Vòng tránh thai và cơ chế tránh thai.
Vòng tránh thai (hay còn gọi là dụng cụ tránh thai, dụng cụ tử cung) dùng để đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm mục đích ngăn chặn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Đây là biện pháp tránh thai mà khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì tính tiện lợi của nó.
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là dụng cụ đóng vai trò như một vật cản được đặt vào trong buồng tử cung giúp ngăn chặn sự bám và làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Trải qua các quá trình cải tiến, nhiều thế hệ của vòng tránh thai đã ra đời với nhiều hình dáng cũng như vật liệu cấu tạo khác nhau. Nhưng dù là hình dáng thế nào và vật liệu là gì thì vòng tránh thai cũng phải đảm bảo 3 yếu tố như sau:
Có tác dụng tránh thai cao.
Dễ dàng khi đặt và tháo ra khỏi buồng tử cung, đồng thời không gây khó chịu trong thời gian mang vòng tránh thai.
Vòng tránh thai phải nằm yên trong buồng tử cung cho đến khi được tháo ra.
Hình ảnh vòng tránh thai. Nguồn Internet
Từ trước tới nay thì có hai thế hệ vòng tránh thai:
Thế hệ 1: là vòng tránh thai trơ: loại này được bào chế bởi những sợi chỉ tơ tằm, hoặc catgut, polyetylen, chất dẻo, hay inox và nó có nhiều hình dạng khác nhau (hiện nay loại này không còn được sử dụng nữa)
Thế hệ thứ hai : thì bản chất của vòng tránh thai như thế hệ 1 nhưng có gắn thêm đồng hoặc hóc – môn Progesterone và chỉ có 1 hình dáng duy nhất là hình chữ T (loại này hiện nay đang được dùng khá phổ biến)
Cơ chế tránh thai của vòng tránh thai
Cơ chế tránh thai của vòng tránh thai bao gồm những hiện tượng như sau:
Chiếm chỗ trong buồng tử cung không cho trứng đã thụ tinh về làm tổ, vì vòng tránh thai đã tạo ra một môi trường không thuận lợi cho phôi hoặc là ngăn cản phôi nang tiếp cận và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ hoặc là kết hợp cả hai yếu tố trên.
Video đang HOT
Hình ảnh vòng tránh thai. Nguồn Internet
Vai trò của đại thực bào (là các tế bào bạch cầu) bám trên bề mặt của vòng tránh thai đã ngăn cản hoặc phá hủy sự làm tổ của phôi, hoặc là có sự xuất hiện của nhiều bạch cầu đa nhân tại niêm mạc tử cung trong những trường hợp vòng tránh thai được sản xuất bằng chất dẻo giống như một quá trình viêm đã ngăn cản sự làm tổ của phôi và phôi được tống ra khỏi buồng tử cung cùng với hiện tượng kinh nguyệt.
Loại vòng tránh thai có gắn thêm đồng đã làm tăng hiệu lực tránh thai, vai trò của đồng trong cơ chế tránh thai như sau:
- Chất đồng được gắn lên vòng tránh thai đã tác động lên những enzym tham gia vào quá trình đục thủng và cân nhập vào lớp niêm mạc tử cung của phôi thai để làm tổ.
- Ngoài tác dụng chính như trên thì các ion đồng được giải phóng ra hàng ngày (từ 50 – 80 microgam/ngày) sẽ tác dụng lên quá trình di chuyển của tinh trùng và góp phần làm thay đổi chất nhầy của âm đạo, làm không thuận lợi cho sự hoạt động của tinh trùng.
Loại vòng tránh thai có hóc – môn loại progestagen như Medroxy progesteron acetat hoặc Lenovorgestrel có tác dụng làm tăng độ quánh của chất nhầy cổ tử cung làm cho tinh trùng rất khó xâm nhập vào.
Hiện nay thì vòng tránh thai thế hệ thứ hai là vòng tránh thai có đồng và vòng tránh thai có chứa hóc – môn đang được sử dụng rộng rãi bởi tỷ lệ tránh thai cao và ít tác dụng phụ hơn những loại vòng thế hệ 1 trước đây. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng không phải người phụ nữ nào cũng đặc được vòng do bản thân vòng tránh thai có những chống chỉ định nhất định với những người phụ nữ đặc biệt.
