VPBS thông qua phương án phát hành 2.030 tỷ đồng Cổ phần ưu đãi cổ tức
VPBS dự kiến phát hành 203 triệu Cổ phần ưu đãi cổ tức mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) vừa công bố Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường họp ngày 5/10/2018 vừa qua. Đại hội đã thông qua phương án phát hành Cổ phần ưu đãi cổ tức năm 2018.
Theo đó VPBS dự kiến phát hành 203 triệu Cổ phần ưu đãi cổ tức (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần) với giá trị chào bán bằng 100% mệnh giá. Tổng giá trị cổ phần chào bán theo mệnh giá 2.030 tỷ đồng. Đối tượng phát hành là các cổ đông hiện hữu đang sở hữu cổ phần phổ thông của công ty.
Tổng số tiền thu được trong đợt phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ dùng để tài trợ vốn mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.
Trường hợp số cổ phần ưu đãi cổ tức này không chào bán hết cho cổ đông hiện hữu, thì HĐQT toàn quyền phân phối số Cổ phần ưu đãi cổ tức còn lại cho các nhà đầu tư là cổ đông hiện sở hữu cổ phần phổ thông của công ty với giá bán không thấp hơn giá bán cho cổ đông hiện hữu.
Cổ tức ưu đãi sẽ được trả bằng tiền mặt với mức cố định hàng năm bằng 3% mệnh giá Cổ phần ưu đãi cổ tức dành cho chu kỳ Cổ tức ưu đãi đầu tiên và 6% mệnh giá Cổ phần ưu đãi dành cho các chu kỳ Cổ tức ưu đãi tiếp theo. Ngoài ra còn có mức thưởng do Đại hội cổ đông quyết định dựa trên kết quả kinh doanh hàng năm.
Video đang HOT
Cổ phần ưu đãi cổ tức cũng có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông nếu được Đại hội đồng cổ đông quyết định, hoặc trong thời gian kể từ ngày tròn 10 năm kể từ ngày hoàn tất phát hành cho đến khi còn tồn tại Cổ phần ưu đãi cổ tức – lúc đó nhà đầu tư có quyền yêu cầu chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với tỷ lệ chuyển đổi 15:1 (15 cổ phần ưu đãi cổ tức được đổi thành 1 cổ phần phổ thông).
Thời gian phát hành dự kiến ngay trong quý 4/2018.
VPBS Thành lập từ năm 2006, là một trong 3 công ty chứng khoán đầu tiên được chấp thuận thành viên giao dịch phái sinh đầu tiên của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội cùng với CTCP Chứng khoán TP HCM (HCM), CTCP chứng khoán SSI (SSI).
Nam Hà
Theo InfoNet
Tăng vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước: Cách nào?
Đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn vốn và thời hạn đáp ứng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II (Basel II) đang đến gần, các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) tìm nhiều cách để tăng vốn.
Từ sau năm 2020, các ngân hàng thương mại có thể rút tỷ lệ cổ phần nhà nước xuống còn 51%. Ảnh: Phạm Hương
Trong đó, phương án được đề cập gần đây nhất là trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, cách thức này được cho là không phù hợp với quy định và làm chậm quá trình cổ phần hóa khối ngân hàng này.
Kiến nghị liên tục trong nhiều năm
Để đáp ứng việc triển khai Basel II, dự kiến sẽ áp dụng từ 1/1/2020 với các chỉ tiêu khắt khe hơn về hệ số an toàn vốn, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng tốc và ghi nhận kết quả nhất định trong chiến lược tăng vốn điều lệ. Trong khi đó, liên tục 3 năm qua, các NHTMNN kiên trì kiến nghị được giữ lại cổ tức nhà nước làm vốn điều lệ song vẫn chưa được chấp thuận.
Trao đổi với Báo Đấu thầu về đề xuất này của các ngân hàng, ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nói: "Hệ thống ngân hàng thương mại là một mạch máu của nền kinh tế, đặc biệt với nền kinh tế - tài chính đang dựa vào nguồn vốn tín dụng như Việt Nam. Do đó, các ngân hàng này cần đủ lực về vốn để gánh vác trọng trách này. Hơn nữa, với tổng tín dụng ở mức khá cao hiện nay, nếu không tăng vốn, các ngân hàng khó đáp ứng chỉ tiêu về hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II. Trong điều kiện ngân sách khó khăn, đề xuất tăng vốn gặp trở ngại trong nhiều năm, song cần tìm lời giải cho bài toán này, nếu không sẽ hạn chế khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng cho nền kinh tế. Song song với quá trình này, có thể tiếp tục việc giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước tại các ngân hàng bằng cách kêu gọi cổ đông chiến lược mới".
