VPBank miễn nhiệm 2 nhân sự cấp cao người nước ngoài
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) vừa công bố thông tin miễn nhiệm nhân sự cấp cao.
Ảnh minh hoạ.
VPBank vừa có văn bản số 20/2020/CV-HĐQT về việc công bố thông tin miễn nhiệm nhân sự. Cụ thể, VPBank đã có Quyết định số 87/2020/QĐ-HĐQT về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Kosaraju Kiran Babu – Phó Tổng giám đốc. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 7/2/2020.
VPBank cũng cho biết ngân hàng vừa ra Quyết định số 94/2020/QĐ-HĐQT về việc chấm dứt quan hệ lao động đối với ông Sanjeev Nanavati – Phó Tổng giám đốc. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10/2.
Ông Kosaraju Kiran Babu được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối tín dụng tiểu thương từ ngày 28/11/2017. Còn ông Sanjeev Nanavati giữ chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực và Giám đốc điều hành cao cấp từ ngày 16/7/2018.
Tính đến thời điểm này, ban điều hành của VPBank có 10 thành viên gồm Tổng giám đốc là ông Nguyễn Đức Vinh và 9 phó tổng giám đốc. Ông Fung Kai Jin là Phó Tổng giám đốc người nước ngoài duy nhất.
Video đang HOT
Ngoài ra mới đây bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng cũng có đơn xin từ nhiệm. Hội đồng quản trị VPBank cho biết đã nhận đơn của bà Thuỷ và sẽ đưa ra đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 để các cổ đông xem xét phê duyệt.
Kết thúc năm 2019, VPBank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm kỷ lục 10.334 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12% so với năm 2018.
Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất trong năm 2019 của ngân hàng đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2018. Nếu tính riêng hoạt động kinh doanh cốt lõi thì ngân hàng này dẫn đầu về doanh thu. Tăng trưởng tín dụng đạt đạt 17,6%, cao hơn so với tăng trưởng trung bình toàn hệ thống. Tăng trưởng huy động vốn ở mức 23,7% so với năm 2018.
Anh Phan
Theo vietnamfinance.vn
Mcredit khiến "gánh nặng" nợ xấu MBBank ngày càng tăng
VDSC dự báo tăng trưởng cho vay và thu nhập lãi của MCredit sẽ chậm lại, trong khi chi phí hoạt động nhiều khả năng sẽ tăng nhanh hơn khi công ty tập trung mở rộng mạng lưới điểm bán và cho vay có mục đích. Điều này sẽ ảnh hưởng đến MBBbank.
Mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã có công bố báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh năm 2019 của MBBank với nhận định tăng trưởng cho vay của ngân hàng chủ yếu là nhờ đẩy mạnh cho vay mua nhà và cho vay tiêu dùng.
Theo VDSC, cơ cấu cho vay hợp nhất năm 2019 của MBBank tiếp tục chuyển sang cho vay bán lẻ với mức tăng trưởng cho vay bán lẻ lên đến 32,8% so với cùng kì, gần gấp đôi so với mức tăng trưởng 16,6% của tổng danh mục cho vay. Tính đến cuối năm 2019, tỉ trọng cho vay bán lẻ chiếm 40,5% (tăng 2,7 điểm % so với cùng kì).
Trong các khoản vay bán lẻ, cho vay mua nhà chiếm khoảng 50% còn lại là vay mua ô tô, kinh doanh hộ gia đình và cho vay tiêu dùng.
Mặc dù cơ cấu cho vay dịch chuyển sang bán lẻ nhưng tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng mẹ không thay đổi so với năm 2018, do lãi suất huy động và trả lãi giấy tờ có giá bình quân tăng lên làm triệt tiêu phần cải thiện trong lợi tức tài sản.
Trong khi đó, NIM hợp nhất lại tăng đáng kể từ 4,6% trong năm 2018 lên 4,9%, cho thấy mảng tài chính tiêu dùng đang có vai trò dẫn dắt tăng trưởng của thu nhập lãi ròng.
VDSC cho rằng điều này là nhờ dư nợ cho vay tại MCredit tăng trưởng khá mạnh tới 57%, giúp đẩy tăng trưởng cho vay khách hàng hợp nhất lên 16,6% so với mức 14,5% của riêng ngân hàng mẹ. Theo MBBank, MCredit đang duy trì lãi suất cho vay trung bình ở mức khoảng 40% - 45%/năm, cho ra biên lãi ròng trên 20%.
Khoản vay tiền mặt chiếm tỉ trọng hơn 70% trong danh mục cho vay của MCredit. Với việc Thông tư 18/2019 có hiệu lực, MCredit đặt ra kế hoạch tái cơ cấu danh mục cho vay. Trong đó, để giảm dần tỉ trọng cho vay tiền mặt, các khoản cho vay mua xe máy và điện thoại điện máy dự kiến sẽ được đẩy mạnh, cùng với việc ra mắt thẻ tín dụng dự kiến vào tháng 3/2020.
Trên cơ sở này, VDSC dự báo tăng trưởng cho vay và thu nhập lãi của MCredit sẽ chậm lại, trong khi chi phí hoạt động nhiều khả năng sẽ tăng nhanh hơn khi công ty tập trung mở rộng mạng lưới điểm bán và cho vay có mục đích.
Mặt khác, trong năm 2019, dự phòng hợp nhất của MBBank tăng trưởng khá mạnh tới 61% so với cùng kì so với mức tăng 20% tại ngân hàng mẹ.
VDSC cho rằng việc chi phí dự phòng hợp nhất tăng mạnh chủ yếu là do MCredit, khi dư nợ tài chính tiêu dùng đang chiếm tỉ trọng 3,9% tổng cho vay và tỉ lệ nợ xấu đang ở mức xấp xỉ 7%.
Như vậy, nếu như FECredit mang lại "trứng vàng" cho VPBank thì Mcredit lại "nặng gánh" với nợ xấu. Tại ngày 30/9, nợ xấu của MBBank hợp nhất là 3.703 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng tới 40% lên 1.348 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,33% lên 1,54%.
Trong khi đó, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, nợ xấu tại ngân hàng mẹ cuối tháng 9 là 3.112 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Như vậy, ước tính nợ xấu tại công ty con MCredit là khoảng 590 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay cuối tháng 9 của MBBank hợp nhất là 240.211 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay của ngân hàng riêng lẻ là 230.143 tỷ, 2.564 tỷ cho vay tại MBS. Như vậy, ước tính, dư nợ cho vay khách hàng của MCredit là khoảng 7.504 tỷ đồng.
Trong khi đó, nợ xấu của MCredit theo tính toán lên tới khoảng 590 tỷ đồng, chiếm đến 7,9% tổng dư nợ cho vay khách hàng của công ty tài chính này. Tỷ lệ này tăng khá mạnh so với mức hồi đầu năm - chỉ xấp xỉ 6%.
Minh Quân
Theo vietq.vn
Giảm 1,5% lãi suất cho vay đối với các DN chịu ảnh hưởng bởi dịch Corona Ngay sau khi có chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Corona, VPBank đã có những động thái tích cực đối với những doanh nghiệp này. VPBank cho biết, trong danh mục khách hàng của mình những doanh nghiệp được đánh giá sẽ chịu tác động lớn dịp này gồm doanh...