Theo Cuasotinhyeu
Đi tìm nguyên nhân sử dụng vòng tránh thai nhưng vẫn mang thai
Việc sử dụng vòng tránh thai là một trong những cách ngừa thai hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, dù được xem là hiệu quả nhưng thực tế, tỷ lệ ngừa thai của phương pháp này chỉ là 98% và bạn vẫn có nguy cơ mang thai khi đã đặt vòng.
Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi vì tính đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả. Đây là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ để tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài trong khoảng từ 3 đến 10 năm. Thế nhưng, sử dụng vòng tránh thai có thật sự hiệu quả 100% như nhiều người vẫn nghĩ? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Sử dụng vòng tránh thai có thể mang thai không?
Đừng quá bất ngờ, thực tế, dù vòng tránh thai được xem là hình thức ngừa thai hiệu quả nhưng tỷ lệ ngừa thai của dụng cụ này cũng chỉ đạt khoảng 98%. Điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể mang thai khi sử dụng vòng tránh thai (dù tỷ lệ này rất thấp, khoảng 3 trong số 100 trường hợp). Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bạn thụ thai khi đã sử dụng vòng tránh thai thường là do vòng tránh thai được đặt không đúng vị trí hoặc cũng có thể là do vòng tránh thai di chuyển và lún sâu vào tử cung, gây mất hiệu quả ngừa thai.
Dấu hiệu mang thai khi đã đặt vòng tránh thai có khác với dấu hiệu mang thai thông thường không?
Không giống các biện pháp tránh thai khác, vòng tránh thai không gây ra bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể sau khi được đặt vào. Quá trình rụng trứng vẫn diễn ra bình thường, nội mạc tử cung vẫn tiếp tục phát triển và bạn vẫn có kinh mỗi tháng (mặc dù vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến lượng máu chảy ra mỗi tháng, khiến lượng máu chảy ra ít hoặc nhiều hơn so với bình thường). Vòng tránh thai chỉ cung cấp sự bảo vệ cơ học bằng cách ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Và nếu bạn rơi vào những trường hợp hiếm hoi vẫn thụ thai dù đã đặt vòng thì các triệu chứng thai kỳ vẫn giống như bình thường. Một số triệu chứng đặc trưng là:
Chậm kinhỐm nghén và chóng mặtNhiệt độ cơ thể tăngThường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủĐau bụng dướiChán ăn hoặc ăn quá nhiềuPhải làm gì khi bạn nghi ngờ mình có thai dù đã đặt vòng tránh thai?
Thực tế là không có gì lạ nếu bạn nghi ngờ mình mang thai dù đã đặt vòng tránh thai. Bởi sau khi đặt vòng, nhiều người bị chảy máu bất thường trong vài tháng đầu. Sau đó, dưới ảnh hưởng của vòng tránh thai, lượng kinh nguyệt của bạn có thể ít và thời gian hành kinh ngắn hơn so với bình thường, thậm chí, một số người còn không có kinh. Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình có thai, hãy thực hiện theo 3 bước sau:
1. Thử thai bằng que
Nếu bạn nghi ngờ mình mang thai, hãy sử dụng que thử thai tại nhà để biết chính xác. Sau khi thử, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác.
2. Đi khám sản phụ khoa
Nếu mang thai khi đã đặt vòng tránh thai, bạn sẽ có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung. Đây là trường hợp khẩn cấp và bạn cần phải đi khám ngay lập tức để có cách can thiệp kịp thời.
3. Lấy vòng tránh thai ra khỏi tử cung
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, nếu bạn thật sự mang thai và không có thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy vòng tránh thai ra. Tuy nhiên, việc này cần được bác sĩ hoặc nhân viên y tế chuyên nghiệp thực hiện, bạn đừng nên tự lấy ra bởi có thể gây nhiễm trùng vùng kín, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Rủi ro có thể gặp nếu bạn mang thai khi đã sử dụng vòng tránh thai
Vòng tránh thai là dụng cụ được sử dụng để ngừa thai, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thụ thai?
1. Sẩy thai
Sẩy thai là nguy cơ hàng đầu mà bạn phải đối mặt nếu mang thai khi đã đặt vòng. Nếu bạn đặt vòng tránh thai trong thai kỳ, tỷ lệ sẩy thai sẽ tăng lên 40 - 50%. Khi biết mình mang thai, bạn nên đến bệnh viện để lấy vòng tránh thai ra càng sớm càng tốt bởi điều này sẽ giúp giảm rủi ro. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ có nguy cơ gặp rủi ro cao hơn so với những phụ nữ mang thai khác.
