Voọc tiếp tục cắn người ở Quảng Trị
Người đàn ông đang chạy xe máy chở lương thực vào thôn Sê Pu, xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa) thì bị con voọc tấn công liên tục từ phía sau, phải khâu 8 mũi ở chân.
Sáng 30/11, anh Nguyễn Đình Ngọc (33 tuổi, trú xã Tân Hợp, Hướng Hoá) đến Trung tâm y tế huyện Hướng Hoá để thăm khám vết thương bị voọc cắn. Anh này bị 2 vết thương phần mềm ở chân phải khâu 8 mũi, trong đó một vết cắn trúng xương. Do dị ứng nên bệnh nhân không thể tiêm thuốc, được cho về nhà điều trị, theo dõi thêm.
Nhân viên Trạm y tế Hướng Lập sơ cứu cho anh Nguyễn Đình Ngọc, bị voọc cắn vào chiều 29/11. Ảnh: Quang Hà
Trước đó khoảng 16h ngày 29/11, anh Ngọc chạy xe máy, chở lương thực vào cho người dân thôn Sê Pu (xã Hướng Lập). Khi qua khỏi ngã 3 giao giữa đường Hồ Chí Minh và đường dẫn vào thôn Sê Pu, anh bất ngờ bị một con voọc tấn công từ phía sau. “Nó nấp trong bụi cây, chờ mình đi vào đoạn đường trơn, chạy chậm thì nhảy ra cắn”, anh Ngọc kể.
Lúc đó anh Ngọc mang theo gậy ở tay trái để phòng bị, nhưng đường trơn và con voọc quá nhanh nên anh không thể phản ứng. Anh đi tiếp một đoạn thì bị voọc cắn lần thứ 2, vào cùng một chân nhưng khác vị trí. Đến khi voọc tấn công lần thứ 3, anh Ngọc dừng xe, cầm đá dọa ném thì nó mới bỏ đi. Nạn nhân sau đó được chị gái chở đến sơ cứu tại Trạm y tế xã Hướng Lập.
Ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hoá, cho hay đơn vị này đã sửa lại một số đoạn lưới bị hư hỏng do mưa lũ trong tháng 10/2020, đồng thời làm thêm 400 m lưới kéo dài về phía thôn Sê Pu để ngăn voọc ra đường cắn người. Như vậy, đến nay, nhà chức trách Quảng Trị chăng đoạn lưới dài 1,2 km, cao từ 2 đến 3 m để ngăn voọc. Tuy nhiên, sau thời điểm chăng lưới, vẫn có 3 người dân bị voọc cắn phải đến trạm y tế sơ cứu.
Video đang HOT
Đoạn lưới cao từ 2-3 m để ngăn đàn voọc ra đường cắn người. Ảnh: Hoàng Táo
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ( Quảng Bình) đề nghị hỗ trợ chuyên gia, tìm giải pháp xử lý đàn voọc thường xuyên ra đường cắn người.
“Quan điểm của chúng tôi là bảo tồn tại chỗ, giữ voọc lại khu vực này để phát triển du lịch sinh thái về sau. Dự kiến, một đến 2 tuần tới, Sở sẽ họp bàn với chuyên gia từ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”, bà Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị nói.
Trong các ngày 7 và 17/11, voọc 2 lần ra đường cắn người, khiến một nạn nhân khâu 9 mũi, một bị xây xước, trầy da, có dấu răng voọc.
Từ tháng 7/2020 đến nay, tại đoạn đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua thôn Cha Lỳ và đường bê tông rẽ vào thôn Sê Pu (xã Hướng Lập), 3 con voọc Hà Tĩnh đã tấn công 11 người dân, trong đó có một phụ nữ mang thai tám tháng, ba người phải khâu bốn mũi ở chân. Người dân khi qua khu vực này phải mang theo gậy phòng bị, hoặc đi theo nhóm đông người, nhưng vẫn thường xuyên bị tấn công.
Voọc Hà Tĩnh, hay còn gọi voọc đen Hà Tĩnh, voọc gáy trắng (tên khoa học Trachypithecus hatinhensis) được tìm thấy trong các khu rừng núi đá vôi thuộc tỉnh Quảng Bình. Chúng sống theo đàn từ 2 đến 15 con, cá biệt có đàn 30 con, thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Người dân 3 tỉnh vùng lũ được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí trị giá hơn 2 tỷ đồng
Trong 3 ngày (từ 20 -22/11) Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển khai chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho nhân dân 3 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.
