VPBank trình ĐHĐCĐ phương án mua gần 122 triệu cổ phiếu quỹ
Giao dịch dự kiến thực hiện qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong năm 2020.
Phương án mua lại tối đa khoảng 122 triệu cổ phiếu
VPBank (HoSE: VPB) vừa có văn bản xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) về việc xem xét thông qua phương án mua lại tối đa 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ (gần 122 triệu cổ phiếu). Mục đích giao dịch nhằm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cổ đông…
Ngân hàng dự kiến sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, khoảng 14.110 tỷ đồng (tính theo BCTC Quý I). Tạm tính theo giá đóng cửa ngày 24/4, VPBank cần chi ra khoảng 2.500 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ. Giao dịch dự kiến thực hiện qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong năm 2020.
Lần gần đây nhất VPBank mua cổ phiếu quỹ vào tháng 10/2019 với khối lượng 50 triệu cổ phiếu, tương đương 2% vốn. Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, với giá từ 20.000 đến 24.000 đồng/cp. Ngân hàng hiện có 123,2 triệu cổ phiếu quỹ.
Mua lại 300 triệu USD trái phiếu quốc tế
Video đang HOT
HĐQT VPBank cũng trình ĐHĐCĐ phương án mua lại tối đa 300 triệu USD khối lượng trái phiếu đã phát hành và trong phạm vi pháp luật cho phép, dự kiến trong năm 2020 và 2021.
Trước đó từ tháng 6/2019, ĐHĐCĐ VPBank đã thông qua phương án chào bán trái phiếu quốc tế phát hành theo chương trình Euro Medium Term Note (EMTN). Theo đó, ngân hàng đã thực hiện phát hành thành công đợt 1 với tổng mệnh giá trái phiếu 300 triệu USD.
Tuy nhiên, do khủng hoảng toàn cầu liên quan tới dịch Covid-19, thị trường trái phiếu doanh nghiệp quốc tế (Eurobond) bị bán tháo mạnh nên trái phiếu quốc tế của VPBank phát hành theo chương trình EMTN đăng ký tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore đang ở mức giá (và mức lợi suất tương đương) cao hơn nhiều thời điểm phát hành. Việc này có thể là điểm bất lợi cho VPBank trong việc huy động các nguồn vốn khác trong và ngoài nước, đặc biệt là các khoản vay tài trợ từ các quốc tế với mức lãi suất thấp hơn nhiều.
Việc mua lại trái phiếu đã phát hành tạo điều kiện cho VPBank có thể phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế sau này khi cần thiết và khi thị trường quốc tế ổn định trở lại.
Giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống mức 15%
Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ cũng xem xét việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống mức 15%. Theo số liệu đăng ký với Ủy ban Chứng khoán, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại VPBank là 22,77%.
Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng tài chính từ ảnh hưởng của dịch bệnh, các quỹ đầu tư nước ngoài (đặc biệt là Mỹ và châu Âu) có xu hướng rút khỏi thị trường chứng khoán châu Á. Một số cổ đông nước ngoài của VPBank không nằm ngoài xu hướng này, dẫn đến một lượng cổ phiếu bị bán ra. Hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài/vốn điều lệ giảm khoảng 0,34% so với mức chốt trên. Tình hình dịch bệnh toàn cầu chưa được cải thiện thì xu hướng này chưa dừng lại.
HĐQT cho rằng đây cũng là cơ hội để VPBank xin giữ lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài, nhằm mục đích chào bán cho các cổ đông nước ngoài khác muốn đầu tư vào Ngân hàng khi thị trường tài chính thực sự quay lại ổn định, từ đó, có cơ hội tạo ra thặng dư vốn trực tiếp.
Bổ sung các hình thức họp, biểu quyết, bầu cử trực tuyến
Nội dung xem xét cuối cùng về việc bổ sung thêm hình thức họp ĐHĐCĐ trực tuyến, biểu quyết/bầu cử thông qua hình thức bỏ phiếu điện tử hoặc các hình thức điện tử khác cũng như hình thức gửi thông báo mời họp ĐHĐCĐ, gửi tài liệu và phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng thư điện tử. ĐHĐCĐ cũng xem xét việc bổ sung trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua bỏ phiếu điện tử.
Châu Anh
Mua xong hơn 15 triệu cổ phiếu ESOP của VPBank với giá 10.000 đồng/cp, ông Nguyễn Đức Vinh đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu nữa
Ông Nguyễn Đức Vinh, CEO VPBank đã hoàn tất giao dịch mua 15,4 triệu cổ phiếu VPB theo chương trình ESOP, chiếm một nửa số cổ phiếu mà VPBank chào bán. Đáng chú ý, ông Vinh tiếp tục đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu ESOP nữa, dự kiến thực hiện từ 13/12/2019-11/1/2020.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - VPB) vừa công bố thông tin về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank đã mua thành công 15,4 triệu cổ phiếu VPB theo chương trình ESOP. Số cổ phiếu VPB do ông Vinh nắm giữ tăng từ 16 triệu cổ phiếu lên 31,4 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 1,24%. Thời gian giao dịch từ ngày 4/12/2019 đến 9/12/2019. Số cổ phiếu mà ông Nguyễn Đức Vinh nhận được chiếm tới một nửa số cổ phiếu ESOP được VPBank phát hành lần này.
Đáng lưu ý, sau khi mua được lượng cổ phiếu ESOP nói trên, ông Nguyễn Đức Vinh tiếp tục đăng ký mua hơn 1 triệu cổ phiếu VPB, vẫn trong chương trình ESOP. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là từ 13/12/2019-11/1/2020.
Các lãnh đạo trong ban điều hành của VPBank cũng đã hoàn tất mua cổ phiếu ESOP. Trong đó, một số giao dịch có khối lượng lớn có thể kể đến: bà Lưu Thị Thảo, Phó TGĐ nhận 200.000 cổ phiếu, bà Dương Thị Thu Thủy, Phó TGĐ nhận 229.200 cổ phiếu, ông Phùng Duy Khương nhận 200.000 cổ phiếu.
Trước đó, theo công bố thông tin của VPBank, số cổ phiếu được phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động được lấy từ nguồn cổ phiếu quỹ, với số lượng dự kiến là 31 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp.
Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm và được giải tỏa dần theo tỷ lệ: 30% số cổ phần CBNV được mua sẽ được giải tỏa sau 1 năm, 35% số cổ phần sẽ được giải tỏa sau 2 năm, 35% số cổ phần sẽ được giải tỏa sau 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Trên thị trường, cổ phiếu VPB đang được giao dịch quanh mức 19.500 đồng/cp, gần gấp đôi giá cổ phiếu ESOP mà VPBank chào bán cho các cán bộ nhân viên.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
VPBank phát hành 31 triệu cổ phiếu ESOP, một nửa dành cho CEO Nguyễn Đức Vinh Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh đã đăng ký mua vào tới hơn 15,4 triệu cổ phiếu ESOP, nghĩa là bằng khoảng một nửa tổng số cổ phiếu ESOP dự kiến phát hành. Lượng cổ phiếu này có giá trị hơn 300 tỷ đồng trên thị trường, trong khi giá vốn Tổng giám đốc VPBank bỏ ra chỉ hơn 150 tỷ đồng....