VPF muốn V.League và các giải đấu cán đích
Như thông tin đã đưa, phần lớn các CLB đều muốn các giải bóng đá chuyên nghiệp (BĐCN) 2021 tiếp tục. VPF cũng đã gửi đề xuất lên VFF xem xét. Để các giải đấu đến đích như mong đợi thì tất cả đều phải cùng nhau vượt khó.
Trong thông báo về kết quả tổng hợp ý kiến đóng góp của các CLB ở V.League và hạng Nhất 2021 để định đoạt số phận của mùa giải đang dang dở, VPF cho biết, phần đông các CLB đồng thuận tiếp tục tổ chức mùa giải BĐCN QG 2021. Việc đơn vị tổ chức 3 giải đấu quan trọng trong nước này đưa ra phương án tiếp tục tổ chức chính là tiếng nói của nhiều đội bóng.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành, ĐT Việt Nam thi đấu liên tục và đặc biệt là phải thực hiện cách ly y tế theo quy định thì quỹ thời gian còn lại cho V.League 2021 là rất ít, không đủ để kết thúc mùa giải trong năm 2021. Nên nhớ, mỗi đợt tập trung cho ĐT Việt Nam theo quy định của FIFA Days là 2 tuần để thi đấu 2 lượt trận.
V.League 2021 không thể diễn ra khi ĐT Việt Nam dự vòng loại World Cup 2022 bởi nếu đá, sức mạnh của nhiều đội sẽ bị ảnh hưởng do có nhiều cầu thủ khoác áo ĐTQG (các CLB phải bắt buộc nhả quân ở FIFA Days). Một khi số đông đồng lòng muốn tiếp tục thì việc VPF lùi V.League 2021 lại đến giữa tháng 2/2022 là tất yếu.
Cần biết rằng giải Hạng Nhất có thể tiếp tục sớm hơn V.League, vào ngày 20/11 là bởi, nguồn nhân sự của các đội bóng ở hạng đấu này góp mặt ở ĐTQG là không có nếu nhìn vào danh sách được công bố trong thời gian qua. Trong lúc đó, U22 Việt Nam vào thời điểm ấy không còn làm nhiệm vụ quốc tế nên cầu thủ ở giải Hạng Nhất đã sẵn sàng phục vụ cho CLB.
Rõ ràng, việc VPF đưa ra phương án đề xuất để gửi VFF quyết định vào thời điểm này sẽ giúp cho các CLB chủ động trong việc xây dựng phương án cho phần còn lại của mùa giải 2021 (chẳng hạn ngừng tập luyện để cầu thủ trở về nhà, qua đó cắt giảm được khoản chi phí ăn, ở…) cũng như mùa bóng 2022.
Video đang HOT
Lee Nguyễn nỗ lực đi bóng và dứt điểm tại V.League 2021 Ảnh: Minh Tuấn
Có thể thấy, tất cả đều gặp khó khi phải lùi các giải BĐCN thêm một thời gian dài nữa. Nhưng trong bối cảnh bất khả kháng ấy thì các đội bóng, VPF đành phải cùng nhau vượt khó. Có lẽ, một trong những vấn đề khó khăn của các đội bóng là thực thi hợp đồng với các cầu thủ cả nội lẫn ngoại.
Thông thường, các đội bóng thường ký hợp đồng đến hết mùa giải. Theo lịch được công bố trước đây thì V.League 2021 kết thúc vào tháng 9 này. Nếu tính từ thời điểm này, hợp đồng của các cầu thủ chỉ còn khoảng 2 tháng. Đây không phải là vấn đề quá khó khăn để có thể giải quyết một cách ổn thỏa.
Trong trường hợp hợp đồng “vắt ngang” giữ 2 mùa giải thì các CLB thường quy định về một mức lương được hưởng cụ thể trong thời gian không thi đấu sẽ ít hơn, thay vì 100% như lúc mùa giải đang diễn ra. Dù V.League 2021 có lùi hay hoãn thì với những trường hợp này, các đội bóng cũng phải trả lương cho cầu thủ.
Với ngoại binh, việc lùi V.League 2021 đến tháng 2 sang năm thậm chí giúp cho các đội bóng có thời gian để “thanh lọc” lực lượng lính đánh thuê để chọn ngoại binh mới không chỉ để phục vụ phần còn lại của V.League 2021 mà còn hướng đến mùa giải kế tiếp.
Nên nhớ, V.League 2021 kết thúc vào giữa tháng 3/2022 thì gần như chắc chắn, các đội bóng không phải đợi quá lâu để bắt đầu mùa giải 2022 như khoảng trống giữa 2 mùa bóng trong những năm vừa qua nếu như dịch bệnh do Covid-199 được kiểm soát tốt.
Khi dịch bùng phát khiến cho các giải đấu bị ảnh, FIFA từng có hướng dẫn về việc thực thi hợp đồng khi cầu thủ đó có trách nhiệm cống hiến cho CLB đến khi mùa giải kết thúc. Đó là thông tin mà các CLB cần tham khảo để vận dụng cho hợp lý với thực tại.