2. Sinh non
Việc tiến hành đặt vòng tránh thai trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ sinh non. Theo quan sát, những phụ nữ đặt vòng tránh thai trong thời gian mang thai sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp năm lần so với những phụ nữ mang thai khác. Vòng tránh thai cần được lấy ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng này.
3. Nhiễm trùng
Đây cũng là vấn đề mà bạn có nguy cơ cao phải đối mặt nếu có thai khi đang sử dụng vòng tránh thai. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của bé. Do đó, bạn cần sớm lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể để giảm thiểu nguy cơ này.
4. Bong nhau thai
Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước hoặc trong khi sinh. Theo các chuyên gia, vòng tránh thai có thể là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này.
5. Phơi nhiễm nội tiết tố
Việc sử dụng vòng tránh thai nội tiết có thể gây nguy hiểm cho thai nhi bởi nó có thể giải phóng progestin vào tử cung. Mặc dù những ảnh hưởng này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ nhưng theo các bác sĩ, nó có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bác sĩ sẽ không lấy vòng tránh thai trong trường hợp nào?
Nếu bạn muốn tiếp tục mang thai, tốt nhất nên lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, ít gặp biến chứng dù nguy cơ sẩy thai, nhiễm trùng và sinh non vẫn cao hơn một chút so với những mẹ bầu khác. Tuy nhiên, nếu việc lấy vòng tránh thai ra sẽ nguy hiểm hơn so với việc tiếp tục để nó tồn tại trong cơ thể, bác sĩ sẽ đề nghị bạn không nên lấy ra. Bởi đã có trường hợp, dù đặt vòng tránh thai nhưng bé cưng vẫn chào đời khỏe mạnh bởi khi bé lớn hơn, vòng tránh thai có thể bị đẩy ra ngoài.
Một số lời khuyên giúp bạn tránh nguy cơ mang thai khi đã đặt vòng tránh thai
Khi được sử dụng đúng cách, vòng tránh thai thật sự là phương pháp ngừa thai rất hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tránh mang thai ngoài ý muốn khi đã đặt vòng:
Thường xuyên đi khám phụ khoa: Hãy đi khám phụ khoa và siêu âm tử cung 2 lần/năm. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm việc vòng tránh thai bị lệch, nằm sai chỗ. Tình trạng này thường rất nguy hiểm, có thể gây bụng đau âm ỉ, xuất huyết bất thường và mang thai ngoài ý muốn.
Chú ý đến hạn sử dụng: Vòng tránh thai thường có một hạn sử dụng nhất định, trung bình từ 3 - 5 năm chúng phải được gỡ bỏ hoặc thay thế bằng một cái mới. Nếu bạn để lâu, nó có thể lún sâu vào thành tử cung và khiến việc lấy ra khó khăn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số điều sau:
Sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) bởi vòng tránh thai không có chức năng này.Nếu muốn sinh con, bạn chỉ cần tháo vòng tránh thai tại các bệnh viện và bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.Sau khi đặt vòng, bạn cần nằm yên trong 1 giờ, nghỉ ngơi tối thiểu trong vòng 2 ngày và đặc biệt là không được làm việc nặng trong 1 tuần. Bạn cũng không nên ngâm mình trong nước quá lâu (kể cả ngâm chân, ngâm tay). Sau 2 tuần mới nên quan hệ tình dục trở lại.Nếu bạn đau bụng nhiều, ra máu âm đạo nhiều và kéo dài kèm theo sốt, tiểu gắt và có cảm giác đau buốt, đau khi quan hệ, bạn nên đi khám ngay.
Vòng tránh thai thật sự là phương pháp ngừa thai rất hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ ngừa thai của phương pháp này vẫn không thể đạt đến ngưỡng tuyệt đối, do đó nếu bạn nghi ngờ mình mang thai, hãy đi khám ngay để được hỗ trợ sớm.
Theo Hellobacsi.
5 điều bạn cần biết về vòng tránh thai Dưới đây là một số thông tin mà giúp các chị em hiểu biết rõ hơn về vòng tránh thai. Trong thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ không hề biết nhiều thông tin về vòng tránh thai hay gọi cách khác là dụng cụ tử cung (DCTC) là một lựa chọn tuyệt vời cho các biện pháp tránh thai. Dưới đây...