VSD tổ chức kỳ họp lần 5 Nhóm thông lệ thị trường Việt Nam
Mở đầu buổi họp, thay mặt cho VSD (tổ chức giữ vai trò Chủ tịch của Nhóm), ông Nguyễn Công Quang, Phó Tổng giám đốc VSD đã có bài phát biểu tổng kết lại hoạt động của Nhóm trong thời gian vừa qua. Tiếp đó, đại diện của SWIFT là ông Marco Attilio – Giám đốc khách hàng toàn cầu phụ trách khu vực ASEAN, APAC đã cập nhật một số sáng kiến mới cho xây dựng nền tảng của Quỹ trong khu vực.
Là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên kết nối với hệ thống Cổng giao tiếp trực tuyến của VSD từ tháng 7-2015, HSC đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực tế, trong đó phải xây dựng được các cấu phần then chốt, xác định được quy trình xử lý nghiệp vụ phù hợp, nâng cao vai trò của công nghệ thông tin trong việc triển khai tích hợp hệ thống; những vướng mắc, khó khăn có thể gặp phải khi triển khai và kinh nghiệm xử lý…
Việc triển khai kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến không chỉ thay đổi về công nghệ mà còn về quy trình thủ tục, thói quen và cách thức làm việc của các cán bộ nghiệp vụ, tuy nhiên nhờ việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật vận hành hệ thống của HSC cũng như quá trình phối hợp hỗ trợ xử lý vướng mắc kịp thời của VSD mà hệ thống của HSC đã vận hành thông suốt.
Tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến đã giúp HSC rút ngắn được thời gian thực hiện thao tác nghiệp vụ, giảm thiểu rủi ro sai sót về mặt số liệu khi thực hiện các giao dịch nghiệp vụ và chủ động trong việc bố trí nhân sự, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc, uy tínvà hình ảnh của HSC trên thị trường.
Liên quan đến hoạt động của Tiểu nhóm thanh toán bù trừ (Settlement and Reconciliation Workgroup), đại diện của VSD đã cập nhật các công việc và lộ trình triển khai xây dựng hệ thống bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Trong thời gian tới, công tác chuẩn bị sẽ được các cơ quan quản lý, vận hành thị trường và các thành viên tích cực thực hiện, bảo đảm bám sát lộ trình này.
Bà Lê Sỹ Hoàng đến từ Standard Chartered Bank thay mặt Tiểu nhóm về thực hiện quyền (Corporate Action Workgroup) đã trình bày về kết quả survey do SWIFT và CitiIQ đứng ra tổ chức trong năm 2015. Mục đích của hoạt động này là đo lường sự tiến bộ của tự động hóa và chuẩn hóa trong việc thực hiện quyền của tổ chức phát hành trên thế giới, so sánh, xác định và khuyến nghị các xu hướng trong tương lai.
Liên quan đến Tiểu nhóm Tiếp cận thị trường (Market Access Workgroup), bà Bùi Thu Thủy (Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán của HSBC Việt Nam) đã đánh giá rất cao cơ quan quản lý đã có những hành động thiết thực trong thời gian gần đây nhằm giảm thủ tục cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam như: cấp mã số giao dịch trực tuyến, …
Video đang HOT
Nhằm nâng cao chất lượng thực hiện quyền cho cổ đông của các Tổ chức phát hành, đại diện của VSD cũng chia sẻ về dịch vụ E-Voting mà VSD sẽ cung cấp trong thời gian tới, bao gồm nội dung, cách thực hiện và lộ trình dự kiến. Đây là giải pháp mới giúp các Tổ chức phát hành có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian tổ chức đồng thời giúp các Nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quyền lợi của mình.
Các thành viên Nhóm VN NMPG tham dự cuộc họp ngày 18-3-2016.
