Voọc lao xuống đường tấn công khiến 9 người bị thương nặng
Đàn voọc thường xuyên tấn công người đi đường, khiến 9 người bị thương nặng và nhiều người bị ngã xe.
Nhiều tháng qua, trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị xuất hiện 3 cá thể voọc thường xuyên tấn công người đi đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Được biết, 3 con vọoc này có trọng lượng mỗi con từ 8-12 kg, thường xuất hiện từ khoảng 6 giờ sáng tới chiều tối trên đoạn đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua xã Hướng Lập.
Các cá thể voọc chờ sẵn trên cây, sẵn sàng lao xuống rượt đuổi, cắn người đi đường.
Video đang HOT
Mỗi khi nghe tiếng động cơ của các phương tiện qua đoạn đường này, 3 cá thể voọc lao xuống rượt đuổi, cắn người đi đường. Tính đến thời điểm hiện tại, đàn voọc này đã tấn công khiến 9 người bị thương nặng và nhiều người bị ngã xe.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt là các em học sinh thường xuyên qua lại khu vực, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã thành lập các tổ bảo vệ, túc trực tại các điểm voọc thường xuyên xuất hiện, xua đuổi voọc.
Phương án trước mắt là rào lưới dây cước cao 8m-10m ở những khu vực voọc hay xuất hiện không cho voọc tiếp cận mặt đường. Đây là phương án nhằm ngăn chặn voọc trong bụi rậm nhảy ra đường cắn người, làm chậm thời gian tấn công của voọc để người đi đường có thời gian phòng tránh.
Các cá thể voọc thường xuyên tấn công người đi đường.
Bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết: “ Lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tổ chức lực lượng chốt chặn tại các cung đường có đàn vọoc thường xuyên xuất hiện xua đuổi đàn vọoc đi sâu vào trong rừng. Trong thời gian tới sẽ phối hợp với biên phòng dùng tiếng sủa của chó nghiệp vụ để xua đuổi đàn vọoc vào rừng sâu và đảm bảo an toàn cho đàn vọoc”.
Sạt lở hơn 3 km đê biển, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp
Hơn 3,3 km đê biển ở Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến một số công trình và 26.000 hộ dân.
Sáng 27/8, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với hai huyện trên khoanh vùng khu vực nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn, bố trí lực lượng trực, xây dựng phương án bảo vệ đê...
Ngoài ra, UBND huyện Trần Văn Thời và U Minh được giao trách nhiệm sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực đặc biệt nguy hiểm, cấm mọi tác động vào rừng ở khu vực sạt lở.
Lực lượng chức năng Cà Mau gia cố những điểm sạt lở đê biển Tây. Ảnh: Nhật Tân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 4 đoạn đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng có tổng chiều dài hơn 3,3 km, thuộc các xã Khánh Tiến (U Minh), Khánh Hải, Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời). Nơi đây đai rừng rất mỏng hoặc không còn. Nhiều công trình lưới điện, trường học và trạm y tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, trong mùa mưa bão, gió lớn uy hiếp thân đê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 26.100 hộ dân và 128.900 ha đất nông nghiệp.
Cứu viện nước ngọt cho miền Tây Xây dựng hồ chứa, nạo vét kênh mương, đầu tư tuyến cống mới... là những giải pháp cấp bách cứu hạn cho nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long . Dự báo, lượng mưa năm nay ít hơn trung bình nhiều năm nên hạn, mặn vào đầu mùa khô năm sau sẽ diễn ra trầm trọng như năm 2016. Trước tình...