Đoàn khám bệnh gồm hơn 100 y bác sĩ của Bệnh viện trung ương Huế, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Bình, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam, Quỹ hỗ trợ từ thiện Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam và nhiều nhà tài trợ, dưới sự chỉ đạo của GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng đoàn công tác của Trung ương Hội, phối hợp cùng Đoàn Thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên 3 tỉnh thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn và đoàn công tác thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại bởi mưa lũ.
Tại Thừa Thiên Huế, Đoàn đã tổ chức khám bệnh phát thuốc và tặng quà cho 500 người dân tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà và 500 người dân tại xã Phong Chương, huyện Phong Điền, đây là 2 xã chịu ảnh hưởng nặng của đợt bão lũ lịch sử vừa qua.
Ngoài ra, Đoàn tặng UBND xã 20 bộ lọc nước và hơn 100 phao cứu sinh trực tiếp để ứng phó bão lũ, tặng 2 điểm trường tiểu học mỗi điểm 2 bộ máy lọc nước và 10 triệu đồng cùng nhiều phần quà cho học sinh tại các điểm trường. Đoàn đã đi thăm, tặng quà 2 hộ gia đình bị thiệt hại nhiều do bão, lũ, tặng mỗi gia đình 5 triệu đồng và 1 phần quà giá trị cùng thiết bị lọc nước.
Người dân vùng lũ được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí.
Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác thăm, động viên người dân vùng lũ khi đến khám sức khỏe.
Tiếp theo đó, Đoàn đã tổ chức khám bệnh tại Trạm Y tế Hướng Lộc, Hướng Hóa, Quảng Trị cho hơn 1.000 người dân, tặng hơn 1.000 suất quà nhu yếu phẩm, thăm và tặng quà các hộ gia đình chính sách, thăm tặng 700 suất quà cho các em học sinh tại trường tiểu học xã Hướng Lộc, 2 hệ thống lọc nước và nhiều trang thiết bị, nhu yếu phẩm khác.
Đoàn cũng hỗ trợ hướng dẫn chính quyền xã và đoàn thanh niên sử dụng trang thiết bị lọc nước di động, đảm bảo công tác cứu hộ cứu nạn và đảm bảo vệ sinh an toàn nguồn nước sau bão lũ.
Tại Quảng Bình, Đoàn đã thăm khám bệnh tại tại xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy và xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh cho tổng số hơn 1000 người dân, tặng 1000 phần quà giá trị, 1000 áo phao cứu sinh; thăm hỏi gia đình chính sách và 2 điểm trường tiểu học trên địa bàn, hỗ trợ hệ thống lọc nước, nhu yếu phẩm cho nhân dân và trẻ em. Đoàn, Hội còn tặng lực lượng cứu hộ của xã 1 chiếc xuồng máy cho UBND huyện Quảng Ninh để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn.
Đồng thời triển khai chương trình "Chung tay phòng chống COVID-19", Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tặng các bệnh viện và trường học trên địa bàn hơn 70.000 khẩu trang y tế phục vụ công tác phòng chống dịch.
Nhân dịp này, Quỹ Ngày mai tươi sáng hỗ trợ bệnh nhân ung thư đang điều trị tại các bệnh viện Trung ương Huế, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi tỉnh 50 triệu đồng. Tổng giá trị hỗ trợ của chương trình là hơn 2 tỉ đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam mong muốn đem chuyên môn và con tim tình nguyện của các thầy thuốc trẻ, luôn sẵn sàng cống hiến đến những nơi khó khăn nhất, khi tổ quốc cần, cả mặt trận phòng chống dịch bệnh và thiên tai thảm họa.
Đà Nẵng chia sẻ và hỗ trợ các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh mỗi tỉnh 2 tỷ đồng Mặc dù Đà Nẵng vừa chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, cũng như chịu ảnh hưởng của mưa lũ và cơn bão số 9 vừa qua, nhưng với tinh thần tương thân tương ái, thành phố Đà Nẵng đã chia sẻ với những tổn thất của người dân vùng lũ còn chịu nhiều khó khăn hơn. Ngày 31/10, Đoàn công tác...