VPS: Bứt phá nhờ công nghệ
Đặt mục tiêu trở thành một định chế tài chính công nghệ hàng đầu Việt Nam, Công ty Chứng khoán VPS đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu này.
Duy trì vị trí dẫn đầu thị phần môi giới phái sinh, gia tăng thị phần môi giới chứng khoán cơ sở
Năm 2019 đang dần đi qua, nhìn một cách tổng thể, đây là một năm khó khăn đối với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chính những đợt tăng/giảm của thị trường cơ sở đã tạo ra nhiều cơ hội tốt cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư chứng khoán phái sinh. Sự tăng trưởng mạnh của số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh và khối lượng hợp đồng giao dịch trong thời gian qua minh chứng cho điều đó.
Ở mảng môi giới chứng khoán phái sinh, cho tới nay, VPS đã duy trì được vị trí quán quân trong 4 quý liên tiếp (tính từ quý III/2018). Riêng quý III/2019, trong số 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới chứng khoán phái sinh lớn nhất, chiếm tổng cộng 98,33% thị phần, thì thị phần của VPS đạt tới 55,92%. Con số này đặc biệt ấn tượng khi so sánh với vị trí thứ hai và thứ ba, thị phần lần lượt là 12,14% và 10,28%.
Đối với mảng môi giới chứng khoán cơ sở, vị trí xếp hạng của VPS trên bảng tổng sắp có sự bứt phá trong những tháng gần đây, trên cả HNX, HOSE và UPCoM. Doanh thu mảng môi giới lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 của Công ty đạt 174,6 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong điều kiện không có quá nhiều nhân tố khác biệt trên thị trường môi giới khách hàng cá nhân, VPS thu hút được nhiều khách hàng là nhờ Công ty chú trọng đầu tư vào phân khúc này. Đây được xem là hướng đi bền vững, khi thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, số lượng tài khoản của nhà đầu tư được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên cùng với đà phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Hiệu quả hoạt động của VPS là minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh đúng đắn của Công ty. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 327 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong số các công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh môi giới, mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp tiếp tục mang lại nguồn thu lớn cho VPS. Theo báo cáo tài chính quý III/2019, doanh thu lũy kế 9 tháng của mảng tư vấn tài chính đạt 258,5 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2018. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của VPS trong nhiều năm qua luôn được khách hàng và thị trường đánh giá cao.
Công ty gia tăng thị phần môi giới chứng khoán cơ sở và dẫn đầu về thị phần môi giới chứng khoán phái sinh trong nhiều quý liên tiếp là kết quả của chính sách tối thiểu hóa chi phí đầu tư và tối đa hóa lợi ích cho nhà đầu tư.
Bên cạnh việc tư vấn, giúp nhà đầu tư hiểu, sử dụng sản phẩm phái sinh một cách hiệu quả thì điều quan trọng là VPS giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí đầu tư. Tuy nhiên, ngoài phí giao dịch, xu hướng cạnh tranh của các công ty chứng khoán dần chuyển sang hạ tầng công nghệ, vì nhà đầu tư rất quan tâm đến sự ổn định và thuận tiện, tiện ích trong giao dịch.
Video đang HOT
Thực tế, trong kỷ nguyên của Internet, công nghệ dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, việc giao dịch chứng khoán bằng sản phẩm phần mềm công nghệ trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về công nghệ giữa các công ty chứng khoán tham gia thị trường.
Nắm bắt được xu hướng này, trong thời gian qua, VPS liên tục đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ để cung cấp cho khách hàng dịch vụ đa dạng, đa tiện ích.
“VPS muốn tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng thông qua sự nỗ lực hết mình nhằm mang lại các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh và sáng tạo, đạt chuẩn mực cao nhất về tính hoàn thiện và sự chuyên nghiệp. Đây không chỉ là mục tiêu, mà chính là sứ mệnh của VPS”, ông Nguyễn Lâm Dũng, Tổng giám đốc Công ty chia sẻ.
Hướng tới mục tiêu công ty chứng khoán hàng đầu về công nghệ
Về hệ thống giao dịch, để bắt kịp với xu hướng công nghệ 4.0, VPS đã cho ra đời các nền tảng giao dịch hiện đại có tốc độ xử lý nhanh, ổn định và có độ tin cậy cao như webtrade, ứng dụng giao dịch qua điện thoại SmartOne, SmartPro.