Trong thông báo của mình, VPF cho biết, cũng đề xuất LĐBĐ Việt nam xem xét, điều chỉnh một số quy định pháp lý liên quan đến vấn đề chuyển nhượng, đăng ký cầu thủ, nhằm phù hợp với tình hình thực tế khi dự kiến kế hoạch, mùa giải năm 2021 sẽ kéo dài đến giữa tháng 3 năm 2022. Đây sẽ là nút thắt để các đội có thể giải quyết một cách ổn thỏa nhất về vấn đề hợp đồng với các cầu thủ.
Lợi cho cả 2 giải khi bỏ trận play-off
Trong văn bản đề xuất gửi đến VFF, VPF cho biết có đề xuất điều chỉnh vé lên – xuống hạng. Theo đó, VPF đề xuất bỏ trận play-off. Điều này giúp cho đội đứng thứ nhì ở hạng Nhất không phải duy trì tập luyện trong một thời gian dài đến 2 tháng để đợi đá play-off tranh suất lên V.League 2022 với đội đứng thứ 13 của V.League nữa. Theo lịch dự kiến, hạng Nhất 2021 kết thúc vào ngày 14/1/2022, trong lúc V.League đá vòng cuối vào ngày 12/3/2022. Việc bỏ trận play-off cũng giúp cho đội ở V.League giảm bớt áp lực trong bối cảnh khó khăn tứ bề đang bủa vây.
Lee Nguyễn nỗ lực đi bóng và dứt điểm tại V.League 2021 Ảnh: Minh Tuấn
Tuy nhiên, V.League và hạng Nhất vẫn còn 1 suất xuống hạng cho mỗi giải. Đây là quyết định hợp lý nhằm tạo sự cạnh tranh cho các đội ở nhóm đua trụ hạng. Nếu không có suất xuống hạng thì cuộc chiến của nhóm sau ở V.League và hạng Nhất chỉ mang ý nghĩa như các trận giao hữu, không có sức cạnh tranh nên chất lượng và hình ảnh của giải đấu sẽ bị ảnh hưởng.
Lịch thi đấu dày đặc nếu V.League trở lại
Nếu đề xuất của VPF được Liên đoàn bóng đá Việt Nam thông qua, các cầu thủ sẽ phải đối diện với một lịch thi đấu dày đặc.
V.League dự kiến trở lại vào đầu năm 2022
Mới đây, VPF đã gửi văn bản lên VFF về kế hoạch tổ chức phần còn lại của các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 2021. Đề xuất của VPF không khác gì so với những phương án trước đó.
VFF sẽ xem xét kĩ lưỡng rồi đưa ra quyết định cuối cùng. Cụ thể, VPF đề xuất: Giải hạng nhất quốc gia sẽ thi đấu ngày 20/11/2021 và kết thúc vào ngày 14/1/2022.
V.League 2021 sẽ thi đấu vào ngày 12/2/2022 với các trận đấu bù vòng 13, từ ngày 16/2/2022 đến 12/3/2022 sẽ thi đấu tách nhóm và kết thúc giải; Cúp quốc gia sẽ thi đấu từ ngày 17/1/2022 và kết thúc vào ngày 18/3/2022.
Ngoài ra, Ban Tổng giám đốc VPF cũng đề xuất V.League 2021 sẽ chỉ có một đội xuống hạng thay vì có thêm một trận play-off giữa đội xếp áp chót V.League và đội Á quân hạng Nhất như dự kiến ban đầu.
Như vậy, nếu đề xuất này của VPF được Liên đoàn bóng đá Việt Nam thông qua, các cầu thủ sẽ phải đối diện với một lịch thi đấu dày đặc khi V.League trở lại.
Cụ thể, các đội có 24 ngày để hoàn thành 5 trận (với nhóm đua vô địch) và 7 trận (với nhóm đua trụ hạng). Các cầu thủ phải chơi với mật độ 5 ngày/trận (nhóm A) và 3,5 ngày/trận (nhóm B).
Đây là mật độ thi đấu khắc nghiệt. Ở lượt đi, các đội cũng đá với mật độ 5 ngày/trận, nhưng việc phải chơi liên tục sau khi giải đấu "ngủ đông" gần 1 năm sẽ tạo ra thách thức rất lớn cho các CLB. Thậm chí, với các cầu thủ đã lâu không ra sân, mật độ thi đấu theo đề xuất của VPF như chặng leo núi đẩy khổ ải.
Về phía các CLB họ sẽ chịu thiệt thòi rất lớn khi phải đàm phán lại hợp đồng và tiền lương với cầu thủ, đồng thời cần cắt giảm, cân đối chi phí để tồn tại trong đại dịch. Các cầu thủ cũng gặp bài toán duy trì thể trạng, phong độ trong 8, 9 tháng không bóng đá.
Phương án đưa V.League sớm trở lại V.League 2021 không hẳn là không còn phương án cứu vãn. Dựa trên sự học hỏi đến từ các giải đấu lớn trên thế giới, trong đó có Nhật bản, tia hy vọng dành cho V.League mùa giải năm nay vẫn hiện diện. Mô hình bong bóng và giả thiết không xuống hạng Vào lúc 12h00 trưa nay (23/7), VPF sẽ nhận đầy...