VPBank, PNJ, Thế giới Di động giảm sàn, VN-Index rớt mốc 800 điểm
Toàn bộ 30 cổ phiếu trong rổ VN30 giảm mạnh, trong đó MWG ( Thế giới Di động), PNJ (Công ty Vàng Phú Nhuận), VPB ( VPBank) đã giảm sàn, trắng bên mua…
Sau phiên hồi phục vào ngày hôm qua (10/3), thị trường chứng khoán trong nước giao dịch trở lại hôm nay với các thông tin trái chiều trên thị trường thế giới. Trong khi chứng khoán Mỹ tăng mạnh đêm hôm qua thì các thị trường châu Á và châu Âu đều sụt giảm.
Đến đầu phiên chiều nay (1h30), áp lực bán bằng mọi giá trên toàn thị trường đã một lần nữa khiến VN-Index giảm mạnh hơn 5%, thủng mốc 800 điểm. Tuy nhiên, nhờ lực bắt đáy của giới đầu tư mà chỉ số này hiện đã tăng lên trên mốc 800 điểm nhưng vẫn giảm mạnh so với chiều qua.
Tính đến 1h45, chỉ số chứng khoán lớn nhất Việt Nam đang giao dịch ở mức 799 điểm, giảm 38 điểm so với cuối ngày hôm qua, tương đương mức giảm hơn 4,5%.
Cùng tại sàn TP.HCM, VN30 cũng giảm hơn 39 điểm, tương đương 5% với toàn bộ 30 cổ phiếu trong rổ giảm mạnh, trong đó MWG (Thế giới Di động), PNJ (Công ty Vàng Phú Nhuận), VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VPBank) và VJC ( Vietjet Air) đã giảm sàn 7%… Trong đó, MWG, PNJ, VPBank trắng bên mua.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index sau khi tăng giá vào buổi sáng đến nay đã quay đầu giảm 2,1%, trong khi UPCOM-Index cũng giảm 1,5%.
VN-Index giảm về mốc 800 điểm, thấp nhất kể từ 10/2018. Ảnh: Việt Đức.
Đây đã là phiên giảm mạnh thứ 2 của chứng khoán Việt chỉ trong tuần này. Trước đó, thị trường trong nước đã trải qua phiên giảm mạnh nhất trong 19 năm hoạt động khi mất 56 điểm, giảm 6,3% vào ngày 9/3.
Video đang HOT
Trong khi thị trường đang bị bán tháo ồ ạt, 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE đều giảm mạnh. Cổ phiếu VIC (Vingroup) giảm gần 4,3%; VHM (Vinhomes) giảm 6,4%; VNM (Vinamilk) giảm 1,7%… Ngoài ra, VCB (Vietcombank); GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam); TCB (Techcombank)… đều giảm xấp xỉ 6%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đang bị nhà đầu tư bán tháo khi cả VCB, TCB, BID (BIDV); HDB (HDBank); STB (Sacombank) đều giảm 5-6% và không có cổ phiếu nào tăng giá.
Tương tự là nhóm cổ phiếu chứng khoán, VCI (Chứng khoán Bản Việt) giảm kịch biên độ 7%, còn lại cả SSI (Chứng khoán SSI); HCM (Chứng khoán HSC); VND (Chứng khoán VnDirect)… đều giảm trên 4%.
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng chịu chung cảnh bán tháo khi những cổ phiếu lớn nhất nhóm như VIC, VHM, DXG (Đất Xanh), NXL (Novaland… đều giảm mạnh.
Ước tính trên sàn HOSE hiện có hơn 300 mã giảm điểm trong khi chỉ chưa đến 50 mã tăng giá. Thanh khoản trên toàn thị trường hiện đạt trên 3.200 tỷ đồng.
Với việc giảm về mốc 800 điểm, VN-Index đã giảm về vùng giá thấp nhất kể từ tháng 10/2017 đến nay. Chỉ tính trong tuần này, chứng khoán Việt đã mất xấp xỉ 10%, còn nếu tính từ đầu năm 2020 đến nay, VN-Index đã giảm trên 16%.
Theo News.zing.vn
Thế mạnh Việt Nam Top đầu thế giới, ông lớn tỷ USD xuất hiện
Độ mở nền kinh tế Việt Nam ở mức cao, dòng vốn ngoại dồn dập vào và tốc độ tăng trưởng du lịch thuộc hàng đầu thế giới... đang giúp nhiều doanh nghiệp lớn trong nước phát triển vượt bậc với những dấu mốc tỷ USD.
Sáng 9/27, CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (VTR) là đơn vị thứ 68 đưa cổ phiếu lên Sàn chứng khoán Hà Nội trong năm 2019, nâng tổng số vốn đăng ký trên thị trường này lên hơn 400 ngàn tỷ đồng.
Cổ phiếu VTR tăng trần từ mức giá tham chiếu 40.000 đồng/cp lên 56.000 đồng, với dư mua lớn và không có dư bán.
Hiện Vietravel đạt doanh thu khoảng 8 ngàn tỷ đồng/năm, số 1 trong lĩnh vực lữ hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, dư địa và tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam vẫn còn rất lớn. Vietravel dự kiến phục vụ 1 triệu khách trong năm nay, 1,5 triệu khách trong năm 2020 và 2,2 triệu khách trong năm 2022 và khi đó doanh thu sẽ đạt 1 tỷ USD.
