều 11.3, Bộ Công an chính thức thông tin về việc Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) về hành vi tổ chức đánh bạc.
Cơ quan điều tra cho biết, đường dây đánh bạc nghìn tỷ được điều hành bởi Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch của VTC Online) và Nguyễn Văn Dương.
Nguyễn Văn Dương được coi là "đại gia bí ẩn" bởi cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù Dương đã bị bắt do liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ, song cái tên Nguyễn Văn Dương hoàn toàn mới lạ, rất ít thông tin về nhân vật này.
Theo một số kênh thông tin, Nguyễn Văn Dương (SN 1975) là Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC). Công ty được thành lập trong tháng 9.2011, và có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Cổ đông ban đầu của CNC gồm: Nguyễn Văn Dương (góp 18 tỷ đồng ) và Vũ Kim Hà (góp 2 tỷ đồng). Tháng 3.2016, Vũ Kim Hà thoái vốn khỏi CNC thay vào đó là Lưu Thị Hồng.
Ngày 5.4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trao Giấy phép Hoạt động cung ứng Dịch vụ Trung gian thanh toán cho sản phẩm Hệ thống thanh toán PAY365 của Công ty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC)
Theo đó, công ty CNC được cấp phép cung cấp 3 nhóm dịch vụ gồm: Dịch vụ cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ ví điện tử; Dịch vụ thu hộ, chi hộ với thời hạn 10 năm.
Hệ thống thanh toán của Công ty CNC là một ứng dụng miễn phí trên website, điện thoại di động và TV, giúp chủ thẻ ngân hàng thanh toán cho các hoạt động mua sắm hàng ngày với hệ thống đa dạng các điểm chấp nhận thanh toán thuộc nhiều lĩnh vực.
Với hệ thống đối tác đông đảo của CNC, người sử dụng dịch vụ Trung gian thanh toán của Công ty CNC sẽ có thể thanh toán tiện lợi với mọi nhu cầu ăn uống, mua sắm, du lịch, giải trí hay đi lại. Phương thức thanh toán hiện đại này sẽ thay thế cho cách chi trả tiền mặt truyền thống vốn nhiều rủi ro và bất cập.
Đại diện CNC cho biết, Hệ thống thanh toán của công ty hội tụ những công nghệ tân tiến nhất của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, như trí thông minh nhân tạo, máy học, công nghệ blockchain, dữ liệu lớn và dữ liệu thông minh. Trong đó, với chatbot của hệ thống, người dùng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán từ thông dụng như nạp, rút, chuyển tiền tiến đến các hoạt động tư vấn quản lý tài chính cá nhân.
Đến nay, Công ty CNC đã tham gia vào thị trường thương mại điện tử, kết nối với các tổ chức tài chính để xây dựng cổng thanh toán điện tử, kinh doanh nội dung số và dịch vụ giá trị gia tăng trên viễn thông, xây dựng mạng xã hội về giải trí và sức khỏe.
Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao cho biết: "Thay vì phải ghi nhớ số tiền trong các thẻ ngân hàng, hay phải mang hàng loạt thẻ ATM để thanh toán dịch vụ, người sử dụng chỉ cần 1 chiếc điện thoại đã được tích hợp hệ thống thanh toán của CNC để thực hiện tất cả các giao dịch cần thiết trong cuộc sống. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tích hợp hệ thống thanh toán vào các ứng dụng trong cuộc sống số nhiều hơn nữa, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng dịch vụ thanh toán bằng sự tiện dụng".
Ông Chủ của BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn?
Theo Nhà đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư UDIC được thành lập tháng 1.2010. Pháp nhân do ông Nguyễn Văn Dương (SN 4.3.1975, số CMND 011830339, địa chỉ thường trú: số 190 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) đứng tên Chủ tịch HĐQT.
Công ty cổ phần đầu tư UDIC của ông Nguyễn Văn Dương không mấy nổi bật cho đến khi được chấp thuận đứng đầu liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, có tổng vốn 12.188,66 tỷ đồng.
Công ty cổ phần đầu tư UDIC là cái tên lớn nhất trong liên danh 4 nhà đầu tư tham gia dự án BOT: Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn đoạn km45 100-Km108 500, kết hợp tăng cường mặt đường Ql1 đoạn Km1 800-Km106 500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.
Theo Vụ đối tác công - tư (Bộ Giao thông Vận tải), đây là dự án BOT giao thông nhóm A, với tổng mức đầu tư lên đến 12.188,66 tỷ đồng (chưa quyết toán). Dự án được khởi công ngày 05/07/2015 và có thời gian vận hành, khai thái (thu phí) dự kiến là 21 năm 5 tháng.
Nhà đầu tư của dự án này là liên danh: Công ty cổ phần đầu tư UDIC, Công ty CP Đầu tư 468, Công ty CP GTXD số 1, Công ty TNHH Mỹ Đà, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành. Trong đó, Công ty cổ phần đầu tư UDIC giữ cổ phần lớn nhất - với 491,72 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu 38%; Thứ đến là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (349,38 tỷ đồng - 27%); Công ty CP Đầu tư 468 (194,10 tỷ đồng - 15%); Công ty CP GTXD số 1 (129,40 tỷ đồng - 10%); Công ty TNHH Mỹ Đà (129,40 tỷ đồng - 10%).
Góp gần 525 tỷ đồng vốn điều lệ, và chi phối gần như tuyệt đối cổ phần Công ty cổ phần đầu tư UDIC, tuy nhiên, Nguyễn Văn Dương không đứng tên người đại diện theo pháp luật của công ty. Thời đó, cương vị này được giao cho ông Lê Việt Dũng (SN: 1978). Theo cập nhật mới nhất thì tại đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 10.7.2017, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần đầu tư UDIC là ông Nguyễn Hữu Dũng - Tổng Giám đốc.
Dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, trong đợt tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 528,37 tỷ đồng của Công ty cổ phần đầu tư UDIC vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Văn Dương đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 85,05% lên 99,29%, tương đương giá trị vốn góp 524,6 tỷ đồng.
Trong đợt tăng vốn này, hai cổ đông sáng lập là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank) và Công ty CP Thương mại Việt Hồng đã thoái hết vốn khỏi Đầu tư UDIC. Bản thân Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) cũng giảm tỷ lệ sở hữu từ 12,5% về 0,71%.
Tuy nhiên mới đây, Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cầu đường Sài Gòn (SBRC) cho biết, SBRC đã nắm 51% vốn cổ phần của Công ty cổ phần đầu tư UDIC (tổng vốn điều lệ 781,73 tỷ đồng).
Tháng 7.2017, Công ty cổ phần đầu tư UDIC cũng đã bố cáo thay đổi thông tin. Theo đó, người đại diện của Đầu tư UDIC hiện nay là ông Nguyễn Hữu Hùng (SN 1975).
Theo Danviet
Ông Phan Sào Nam trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ là ai? Cơ quan điều tra cho biết, quá trình điều tra đã phát hiện đường dây đánh bạc thông qua mạng internet có quy mô cực lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người trong và ngoài nước. Đường dây đánh bạc này được điều hành bởi Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch của VTC Online) và Nguyễn Văn Dương. Ông Phan Sào...