VPBank có thêm 100 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp SME gặp khó vì Covid-19
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) vừa ký kết hợp đồng vay 100 triệu USD với IFC nhằm đẩy mạnh tài trợ cho doanh nghiệp SME gặp khó khăn do Covid-19.
Khoản vay 100 triệu USD từ IFC giúp VPBank hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp SME gặp khó khăn do Covid 19
Ngày 30/06/2020, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế Gới, nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) gặp khó khăn bị gián đoạn về dòng tiền bởi đại dịch Covid-19.
Theo thỏa thuận, IFC sẽ cung cấp khoản vay 100 triệu USD cho VPBank với kỳ hạn một năm, có thể gia hạn vào ngày đáo hạn, với lãi suất Libor 1.25%/năm. Khoản vay này sẽ giúp VPBank tăng cường thanh khoản để tiếp tục cho vay mới cho khách hàng doanh nghiệp, trong khi đồng thời kéo giãn thời hạn trả nợ của các doanh nghiệp. VPBank cũng được khuyến khích dành khoảng 20% khoản vay để tài trợ cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
IFC cũng đang phối hợp cùng các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) huy động một gói tài trợ bổ sung để nâng cao hơn nữa khả năng cho vay các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch của VPBank. AIIB sẽ đồng tài trợ một khoản vay lên tới 100 triệu USD để hỗ trợ VPBank mở rộng tài trợ thương mại và tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các SME, vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19.
Là một trong những ngân hàng hoạt động tích cực nhất trong phân khúc doanh nghiệp SME, với số lượng khách hàng SME chiếm khoảng 10% tổng số doanh nghiệp SME trên toàn quốc, VPBank đã nhanh chóng đưa ra những chính sách hỗ trợ khách hàng ngay từ khi dịch bệnh Covid bắt đầu bùng phát tại Việt Nam cuối tháng Hai vừa qua.
Cụ thể, ngân hàng đã thực hiện các biện pháp giãn nợ, tái cấu trúc, hỗ trợ lãi suất ưu đãi tùy theo đối tượng khách hàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn tạm thời do tác động từ dịch bệnh. Trong nửa đầu năm 2019, VPBank đã cũng cung cấp thêm hàng ngàn tỷ đồng dư nợ mới với lãi suất ưu đãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Song song với chuỗi webinar “Phản ứng với Covid 19″ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay trong đỉnh dịch, một chương trình đào tạo trực tuyến mang tên “Học viện tiểu thương” cũng đã được ngân hàng tổ chức, nhằm hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chuyển đổi hình thức kinh doanh sang kênh trực tuyến để giúp khách hàng duy trì được nguồn thu kinh doanh trong mùa dịch.
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc khách hàng chiến lược đối với VPBank và chúng tôi đã liên tục đưa các giải pháp, chính sách mới nhằm đáp ứng nhu cầu của phân khúc này trong bối cảnh của đại dịch đang tác động xấu tới nền kinh tế. Khoản tín dụng của IFC sẽ cho phép VPBank hỗ trợ nhiều doanh nghiệp hơn, giúp các doanh nghiệp vượt qua cú sốc bất ngờ từ bên ngoài này cũng như hỗ trợ sự ổn định thị trường tài chính chung của Việt Nam,” ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, cho biết.
Video đang HOT
“Kinh nghiệm của chúng tôi từ những cú sốc trong quá khứ, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã mang đến cho chúng tôi một bài học rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng hiện nay. Do đó, việc duy trì thanh khoản cho những doanh nghiệp này có vai trò quan trọng nhằm duy trì việc làm và hạn chế thiệt hại về kinh tế,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết.
“Hỗ trợ của chúng tôi cho VPBank không chỉ giúp ngân hàng có thể kéo giãn thời hạn trả nợ cho nhiều khách hàng mà còn tạo điều kiện để ngân hàng cấp các khoản vay mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và duy trì việc làm, từ đó thúc đẩy phục hồi nền kinh tế Việt Nam,” ông Kelhofer nói tiếp.
Đây là lần thứ hai IFC cấp tín dụng cho VPBank trong năm nay. Tháng Một vừa qua, IFC cùng các nhà đồng tài trợ quốc tế khác đã cấp cho VPBank một khoản tín dụng xanh trung hạn trị giá 212,5 triệu USD. Đây là giao dịch vay hợp vốn xanh đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Việc ký kết thỏa thuận này thể hiện cam kết vững chắc của VPBank trong chiến lược phát triển bền vững kết hợp bảo vệ môi trường theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Gói cho vay này đánh dấu cột mốc quan trọng đối với VPBank và mở ra cơ hội tiên phong trên thị trường tài chính xanh tại Việt Nam.
Muôn chiêu "săn" lãi của ngân hàng
Có ngân hàng lãi lớn nhờ buôn chứng khoán, bán bảo hiểm, kinh doanh trái phiếu, có ngân hàng lãi nhờ giảm trích lập dự phòng rủi ro, song cũng có ngân hàng lãi nhờ "ăn" chênh lệch lãi cao.
Big 4: Lợi nhuận đến từ giảm dự phòng, tăng thu ngoài lãi
Bất chấp doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều ngân hàng vẫn lãi hàng ngàn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, có ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận 10-40%. Tuy nhiên, con số lợi nhuận ngàn tỷ của ngân hàng không cùng một nguyên nhân. Có ngân hàng lãi lớn nhờ sống dựa vào tín dụng, "ăn" chênh lệch lãi vay, song cũng có ngân hàng lãi nhờ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoài lãi như buôn chứng khoán, bán bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp...
