Vsmart rút khỏi thị trường, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng nói gì?
CEO BKAV đã chính thức lên tiếng sau sự kiện gần đây của Vsmart.
Mới đây, Tập đoàn Vingroup đã đưa ra thông báo sẽ rút khỏi mảng smartphone và TV để tập trung toàn lực cho VinFast. Nguồn lực hiện tại của VinSmart sẽ được chuyển hướng phát triển các tính năng thông minh trên phương tiện giao thông và nhà ở, trong đó bao gồm hệ thống thông tin – giải trí – dịch vụ (Infotainment) trên xe VinFast. Sự kiện này kết thúc chặng đường 2.5 năm chinh phục lĩnh vực smartphone của Vingroup.
Thương hiệu Vsmart của tập đoàn Vingroup chính thức rút khỏi thị trường
Trước thông tin này, mới đây CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã đăng tải bài viết trên mạng xã hội. Qua đó, ông Quảng gửi lời cảm ơn Vingroup vì đã giúp chiếm được thị phần smartphone từ các hãng nước ngoài, khẳng định sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước với các sản phẩm công nghệ Việt.
Về phía BKAV, ông Quảng cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi giấc mơ xây dựng smartphone “Made in Vietnam”, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thậm chí, CEO BKAV còn đặt ra mục tiêu sẽ đứng trong top 2 thị phần vào năm 2023.
Sau đây là toàn văn bài viết của ông Nguyễn Tử Quảng trên mạng xã hội.
Cảm ơn Vsmart !
Với tầm nhìn Việt Nam sẽ là CON RỒNG CHÂU Á THỨ 5 trong tương lai không xa, cách đây hơn 11 năm tôi và cộng sự tại Bkav, đã khởi xướng NGHÀNH CÔNG NGHIỆP SMARTPHONE do người Việt Nam làm chủ, sau này gọi là Make in Việt Nam.
Sự tham gia của Vin Group với thương hiệu Vsmart cách đây 3 năm, thành thực mà nói tôi có chút băn khoăn. Nhưng mừng nhiều hơn lo, vì chúng tôi đã không còn đơn độc trong sứ mệnh này.
Dù đoán trước được sự rút lui khỏi thị trường của Vsmart, nhưng không khỏi lấy làm tiếc khi điều này đã diễn ra vào ngày hôm qua.
Video đang HOT
Smartphone là TINH HOA CÔNG NGHỆ. Làm chủ các công nghệ lõi khi nghiên cứu, thiết kế và sản xuất Smartphone là chúng ta đã nắm được hầu hết các lĩnh vực công nghệ khó nhất, MỚI NHẤT CỦA THẾ GIỚI. Trong hàng thập kỷ tới CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT của nhân loại sẽ VẪN XOAY QUANH SMARTPHONE.
Sự xuất hiện của Vsmart dù chỉ trong thời gian ngắn, với tiềm lực tài chính dồi dào, đã lấy luôn được hơn 10% thị phần Smartphone từ tay các HÃNG NƯỚC NGOÀI, vươn lên vị trí thứ 3 thị trường.
Điều này khẳng định, người Việt Nam chúng ta luôn KHÁT KHAO và ỦNG HỘ các sản phẩm Make in Việt Nam, đặc biệt là Smartphone. Giúp chúng tôi tự tin khẳng định THAM VỌNG Bphone đứng trong Top 2 thị phần vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi. Và tôi phải cảm ơn Vsmart vì điều này.
Có điều cách thực hiện của chúng tôi khác với Vsmart. Chúng tôi KIÊN ĐỊNH dựa vào xây dựng nền tảng các CÔNG NGHỆ LÕI, dù việc đầu tư R&D này cần thời gian cũng như tốn kém. Chúng tôi cũng kiên định xây dựng, định vị thương hiệu từ CẬN CAO CẤP, để từ đó lan tỏa sang các phân khúc cao cấp và giá rẻ.
Hãy tin tôi, Việt Nam sẽ có thương hiệu Smartphone của riêng mình, chiến lĩnh thị trường nội địa. Xây dựng thành công ngành công nghiệp Smnartphone, làm bệ phóng để chúng ta có chỗ đứng trong thị trường Thế giới.
