VPBank trích lập dự phòng rủi ro 1.748 tỷ đồng đã đủ chưa?
Tổng số nợ xấu tăng vọt từ 1.987 tỷ đồng năm 2014 lên 3.145 tỷ đồng vào cuối năm 2015 nhưng VPBank chỉ chi 1.741 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Câu hỏi đặt ra, nếu trích lập dự phòng đầy đủ, lợi nhuận của ngân hàng này sẽ còn lại bao nhiêu?
Chiều nay 28.3, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2016. Tại đại hội, Hội đồng quản trị (HĐQT) sẽ trình cổ đông về kế hoạch lợi nhuận năm 2016. Theo đó, tổng tài sản đến cuối năm 2016 sẽ tăng lên 246.223 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.200 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng đạt 156.358 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2015 của VPBank, tổng tài sản đạt 193.876 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng đạt 116.804 tỷ đồng, tương đương 49% so với cuối năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 3.096 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 2,7%.
Cũng tại đại hội, HĐQT của VPBank cũng sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 9.181 tỷ đồng lên 11.040 tỷ đồng thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Cụ thể, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 110.400.000 cổ phần, tương đương 1.104 tỷ đồng; chia cổ phiếu thưởng là 48.045.300 cổ phần, tương đương 480 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ dự kiến tăng thêm sẽ là 1.584 tỷ đồng.
Câu chuyện của VPBank sẽ không có gì đáng nói, nếu ngân hàng này sòng phẳng trong việc trích lập dự phòng rủi ro.
Video đang HOT
Theo đó, tổng số nợ xấu của VPBank tính đến cuối năm 2015 là 3.145 tỷ đồng, trong khi ngân hàng này chỉ chi ra 1.741 tỷ đồng tiền trích lập dự phòng. Tuy nhiên, theo tính toán của người viết, trên cơ sở không tính tài sản đảm bảo, VPBank đã “ăn bớt” khoảng 1.479 tỷ đồng tiền trích lập dự phòng. Lý do người viết không tính tài sản đảm bảo khi tính trích lập dự phòng rủi ro là vì trong thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, trang 59, điểm 41 về “chính sách rủi ro tài chính” của ngân hàng này có viết: “Ngân hàng hiện đang nắm giữ tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác cho các tài sản tài chính này. Ngân hàng chưa xác định được đầy đủ giá trị tài sản hợp lý của các loại tài sản đảm bảo này do chưa có các hướng dẫn cụ thể cũng như chưa có thông tin thị trường cần thiết.
Cụ thể, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) của VPBank là 6.945 tỷ đồng và ngân hàng này chỉ trích lập dự phòng rủi ro là 252 tỷ đồng. Nếu trích lập đúng theo quy định là 5%, số tiền trích lập phải đạt khoảng 347 tỷ đồng.
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) của VPBank là 1.268 tỷ đồng, nhưng VPBank chỉ trích lập có 65 tỷ đồng, trong khi nếu trích lập đủ theo quy định là 20% thì số tiền trích lập sẽ là 253 tỷ đồng,
Đặc biệt, nợ nhóm (nợ có khả năng mất vốn) của VPBank là 1.354 tỷ đồng, nhưng VPBank chỉ trích lập có 156 tỷ đồng. Theo quy định, nợ có khả năng mất vốn thì phải trích lập dự phòng rủi ro là 100%, như vậy, nếu trích lập đúng, VPBank phải trích lập 1.354 tỷ đồng cho khoản nợ này.
Như vậy, VPBank sẽ phải trích lập khoảng 3.220 tỷ đồng thay vì con số 1.741 tỷ đồng. Đó là chưa kể khoản trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.
Năm 2015, VPBank có tổng số trái phiếu đặc biệt VAMC là 4,520 tỷ đồng nhưng chỉ dự phòng gần 567 tỷ đồng. Theo quy định, ngân hàng sẽ phải trích lập 20% tổng số trái phiếu, có nghĩa là nếu trích lập đúng, VPBank sẽ phải chi ra 904 tỷ đồng, thay vì con số 567 tỷ đồng khiêm tốn kia.
Câu hỏi đặt ra, nếu trích lập đúng và đủ thì lợi nhuận của VPBank còn bao nhiêu? Liệu có còn là con số 3.096 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế như báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng này công bố? Ngân hàng này sẽ giải trình với cổ đông thế nào về việc ăn bớt trích lập dự phòng để làm đẹp sổ sách và con số lợi nhuận? Điều đáng quan ngại hơn, đó là với khoản lợi nhuận ảo như vậy, VPBank sẽ lấy nguồn nào để xử lý khi nợ xấu tăng trở lại?
Theo Danviet
Vì sao ngân hàng ngừng cho vay mua nhà dự án?
Do vấp phải vướng mắc pháp lý, gần đây một số ngân hàng lớn đã tạm dừng cho vay mua nhà thế chấp bằng quyền tài sản hình thành trong tương lai.