Cho tới nay, cả ứng dụng SmartOne và SmartPro do VPS tự phát triển đều được khách hàng đánh giá cao về tính ưu việt và thân thiện, tốc độ xử lý dữ liệu giao dịch nhanh, theo thời gian thực (real time), tích hợp toàn bộ các tính năng để nhà đầu tư có thể giao dịch và thực hiện các yêu cầu về tiền trên tài khoản chứng khoán.
Ngoài ra, phần mềm SmartRobo, công cụ sử dụng chat bot trên nền ứng dụng Skype và Facebook do VPS phát triển được coi là tiên phong về công cụ hỗ trợ giao dịch mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Đặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với định hướng VPS trở thành một công ty tài chính công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, ông Nguyễn Lâm Dũng kỳ vọng, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đang được xem xét sửa đổi, bổ sung sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết để mở đường cho sự phát triển của các công ty công nghệ tài chính và các sản phẩm tài chính mới, góp phần giúp thị trường vốn của Việt Nam bắt kịp được xu thế và thu hẹp khoảng cách phát triển với các thị trường trong khu vực cũng như trên thế giới.
Tiên phong phát triển cộng đồng nhà đầu tư tương lai
Nhằm chung tay góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng chất lượng và bền vững, trong năm 2019, VPS đã đầu tư phát triển app Phái sinh ảo trên cơ sở của ứng dụng đầu tư chứng khoán phái sinh chuyên biệt là SmartPro, tổ chức cuộc thi đầu tư chứng khoán phái sinh ảo với tổng giá trị giải thưởng 1 tỷ đồng. Chương trình được thiết kế nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng đầu tư cho nhà đầu tư trước khi họ bước vào quá trình đầu tư thực sự.
Xây dựng nền tảng công nghệ đầu tư chứng khoán phái sinh ảo, VPS mong muốn nhà đầu tư có cơ hội được tiếp cận thêm công cụ đầu tư và phòng ngừa rủi ro. Công ty tạo hệ thống giao dịch như môi trường thật để nhà đầu tư trải nghiệm trước khi tham gia thị trường thật.
Bên cạnh đó, ứng dụng đầu tư chứng khoán Phái sinh ảo được VPS tiếp tục nâng cấp, bổ sung một số tính năng tương tự như các trang mạng xã hội để nhà đầu tư vừa giao dịch vừa trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đầu tư, mời các nhà đầu tư mới tham gia, kết bạn hoặc theo dõi/cho phép nhà đầu tư khác theo dõi hoạt động đầu tư.
Nhằm phát triển cộng đồng nhà đầu tư tương lai, VPS còn tổ chức chương trình Đại sứ chứng khoán 4.0 tại nhiều trường đại học lớn trên phạm vi cả nước. Mục tiêu của chương trình là mang đầu tư chứng khoán đến gần hơn với sinh viên, giúp sinh viên có thêm kiến thức thực tế về đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, tại mỗi trường đại học mà chương trình triển khai, VPS mong muốn tìm kiếm 3 – 5 sinh viên yêu thích tài chính, chứng khoán để trở thành cầu nối giữa VPS và thế hệ nhà đầu tư tương lai.
VPS hiện là một trong những công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam, trên 4.500 tỷ đồng và tổng tài sản xấp xỉ 12.000 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/9/2019.
Trong năm 2019, Công ty đã nhận được những giải thưởng như: Giải thưởng “Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam năm 2019″ do Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam 2019″ do Tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường chứng khoán phái sinh: Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng, không còn chế độ miễn phí giao dịch
Thống kê của HNX cho thấy, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số trong tháng 6 tiếp tục tăng trung bình 16%/phiên.
Theo thống kê của HNX, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số (gọi tắt là chứng khoán phái sinh) trong tháng 6 đạt 1.967.028 hợp đồng. Như vậy, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên trong tháng 6 tăng 16,16% so với tháng 5, đạt 98.351 hợp đồng/phiên. Trong đó, phiên giao dịch ngày 6/6/2019 có khối lượng giao dịch cao nhất trong tháng, đạt 137.917 hợp đồng.
Nguyên nhân, theo nhận định của HNX, là do trong tháng 6/2019 chỉ số VN30 tiếp tục giảm điểm mạnh. Với mục đích phòng ngừa rủi ro trên thị trường cơ sở, giao dịch trên TTCK phái sinh tiếp tục tăng so với tháng 5.