Vì một Việt Nam HÙNG CƯỜNG, CON RỒNG CHÂU Á trong tương lai không xa.
CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng: Icon của Bphone đẹp hơn Vsmart, giải quyết được nỗi băn khoăn của giới thiết kế trên toàn thế giới
CEO BKAV khẳng định ông và đội ngũ BKAV đã phải mất rất nhiều công sức mới thiết kế được bộ icon cho Bphone.
Thời gian gần đây, Xiaomi đã bỏ ra số tiền tương đương 7 tỷ đồng để thiết kế logo mới cho thương hiệu của mình. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như logo mới của Xiaomi gần như giống hệt logo cũ, chỉ khác là nó được... bo tròn bốn góc. Vụ việc này của Xiaomi đã thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận, đa số tỏ thái độ bất ngờ khi một logo đơn giản lại có trị giá cao đến như vậy.
Logo trị giá 7 tỷ đồng của Xiaomi là chủ để nóng trong thời gian qua
Và mới đây, đến lượt CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng nói về logo, hay nói đúng hơn là những biểu tượng (icon) của Bphone. Ông cho rằng đằng sau những icon của Bphone là "công nghệ lõi" cho phép BKAV có thể tạo được góc bo "khó hơn nhiều hình Superellipse", vốn là hình được nhà thiết kế Kenya Hara áp dụng trên logo Xiaomi trị giá 7 tỷ đồng nói trên.
Thậm chí, để chứng tỏ sự vượt trội của icon của Bphone, ông Quảng còn so sánh icon Bphone với một thương hiệu điện thoại khác. Dù không trực tiếp đề cập, tuy nhiên không khó để nhận ra đây là icon đang được Vsmart sử dụng trên VOS.
Biểu tượng ứng dụng Danh bạ của VOS được ông Quảng đưa ra so sánh
"Hình bên dưới là icon phóng to của Bphone và của một hãng khác. Để ý góc bo cong và đặc biệt là điểm ghép nối giữa nó với cạnh thẳng, bạn sẽ nhận ra điều khác biệt. Một bên là góc bo bị răng cưa, điểm ghép nối có thể phân biệt rõ, một bên góc bo liền mạch và gần như KHÔNG NHẬN RA ĐƯỢC ĐIỂM GHÉP NỐI, khi đường cong được chuyển sang thẳng một cách mềm mại.
Hình ảnh so sánh icon của Bphone (bên trái) và Vsmart (bên phải) được ông Quảng đăng tải
Để có được kết quả này không hề đơn giản, nó là cả một quá trình nghiên cứu R&D, của đội ngũ thiết kế đồ họa tại Bkav. Và tôi không dấu tự hào khi đã trực tiếp tham gia, định hướng để chúng tôi sở hữu được CÔNG NGHỆ LÕI khi thiết kế các góc bo như thế này !
Không tin, bạn nào làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa hãy thử làm sẽ biết nó khó như thế nào và khả năng thất bại là cao. Tôi cũng phải nói luôn, là góc bo kiểu này còn khó hơn nhiều với hình Superellipse được nhắc đến mấy ngày qua, cùng câu chuyện góc bo trị giá 7 tỷ VNĐ.
Sở dĩ nó khó hơn vì Superellipse dù sao cũng đã được định nghĩa bằng một công thức toán học rõ ràng, bởi nhà toán học người Pháp Gabriel Lamé và về trực giác bạn biết rằng nó không có điểm ghép nối ĐẦY THÁCH THỨC giữa cong và thẳng."
Ông Quảng thừa nhận rằng icon của những phiên bản Bphone đầu tiên "có gì đó không được nuột". Sau đó, ông đã yêu cầu đội ngũ thiết kế cải thiện, tuy nhiên đội ngũ của BKAV lại đầu hàng và nói rằng "Bọn em đã làm hết sức rồi" , theo lời ông Quảng.
Đến lúc này, CEO BKAV đã quyết định trực tiếp "ra tay". Ông phóng to icon và nhận thấy những vết răng cưa và ghép nối không mềm mại, "tạo ra hiệu ứng khó chịu dù rất khó định nghĩa". Sau khi tìm hiểu các hãng smartphone khác trên thị trường, đội ngũ BKAV đưa ra kết luận rằng icon của tất cả các hãng đều gặp tình trạng này, ngoại trừ "hãng A".