Hãng hàng không Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết cũng là một doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ sự hội nhập sâu rộng cũng như tốc độ tăng trưởng du lịch hàng đầu của Việt Nam. Theo Bloomberg, Bamboo Airways sẽ IPO và huy động khoảng 100 triệu USD trong năm 2020 nhằm mở rộng quy mô và hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh 30% thị phần bay nội địa vào năm 2020.
Thế mạnh số 1 du lịch Việt giúp nhiều doanh nghiệp vươn mốc tỷ USD.
Trong vài năm gần đây, giới đầu tư cũng chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ lên quy mô tỷ USD của các doanh nghiệp trong nước như VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Vinpearl của ông Phạm Nhật Vượng, Sungroup của ông Lê Viết Lam, Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản...
Một thị trường du lịch phát triển với tốc độ cao đã mở ra rất nhiều cơ hội. VietJet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo phát triển bùng nổ với mức tăng trưởng chưa từng có và hiện đã đạt con số vận tải hành khách lên tới hàng chục triệu lượt mỗi năm. Bà Thảo trở thành nữ doanh nhân giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản khoảng 2,3 tỷ USD.
Trong năm 2018, doanh thu của VietJet đạt gần 54 ngàn tỷ đồng (2,3 tỷ USD).
Hàng loạt đại gia gần đây đã nhảy vào lĩnh vực hàng không. Cuộc đua trên thị trường hàng không Việt Nam đang sôi động hơn bao giờ hết. Bên cạnh Vietravel đang chờ cấp phép còn có Vinpearl Air của ông Phạm Nhật Vượng và KiteAir của CTCP Hàng không Thiên Minh của ông Trần Trọng Kiên. Vinpearl Air dự kiến cất cánh vào tháng 7/2020 với căn cứ đặt tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Vietravel của ông Nguyễn Quốc Kỳ cũng vừa phát hành thành công 700 tỷ đồng trái phiếu nhằm huy động tiền để phục vụ cho tham vọng lập hãng hàng không của ông lớn du lịch này.
Trước đó, hồi cuối tháng 2/2019, Vietravel Airlines đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng, do Vietravel sở hữu 100% vốn. Sau đó vốn điều lệ của của Vietravel Airlines tiếp tục được điều chỉnh lên 700 tỷ đồng.
Vietravel lên sàn Upcom, vào cuộc đua mở rộng quy mô.
Quy mô thị trường hàng không Việt Nam được dự báo cũng sẽ phát triển rất mạnh khi mà các hãng đang hoạt động cũng như các doanh nghiệp sắp được cấp phép có tham vọng rất lớn.
Hiện tại, thị trường nội địa có 6 các hãng hàng không gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco, Bamboo Airways và Vietstar Airlines.
Theo Bloomberg, thị trường hàng không Việt Nam hấp dẫn trong bối cảnh tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7% giúp tăng thu nhập của người tiêu dùng Việt. Bên cạnh đó, sự hội nhập sâu cũng kéo du lịch tăng trưởng và hàng không tăng trưởng.
Trong năm 2018, các sân bay trong nước đón tiếp 106 triệu hành khách, tăng 13% so với năm trước.
Thị trường chứng khoán (TTCK), sáng 27/9, VN-Index tiếp tục tăng điểm. Nhiều mã blue-chips tăng khá mạnh như: GAS, Thế Giới Di Động, Vietcombank...
Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.
Theo Rồng Việt, sau những phiên điều chỉnh vừa qua trên TTCK, phiên 26/9 đã có sự tăng điểm trở lại trên hầu hết các mã chứng khoán ở cả 3 sàn. VDS nhận thấy dòng tiền vẫn duy trì tích cực và các nhóm, ngành cổ phiếu vẫn đang thay phiên nhau để tạo dấu hiệu tích cực trên TTCK. Do đó VDS khuyến nghị các nhà đầu tư lướt sóng xem xét cơ hội ngắn hạn của thị trường, đồng thời các nhà đầu tư trung hạn có thể duy trì ổn định danh mục của mình.
Trong phiên 26/9 VN-Index, dòng tiền đổ mạnh vào nhóm ngân hàng, chứng khoán đã khiến nhóm nầy giao dịch bùng nổ.Nhiều mã tăng mạnh như Vietinbank, BIDV, Vietcombank, VPBank, HDBank, Vndirect...
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/9, VN-Index tăng 3,54điểm lên 990,75điểm; HNX-Index tăng 0,96 điểm lên 104,77 điểm và Upcom-Index tăng 0,5 điểm lên 57,22 điểm. Thanh khoản đạt185 triệu đơn vị, trị giá 4,0 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
'Đại hồng thủy' cuốn trôi 1.000 tỷ của Bầu Đức, thách thức tỷ phú Trần Bá Dương Doanh nghiệp của Bầu Đức vẫn chưa hết sóng gió, thảm họa bất ngờ đang đe dọa dòng tiền tỷ USD mà đại gia Trần Bá Dương vừa đổ vào để xây dựng một đế chế nông nghiệp có một không hai tại Đông Dương. CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG) của ông Đoàn Nguyên Đức...