Thống kê của HNX cũng cho thấy khối lượng mở (OI) toàn thị trường không có sự gia tăng đột biến như trong tháng 5 nhưng đều duy trì ở mức trên 20.000 hợp đồng/phiên. Tại ngày cuối cùng của tháng 6, khối lượng OI của toàn thị trường đạt 21.718 hợp đồng, giảm 33,83% so với tháng trước, trong đó phiên giao dịch ngày 11/6/2019 có khối lượng OI cao nhất đạt 31.451 hợp đồng.
Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước trong tháng 6 tiếp tục giảm so với các tháng trước, chiếm 91,35% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) tăng, đạt 8,21%. Khối lượng giao dịch tự doanh tăng so với tháng trước nhưng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giao dịch của nhà đầu tư trong nước, đạt 0,99%.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 6 tăng so với tháng trước, đạt 17.524 hợp đồng, chiếm 0,45% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Theo HNX, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 6, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 75.352 tài khoản, tăng 3,28% so với tháng 5.
Không còn miễn phí giao dịch
Bước sang tháng 7, có một điểm đáng lưu ý và rất có ý nghĩa với nhà đầu tư cá nhân là trên thị trường không còn công ty nào tiến hành miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh nữa (trừ trường hợp Công ty Chứng khoán VPS miễn phí giao dịch 2 tháng đối với khách hàng mở mới tài khoản giao dịch phái sinh).
Cụ thể, sau một thời gian dài áp dụng chính sách miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh cho khách hàng (không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Sở giao dịch), kể từ ngày 1/7 VPS bắt đầu áp dụng mức phí 1.000 đồng/hợp đồng (chưa bao gồm các khoản phí phải nộp cho Sở giao dịch).
Tương tự VPS, một công ty chứng khoán khác là Mirae Asset Việt Nam cũng bắt đầu tiến hành thu phí giao dịch chứng khoán phái sinh từ ngày 1/7 sau khi tiến hành miễn phí cho khách hàng kể từ khi ra mắt hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh hồi tháng 12 năm ngoái. Giờ đây mức phí mà công ty đến từ Hàn Quốc này áp dụng là 500 đồng/hợp đồng.
Được biết, vào tháng 10/2018, VPS là công ty chứng khoán đầu tiên trên thị trường tiên phong áp dụng chính sách miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh cho khách hàng. Tiếp nối VPS, Công ty Chứng khoán ACBS và Mirae Asset Việt Nam cũng tiến hành miễn phí giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, không giống như VPS hay Mirae Asset Việt Nam, Công ty Chứng khoán ACBS đã thông báo thu phí giao dịch của khách hàng với mức phí 3.000 đồng/hợp đồng từ ngày 1/4.
Trong bối cảnh hiện nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tới trên 90% khối lượng hợp đồng giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh thì chiến lược miễn phí giao dịch của các công ty chứng khoán nói trên đã phát huy tác dụng trong việc kích thích khách hàng giao dịch và chiếm lĩnh thị phần. Cụ thể, nhờ chiến lược miễn phí giao dịch mà VPS đã gia tăng được thị phần một cách rất hiệu quả, từ mức 6,5% hồi cuối quý II/2018 lên mức 37,5% vào cuối tháng 3/2019 - dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán phái sinh.
Khi được hỏi làm sao để duy trì được mức thị phần cao như trên trong thời gian tới khi mà công ty bắt đầu thu phí giao dịch của khách hàng, đại diện truyền thông của VPS cho biết, sắp tới bên cạnh việc tiếp tục cải thiện hệ thống công nghệ và hệ thống giao dịch thì công ty sẽ đưa ra những chương trình đặc biệt nhằm phát triển thị trường và cơ sở nhà đầu tư. Tuy nhiên, vị này không tiết lộ cụ thể nội dung của những chương trình này.
Anh Thư
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Trái phiếu ngân hàng: Lãi suất kém hấp dẫn nhưng luôn "đắt hàng", vì sao? Tất thảy các thương vụ phát hành trái phiếu ngân hàng công bố từ đầu năm 2019 tới nay đều "thông". Hầu hết nhờ sự hỗ trợ tích cực từ các định chế tài chính, mà sự ra mặt của các công ty chứng khoán là phổ biến... Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Đằng sau việc các ngân hàng đua nhau phát hành...