Mặc dù đã tìm ra nguyên nhân và tham khảo thiết kế của "hãng A", tuy nhiên đội ngũ BKAV vẫn chưa thể có được lời giải. Ông Quảng khẳng định đây là "nỗi băn khoăn lớn của cả giới thiết kế trên thế giới" chứ không riêng gì BKAV.
Tạo ra icon với những góc bo mịn là "nỗi băn khoăn lớn của cả giới thiết kế trên thế giới", theo lời ông Quảng
"Sau nhiều tuần báo cáo các phương án, bao gồm cả nghiên cứu hãng A đã làm như thế nào với góc bo của họ, vẫn chưa tìm được lời giải. Hóa ra đây là một NỖI BĂN KHOĂN LỚN CỦA CẢ GIỚI THIẾT KẾ TRÊN THẾ GIỚI chứ không chỉ với đội thiết kế của chúng tôi. Đội Thiết kế tìm được nhiều diễn đàn nói về vấn đề này, có những đội cất công nội suy góc bo của A ra một hàm số toán học vô cùng phức tạp.
Vẫn trên nguyên tắc "Không ra bản chất, không tận gốc vấn đề", tôi không chấp nhận lời giải nêu trên và thực tế đội Thiết kế đã thử với những công thức này nhưng không thành công. Góc bo tuy có được cải thiện, nhưng vẫn không thực sự "nuột""
Và bằng một cách nào đó, ông Quảng đã có thể tìm ra phương pháp để có được icon với góc bo mịn như "hãng A", giải quyết một vấn đề mà ông Quảng trước đó từng khẳng định là "nỗi băn khoăn lớn của cả giới thiết kế trên thế giới".
"Một lần nữa tôi phải ra tay, trực tiếp phân tích và hướng dẫn phương pháp cho đội Thiết kế. Kết quả thì như các bạn đã biết. Chúng tôi đã sở hữu CÔNG NGHỆ LÕI thiết kế góc bo thần thánh mà số ít các công ty có được."
Tiếc rằng, CEO BKAV không chia sẻ cách thức để tạo ra được những icon với "góc bo thần thánh" trên. Và theo những gì ông Quảng mô tả, có lẽ giới thiết kế trên toàn thế giới sẽ còn tiếp tục phải đau đầu khi chưa có được lời giải của ông.
CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng
Đến đây, ông Quảng tiếp tục nhấn mạnh về "công nghệ lõi", cho rằng một công ty phải có sự đầu tư để tạo ra những giá trị khác biệt so với rừng sản phẩm của các công ty khác.
"Vậy đấy các bạn, R&D là như vậy, nó có trong mọi lĩnh khi chúng tôi làm Smartphone và cũng đầy thú vị. Để nghiên cứu ra một quy trình, công nghệ hay một bí quyết dù nhỏ đều phải đầu tư công sức và cả tiền nữa. Nhưng kết quả có được là SỰ KHÁC BIỆT so với rừng sản phẩm khác. Các bạn là Bfans cảm nhận được sự khác biệt của Bphone, đó là từ hàng trăm, hành ngàn những thứ chúng tôi đã làm như vậy.
Để có được những công nghệ tốt thì hoặc bạn R&D nó để sở hữu từ LÕI, cũng tốn kém nhưng nó là của bạn, có thể tái sử dụng nhiều lần, hoặc bạn bỏ tiền ra mua nó, tốn kém nhưng nó vẫn không phải là của bạn. Nhưng biết sao được, nếu không thể R&D thì cũng phải mua thôi."
Vì sao Bphone, Vsmart phải tìm đường xuất khẩu? Mỹ, châu Âu là đích đến của nhiều thương hiệu smartphone trong nước. Tuy nhiên, việc chinh phục các thị trường mới không đơn giản. Ngày 22/3, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav tuyên bố công ty này đã ký hợp đồng để xuất xưởng những chiếc Bphone B60 phiên bản đặc biệt sang thị trường châu Âu. Theo chia sẻ của ông...