Đồng tình với quan điểm này, TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia tài chính - cho biết, nhiều năm qua, để đối phó với tình trạng "bí bách" về vốn, nhiều ngân hàng đã phải phát hành trái phiếu đặc biệt. "Tức là, tăng vốn điều lệ nhưng tiền lại ghi sổ chứ không phải tiền tươi thóc thật. Việc kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến rủi ro là suy kiệt sức mạnh tài chính thực sự của ngân hàng. Mặt khác, hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện theo Basel II với các đòi hỏi khắt khe về CAR và các chỉ số khác có liên quan đến vốn. Do đó, việc tăng vốn cho các ngân hàng trở thành vấn đề rất cấp bách và cần làm thật", ông Nghĩa phân tích.
Ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa ngân hàng
Đề xuất tăng vốn cho các ngân hàng bằng cách giữ lại cổ tức của cổ đông nhà nước đã được gửi đến Bộ Tài chính trong những năm qua nhưng luôn bị từ chối. Trao đổi với Báo Đấu thầu về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính nói: "Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, cổ tức từ phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước. Do đó, phần cổ tức từ vốn nhà nước tại các ngân hàng phải được nộp vào ngân sách nhà nước".
Về việc tăng vốn cho các ngân hàng này, theo ông Tiến, có nhiều cách làm. Trong đó, có thể phát hành thêm cổ phần cho các nhà đầu tư khác, từ đó giảm tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ mà vẫn giữ nguyên giá trị tuyệt đối của số cổ phần này. Cách làm này làm giảm tỷ lệ vốn nhà nước song vẫn tăng quy mô vốn của ngân hàng.
"Để thực hiện việc tăng vốn thông qua phát hành thêm cổ phần, các ngân hàng phải xây dựng được đề án phát hành cổ phần với nội dung về cổ đông chiến lược. Tất cả việc này tương tự như việc xây dựng đề án cổ phần hoá, nếu được làm một cách công khai, minh bạch thì chỉ một năm rưỡi là có thể tìm được cổ đông chiến lược. Như vậy, khoảng 2 năm là có thể tăng được vốn", ông Tiến cho biết và chia sẻ thêm: "Với cách làm này, các ngân hàng có thể đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội về tiêu chuẩn Basel II. Mặt khác, theo chủ trương, từ sau năm 2020, các ngân hàng thương mại có thể rút tỷ lệ cổ phần nhà nước xuống còn 51% để tăng quy mô vốn và số tiền huy động được từ việc phát hành này được giữ trọn vẹn làm vốn điều lệ của ngân hàng".
Trong khi đó, vị cục trưởng này cho rằng, cách thức tăng vốn bằng việc giữ lại cổ tức là không hợp lý. "Bởi vì, với cách làm này, số vốn tăng lên không nhiều so với nhu cầu về tăng quy mô vốn của các ngân hàng, đồng thời có thể làm chậm tiến trình giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước tại các ngân hàng thương mại và hạn chế sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta cần cách nhìn và giải quyết theo hướng thị trường hơn, quản trị ngân hàng theo hướng cân bằng về quy mô và nâng cao năng lực quản trị thay vì dùng vốn nhà nước", ông Tiến phân tích.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, việc tăng vốn bằng cách giữ lại cổ tức sẽ khiến các NHTMNN tiếp tục duy trì vị thế là trụ cột của hệ thống tín dụng ngân hàng và vô hình trung làm tỷ trọng vốn nhà nước tại các ngân hàng này không thay đổi, làm chậm lại chiến lược tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nói chung.
Hoàng Oanh
Theo baodauthau.vn
SCIC sắp đấu giá công khai gần 255 triệu cổ phần Vinaconex Phiên đấu giá được SCIC dự kiến thực hiện trong quý 4/2018... Giá VCG hiện đang ở mức 19.700 đồng/cổ phiếu Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) se triển khai bán cổ phần tại Tổng công ty Cô phân Xuất nhập khẩu và Xây...