Chị Thùy (Cầu Giấy, Hà Nội) chuẩn bị mua căn hộ tại một chung cư ngoại ô và đã được Ngân hàng Ngoại thương - Vietcombank đồng ý về nguyên tắc cho vay dưới hình thức thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở (tài sản hình thành trong tương lai) do chưa có giấy chứng nhận quyền tài sản. Tuy nhiên, sau đó chị nhận được thông báo không thể cho vay bởi nhiều vướng mắc về pháp lý do bên công chứng không hoàn tất thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo.
Tương tự chị Thùy, nhiều khách hàng khác cũng bị từ chối vay mua nhà ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vì lý do này. Một tuần qua, nhiều khách hàng tại TP HCM cho biết, họ được nhân viên thông báo tạm thời ngưng giải ngân với các trường hợp vay vốn thế chấp tài sản bằng nhà ở hình thành trong tương lai dù trước đó nhà băng này cho vay bình thường.
"Tầm một tuần trở lại đây thì ngân hàng vẫn tiếp nhận hồ sơ, nhưng khách phải chờ vì hiện tại BIDV sẽ chưa giải ngân mà đợi hướng dẫn cụ thể từ Hội sở", một nhân viên tín dụng tại sở giao dịch 2 của BIDV cho biết.
Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là nhu cầu chính đáng của người mua hoặc chủ đầu tư để huy động vốn. Đối với ngân hàng, đây là một nguồn tài sản bảo đảm phổ biến và có giá trị, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng tín dụng và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, việc pháp luật vẫn chưa quy định một cách thỏa đáng về biện pháp bảo đảm này vô tình đang tạo ra rào cản pháp lý cho việc thế chấp khiến một số ngân hàng phải tạm dừng cho vay.
Trao đổi với PV, đại diện hai ngân hàng trên cho biết lý do tạm dừng cho vay vì việc nhận thế chấp một số tài sản đảm bảo là nhà ở đã nghiệm thu sử dụng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu gặp vướng mắc sau khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực. Ngược lại, các trường hợp cho vay mua nhà khác vẫn diễn ra bình thường.
Theo đó, các trường hợp nhận thế chấp Quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai không đúng với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 99 thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, Luật nhà ở, Nghị định 99 và Thông tư số 26 của Ngân hàng Nhà nước đều chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp này. Mặt khác, do các hướng dẫn và quy định của pháp luật chưa cụ thể nên phần lớn các văn phòng đăng ký đất đai địa phương từ chối xác nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.
"Do đó, BIDV tạm thời dừng nhận thế chấp với các tài sản này mà chỉ nhận làm tài sản đảm bảo bổ sung trong thời gian chờ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác hướng dẫn cụ thể nhằm tránh rủi ro pháp lý", đại diện BIDV nói.
Theo khảo sát của PV, nhiều ngân hàng khác vẫn cho vay mua nhà dưới hình thức này bình thường. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) ban đầu cũng phải tạm dừng cho vay mua nhà thế chấp bằng các quyền tài sản hình thành trong tương lai vì lý do này. Tuy nhiên, đến nay nhà băng vẫn linh động cho vay trở lại sau khi được một số cơ quan liên quan cho phép "nợ" một vài thủ tục trong thời gian chờ hướng dẫn.
"Thời hạn cho nợ các thủ tục đến ngày 30/6 nhưng nếu sau ngày này, các cơ quan vẫn chưa có những hướng dẫn chung sẽ rất khó cho ngân hàng", vị này nói.
Tương tự, lãnh đạo Eximbank, VPBank, TPBank, Sacombank, HDBank cho biết vẫn tiếp nhận và giải ngân với các trường hợp này. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, nếu chiếu theo quy định của Luật thì các nhà băng cũng có lý do để "run" khi cho vay bởi những quy định chưa rõ ràng. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng tới khách hàng, các nhà băng có thể xét duyệt, thẩm định hồ sơ thận trọng để có thể giải ngân bình thường. Quan trọng là khâu xét duyệt, thẩm định hồ sơ dự án vay. Nếu tất cả đều tốt thì sẽ được cho vay bình thường.
"Chúng tôi không thấy có trở ngại gì ngoài việc lưu ý về vấn đề khả năng trả nợ, tức độ ổn định của nguồn thu nhập của khách hàng - đặc biệt với người đi vay có thu nhập từ lương", đại diện HDBank chia sẻ.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Hang Én sắp lên phim "bom tấn" của Hollywood Hãng phim Warner Brothers Feature Film (WB) Hoa Kỳ vừa công bố bản trailer định dạng HD trên You Tube giới thiệu hình ảnh Peter Pan bay qua những dãy núi hùng vĩ, hang động kỳ vĩ..., đặc biệt trong đó có cảnh quay ở hang Én (Việt Nam). Để thực hiện các cảnh quay trong bộ phim "bom tấn" có cốt truyện...