Về các hoạt động sắp tới, Chủ tịch Nhóm VN NMPG đề xuất sẽ mời các Công ty Quản lý quỹ, Quỹ đầu tư tham gia Nhóm, các thành viên đều nhất trí với đề xuất này. Đồng thời, Chủ tịch Nhóm VN NMPG mời các thành viên của Nhóm đăng ký tham dự các buổi họp của Nhóm thông lệ thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC RMPG) và Nhóm thông lệ thị trường toàn cầu (Global SMPG). Các thành viên tham dự sẽ có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu, trao đổi các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, cũng như khả năng tiếp cận các thông lệ chung của quốc tế.
Kết thúc cuộc họp, một lần nữa thay mặt Nhóm NMPG, ông Nguyễn Công Quang bày tỏ mong muốn các thành viên tích cực tham gia vào các Tiểu nhóm, khuyến khích các thành viên tiếp tục đề xuất những nội dung cần trao đổi, thảo luận cũng như hoan nghênh các thành viên nghiên cứu các thông lệ chung của quốc tế để đề xuất cùng áp dụng cho thị trường Việt Nam.
Kỳ họp tiếp theo của Nhóm dự kiến vào tháng 10-2016 sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Theo_Báo Nhân Dân
An toàn đường thủy đang bị xem nhẹ
Tai nạn giao thông đường thủy diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, dù không gây thiệt hại về người nhưng để lại hậu quả về kinh tế, xã hội vô cùng lớn. Trong đó, các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng gần đây đều liên quan tới tàu thủy, tàu kéo hết hạn đăng kiểm và tài công phớt lờ cảnh báo.
Cầu Đuống quá thấp, mất an toàn cho tàu thuyền lưu thông
Phương tiện hết hạn đăng kiểm vẫn lưu thông
Tối 6-3, tàu Thành Luân 28 tải trọng 3.145 tấn đã đi vào sông Kinh Môn, một nhánh sông cấp 3 trong khi tàu Thành Luân là tàu tải trọng lớn, tàu sông pha biển không được đi vào. Hậu quả tàu đã đâm hỏng cầu An Thái, bắc qua sông Kinh Môn. Mặc dù vụ tai nạn không gây thiệt hại về người, nhưng đã gây hậu quả nặng nề cho người dân trên địa bàn huyện Kinh Môn trong lưu thông.
Cầu An Thái là cây cầu huyết mạch duy nhất, nối huyện Kinh Môn với QL5, từ khi cây cầu bị đâm hư hỏng, toàn bộ xe khách từ 16 chỗ trở lên và xe tải phải thay đổi hướng di chuyển theo lối Phà Mây, thêm 20-40km. Ông Lê Đình Long - Giám đốc Sở GTVT Hải Dương cho hay, tổng thiệt hại ước tính đến thời điểm này khoảng 10 tỷ đồng, trong đó chi phí sửa chữa cầu mất khoảng 4 tỷ đồng, trạm thu phí tỉnh lộ 388 thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng. "Về nguyên tắc, ai gây ra hậu quả người đó phải chịu trách nhiệm", ông Lê Đình Long nhấn mạnh.
Mới đây, ngày 20-3, tàu kéo sà lan đã đâm sập cầu Ghềnh. Mặc dù, vụ tai nạn đến thời điểm này chưa ghi nhận thiệt hại về người nhưng để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho ngành đường sắt. Cầu Ghềnh là cây cầu huyết mạch, nối tuyến đường sắt Bắc - Nam, cầu bị sập, đường sắt tê liệt. Trong khi đó, phương án khắc phục cầu Ghềnh không thể trong một sớm một chiều mà tính bằng tháng.
Đáng nói, trong cả 2 vụ TNGT đường thủy đặc biệt nghiêm trọng này, lỗi chủ quan đều do người điều khiển phương tiện. Tàu Thành Luân 28 đã hết hạn đăng kiểm từ tháng 1-2016, thuyền trưởng có đủ bằng cấp nhưng lại phớt lờ cảnh báo an toàn. Ông Trần Văn Thọ - Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa (Bộ GTVT) cho biết, xung quanh khu vực cầu đều có khoảng 20-21 loại biển báo hiệu về an toàn, về chiều cao tĩnh không, khoang thông thuyền... để cảnh báo cho lái tàu biết.