Với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, do phải giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, nên động lực tăng trưởng chính về lợi nhuận không đến từ mảng cho vay. Chính vì vậy, các ngân hàng này phải tìm lợi nhuận bằng việc giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ngoài lãi.
Đơn cử, trong 6 tháng đầu năm, VietinBank chỉ tăng tín dụng 0,66%, thu nhập lãi thuần tăng không đáng kể so với cùng kỳ (tăng 0,2%). Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận trong 6 tháng của VietinBank tăng tới 40% so với cùng kỳ là ngân hàng này giảm tới 10,6% trích lập dự phòng rủi ro, cộng với doanh thu ngoài lãi tăng mạnh.
Cũng giống VietinBank, lợi nhuận từ mảng cho vay của BIDV giảm tới 8,8% trong 6 tháng đầu năm. Động lực khiến BIDV không bị tuột dốc lợi nhuận quá sâu (lợi nhuận giảm 5,4%) chủ yếu nhờ cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro, tăng trưởng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, chứng khoán, kinh doanh ngoại hối.
Tương tự, với Vietcombank, hoạt động kinh doanh chính là tín dụng không có sự tăng trưởng về lợi nhuận, thể hiện ở chỗ thu nhập lãi thuần đi ngang. Điểm sáng của ngân hàng này là hoạt động dịch vụ tăng nhẹ 6%, lãi thuần từ ngoại hối tăng 18,4%, chi phí hoạt động tiết giảm 5% so với cùng kỳ... Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank vẫn giảm 2,8%.
Agribank chưa công bố báo cáo tài chính 6 tháng, song theo lãnh đạo ngân hàng này, tín dụng 6 tháng tăng trưởng âm, cho thấy động lực tăng trưởng của Ngân hàng cũng không đến từ cho vay.
Nhiều ngân hàng TMCP tư nhân vẫn hưởng chênh lệch lãi suất cao
Với ngân hàng TMCP tư nhân, cũng có nhiều ngân hàng lãi lớn từ dịch vụ, bán bảo hiểm, trái phiếu, như TPBank, VIB..., nhưng cũng có nhiều ngân hàng lãi lớn nhờ tín dụng, hưởng chênh lệch lãi vay.
Chẳng hạn, với Techcombank, biên độ lãi ròng (NIM) 6 tháng đầu năm nay là 4,5%, tăng đáng kể so với mức 4,1% cùng kỳ năm ngoái. Nhờ biên độ lãi được đẩy lên cao, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này nửa đầu năm nay tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, dù chi phí hoạt động tăng tới 21%, lợi nhuận của Techcombank vẫn tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một trường hợp khác là HDBank, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng tới 10,3%, thu nhập từ lãi tăng 18%, trong khi chi phí trả lãi chỉ tăng 7,2%, khiến thu nhập lãi thuần tăng mạnh (tăng hơn 30%). Hoạt động kinh doanh ngoài lãi cũng tăng trưởng tốt khiến lợi nhuận trước thuế 6 tháng của ngân hàng này tăng tới 31,5%.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng cổ phần tư nhân nào cũng lãi lớn nhờ cho vay. Tại VPBank, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng gần 10%, nhưng thu nhập lãi thuần chỉ tăng 4%. Riêng trong quý II/2020, lợi nhuận ngân hàng này tăng mạnh gần 40%, nhưng chủ yếu là nhờ giảm 17% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Covid-19 sẽ làm bộc lộ lợi nhuận thực của các ngân hàng
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, con số lợi nhuận của các ngân hàng 6 tháng đầu năm được công bố trong báo cáo tài chính chỉ là con số kế toán. Lợi nhuận thực của Ngân hàng sẽ lộ rõ hơn trong 6 tháng cuối năm, khi nợ xấu và trích lập dự phòng được thể hiện chính xác hơn.
Bên cạnh đó, theo FiinGroup, một khi các khoản dư nợ được cơ cấu lại theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực, bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng mới thực sự bộc lộ bản chất.
Nhận định của FinnGroup là có cơ sở. Ví dụ điển hình là nợ xấu của Vietcombank có nguy cơ tăng mạnh nếu hàng ngàn tỷ đồng dư nợ cho vay Vietnam Airlines tới đây hết thời hiệu được cơ cấu lại.
Rất nhiều ngân hàng khác cũng trong cảnh tương tự. Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó tổng giám đốc Agribank cho rằng, nguy cơ nợ xấu tăng mạnh khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận 2 quý cuối năm của họ có thể bị ăn mòn mạnh hơn nữa.
Theo giới chuyên gia, những ngân hàng càng đẩy mạnh cho vay trong thời điểm này càng dễ "ăn đòn" nợ xấu trong tương lai, bởi đặc tính ngân hàng là tác động của dịch bệnh trễ hơn các ngành khác.
Lợi thế vẫn dành cho ngân hàng Mặc dù đa phần cổ phiếu ngân hàng đều bị tác động bởi hàng loạt các yếu tố tiêu cực và giảm giá theo thị trường, nhưng lợi nhuận của các ngân hàng vẫn tương đối ổn định. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Nhiều ngân hàng tăng 20% lãi nửa đầu năm Gói lãi suất cho vay ưu đãi, tái cơ cấu thời...