Tuy nhiên, lái tàu Thành Luân 28 đã phớt lờ các cảnh báo này, cố tình vượt qua gầm cầu nên mới xảy ra sự cố. Còn trong vụ tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh, thông tin ban đầu cho hay, lái tàu có bằng hạng 2, đủ điều kiện điều khiển tàu kéo sà lan 900 tấn. Song, sà lan còn hạn kiểm định đến giữa năm 2016 nhưng tàu kéo đã hết hạn đăng kiểm.
Tàu, phương tiện thủy hết hạn đăng kiểm nhưng vẫn lưu thông, theo ông Trần Văn Thọ, trách nhiệm thuộc về các cơ quan liên quan như đăng kiểm, chính quyền địa phương, lực lượng tuần tra, kiểm soát...
Kiểm tra thường xuyên nhưng vẫn hổng
Liên quan đến công tác đào tạo thuyền viên lái tàu, ông Trần Văn Thọ thông tin, hiện cả nước có 38 cơ sở đào tạo, sát hạch và đã cấp khoảng 200.000 bằng lái, chứng chỉ chuyên môn cho các lái tàu.
Trả lời về việc công tác đào tạo, sát hạch lái tàu có đang bị bỏ hổng, lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa nhìn nhận: "Không ít trường hợp có bằng lái tàu nhưng sau đó chuyển làm công việc khác, không liên quan đến lái tàu hoặc không hoạt động thường xuyên nên việc quản lý cũng rất khó khăn và tồn tại một số bất cập nhất định".
Qua kiểm tra, Cục Đường thủy nội địa đã thu giữ bằng lái, chứng chỉ chuyên môn của một số thuyền viên. Dù khẳng định công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện cũng như các cơ sở đào tạo thuyền viên vẫn diễn ra, nhưng lãnh đạo Cục này cho rằng, vẫn còn tình trạng phương tiện thủy ra vào bến không báo cáo cảng vụ, tình trạng tàu xuất phát từ bến không phép, chở quá tải trọng, trong khi ý thức chấp hành luật của lái tàu còn kém đã dẫn đến những vụ TNGT đường thủy nghiêm trọng trong thời gian qua.
Về tình trạng các bến thủy nội địa không phép vẫn tồn tại, ông Trần Văn Thọ thông tin, do hiện nay mới có quy hoạch các cảng, chưa có quy hoạch bến nên nhiều địa phương chưa cấp phép cho các bến. Bên cạnh đó, việc cấp phép các bến thủy nội địa hiện đã giao cho Sở GTVT các địa phương cấp phép, quản lý.
Theo số liệu thống kê từ Cục Đường thủy nội địa, trong 3 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra 25 vụ TNGT đường thủy nội địa, làm chết 10 người, bị thương 1 người, chìm đắm 21 phương tiện. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 7 vụ, 6 người chết và giảm 1 người bị thương. "Mặc dù, số vụ TNGT đường thủy nội địa giảm nhưng lại xảy ra nhiều vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường thủy, đường bộ và đường sắt", ông Trần Văn Thọ cho hay.
5 cầu thuộc diện phải nâng cấp gấp
Cục Đường thủy nội địa cho biết, cả nước hiện có 427 cầu, trong đó 127 cây cầu không đảm bảo yêu cầu cho tàu thuyền lưu thông. Trong số này có 64 cầu phải cải tạo, nâng cấp hoặc di dời, trong đó 5 cầu phải xử lý gấp gồm cầu Ghềnh, cầu Bình Lợi (TP.HCM), cầu Đuống, cầu Long Biên (Hà Nội) và cầu Chui (Hải Phòng).
Theo_An ninh thủ đô
Người dân bất an về an toàn thực phẩm và bán hàng đa cấp Nhân dân lo lắng về thực trạng mất an toàn thực phẩm, cước vận tải, hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng và gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng... Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện...