Vòng tránh thai đi lạc chỗ – Chú ý những bất thường để phát hiện sớm
Đặt vòng tránh thai là một lựa chọn của nhiều phụ nữ sau sinh con muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tuy nhiên nhiều người sau đặt vòng mặc nhiên coi đó là biện pháp tránh thai lâu dài và lãng quên cho đến khi có sự cố hy hữu…
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài trong nhiều năm. Vòng tránh thai nhằm ngăn không cho t.inh t.rùng đi vào tử cung để gặp trứng, bằng cách làm thay đổi môi trường của nội mạc tử cung, ngăn việc trứng làm tổ ở đây.
Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai được nhiều người sử dụng vì sự an toàn, hiệu quả, đơn giản và chi phí thấp… 2 loại vòng tránh thai chữ T được sử dụng phổ biến nhất là: Vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai chứa hormone nội tiết (hay còn gọi là vòng tránh thai nội tiết).
Theo BS Nguyễn Thị Bạch Nga, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh: Phương pháp đặt vòng tránh thai có ưu điểm là tỷ lệ ngừa thai cao, không ảnh hưởng nhiều tới khoái cảm.
Vòng tránh thai là hình thức ngừa thai được sử dụng phổ biến.
1. Vòng tránh thai được sử dụng phổ biến như thế nào?
Vòng tránh thai là hình thức ngừa thai được sử dụng phổ biến cùng với thuốc tránh thai, theo nghiên cứu, ước tính trên toàn cầu, khoảng 23% phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai chọn vòng tránh thai.
Tuy nhiên, không giống một số hình thức tránh thai khác như b.ao c.ao s.u, vòng tránh thai không ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục (STIs). Ngoài ra có một vài sự cố do đặt vòng tránh thai mà phụ nữ nên biết như những người nào không nên đặt vòng tránh thai, đặt vòng tránh thai có thể có tác dụng phụ nào…
Những trường hợp dưới đây không nên sử dụng vòng tránh thai:
Nghi ngờ có thai.Đang bị n.hiễm t.rùng lây truyền qua đường t.ình d.ục (STI) hoặc có nguy cơ cao mắc STI.Bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung .Có dấu hiệu c.hảy m.áu â.m đ.ạo không rõ nguyên nhân.
2. Điều gì có thể xảy ra sau khi đặt vòng tránh thai?
Nhiều người có thể không nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào nhưng có chị em có thể bị đau từ nhẹ đến dữ dội hoặc một số dấu hiệu như chóng mặt, chuột rút, đau lưng hoặc thấy đốm m.áu…
Sau đặt vòng tránh thai có thể khiến chu k.ỳ k.inh n.guyệt bị gián đoạn, nhiều ghi nhận cho thấy vòng tránh thai bằng đồng có thể làm cho cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn và làm tăng lượng m.áu k.inh n.guyệt, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai. Còn vòng tránh thai nội tiết tố có thể làm cho k.inh n.guyệt không đều, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên sau khi đặt.
Video đang HOT
Ngoài ra, khi mới đặt vòng tránh thai cũng có thể gây trở ngại trong chuyện lứa đôi do các dây của vòng tránh thai có thể cảm thấy cứng, bạn hoặc đối tác của bạn có thể nhận thấy điều này trong khi giao hợp. Tuy nhiên, theo thời gian, dây sẽ mềm ra. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc khiến bạn bị đau khi quan hệ t.ình d.ục, bạn nên gặp bác sĩ.
3. Những rủi ro khi sử dụng vòng tránh thai là gì?
Mới đây, PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Long, nguyên Trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện một ca phẫu thuật mổ lấy vòng tránh thai nằm 1/2 trong ổ bụng và 1/2 trong bàng quang ở một bệnh nhân 40 tuổi. Đây là trường hợp vòng tránh thai xiên qua dạ con chui vào trong ổ bụng và bàng quang. Bệnh nhân đã đặt vòng được 6 năm nay, có triệu chứng đau bụng và đái ra máu.
PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Long cho biết, đặt vòng là phương pháp tránh thai khá an toàn và hiệu quả, tuy nhiên có thể có các biến chứng như không thích ứng hoặc vòng bị tuột thậm chí vòng xuyên qua dạ con vào ổ bụng, đâm xiên vào ruột, bàng quang và các cơ quan lân cận.
Do vậy sau khi đặt vòng, chị em nên đi khám định kỳ hoặc có dấu hiệu bất thường thì đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Chiếc vòng tránh thai của bệnh nhân 40 tuổi được PGS.TS. BS Nguyễn Thanh Long phẫu thuật lấy ra.
Vòng tránh thai được coi là an toàn và hiệu quả nhưng có thể có một số biến chứng hiếm gặp như:
- Vòng tránh thai có thể rơi trượt ra khỏi tử cung, nó thường xảy ra trong vòng vài tháng đầu tiên sau khi dụng cụ được đưa vào. Việc “trục xuất” này có thể gây ra các triệu chứng như chảy m.áu và đau, tuy nhiên một số phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Nếu bạn nghi ngờ vòng tránh thai của mình bị rơi ra ngoài, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn hình thức ngừa thai nào khác phù hợp hơn hay không. Chú ý hãy sử dụng b.ao c.ao s.u hoặc phương pháp ngừa thai dự phòng khác trong thời gian này.
- Thành tử cung có thể bị xuyên thủng trong quá trình đặt.
- Mang thai có nguy cơ cao: Khả năng mang thai rất thấp nhưng trong trường hợp có thai, thai kỳ đó sẽ được coi là có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng thai kỳ.
- N.hiễm trùng: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn khi đặt vòng tránh thai, gây n.hiễm trùng. Nhiễm trùng rất có thể xảy ra trong vòng 20 ngày đầu tiên sau khi đặt.
Nên nhớ, mặc dù đặt vòng tránh thai là một hình thức ngừa thai khá an toàn, hiệu quả và tiện lợi, giúp phụ nữ có thể ngừa thai trong vài năm chứ không phải là vô thời hạn. Tác dụng phụ của phương pháp ngừa thai này có thể khác nhau đối với mọi người.
Do đó, trước khi có ý định đặt vòng tránh thai, nên cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc đặt vòng tránh thai. Các bác sĩ sẽ t.ư v.ấn vòng tránh thai có phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn hay không và nên sử dụng loại vòng tránh thai tốt nhất cho bạn.
Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh, áp dụng ngay nếu mẹ thiếu sữa cho con
Nghiên cứu đã chứng minh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ, không có một loại thực phẩm nào tốt hơn sữa mẹ và người mẹ nên cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách để sữa về nhiều sau sinh.
1. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ
Trong những năm đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ nhất, thích hợp nhất đối với trẻ. Trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ.
Trong sữa mẹ có kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.
Không chỉ là biện pháp tiết kiệm hiệu quả về kinh tế, nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp gắn bó tình mẫu tử, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát triển hài hoà của trẻ. Đồng thời, khi cho con bú cũng giúp bà mẹ giảm căng thẳng và giúp nhanh lấy lại vóc dáng.
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ.
Sữa non được ví như một liều "vaccine tự nhiên" đầu đời, có các thành phần tạo miễn dịch thụ động cho trẻ. Trẻ được bú sữa non trong những ngày đầu tiên giúp đào thải phân su nhanh, tránh vàng da, giúp tăng cường miễn dịch, giảm nhiễm khuẩn, giảm mức độ nặng khi trẻ bị nhiễm bệnh.
Sữa mẹ có lợi ích vượt trội nhưng không phải bà mẹ nào cũng có sữa nhiều sau sinh, điều đó có thể do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vậy có cách nào để giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh không? Đây cũng là câu hỏi của nhiều sản phụ muốn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
2. Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh
Theo ThS. Chu Thị Thanh Loan, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cơ chế tiết sữa là cơ chế thần kinh thể dịch. Khi cho con bú nhiều thì cơ thể người mẹ sẽ tiết ra chất hormone trong cơ thể, đó là prolactin giúp tái tạo sữa và oxytocin làm xuống sữa.
Vì vậy, việc cho con bú đều đặn, thường xuyên, mẹ được nằm cạnh con, cho con bú theo nhu cầu là biện pháp giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú.
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp mẹ có lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt.
Theo ThS. Chu Thị Thanh Loan, để tăng cường lượng sữa cho con bú, các bà mẹ cần lưu ý như sau:
- Thứ nhất là tinh thần cần phải lạc quan, luôn có niềm tin mình sẽ có đủ sữa cho con bú. Cần cố gắng duy trì giấc ngủ 8 giờ/ngày, nên ngủ trưa, tranh thủ lúc con ngủ mẹ cũng nên nghỉ ngơi.
- Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng các nhóm dinh dưỡng bao gồm:
Chất đạm (protein): thịt, cá, trứng, sữa...Tinh bột: cơm, gạo, khoai, mì, phở...Chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, lạc, vừng...Vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả tươi...
- Đảm bảo uống đủ nước từ: nước lọc, nước canh, nước hoa quả... Duy trì lượng trung bình từ 2-2,5 lít nước/ngày. Uống nước rải rác trong ngày. Nên uống nước vào lúc trước và sau mỗi bữa bú để giúp tái tạo sữa trong quá trình cho con bú sau đó nữa.
- Việc duy trì em bé bú liên tục theo nhu cầu, ngậm vú đúng cách cũng rất quan trọng giúp kích thích sữa tái tạo và duy trì nguồn sữa mẹ.
- Biện pháp massage bầu ngực cũng rất hiệu quả giúp kích thích sữa về nhiều.
- Các bà mẹ nên hút hoặc vắt sữa khi em bú không hết để duy trì lượng sữa luôn dồi dào, luôn luôn mới và có nhiều sữa cho bé bú hơn.
Dinh dưỡng vô cùng quan trọng giúp mẹ có lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt.
Để có đủ sữa cho con bú, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mẹ ngay trong thời kỳ mang thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái để tăng cân tốt, đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.
Khi cho con bú, cần phải ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc. Khẩu phần ăn của người mẹ cao hơn mức bình thường. Có thể ăn các món ăn cháo chân giò, ý dĩ, vừng... có tác dụng kích thích bài tiết sữa nhưng không nên lạm dụng mà cần ăn đầy đủ các thực phẩm khác. Nên hạn chế các thức ăn nhiều gia vị như ớt, hành, tỏi vì có thể gây mùi khó chịu khiến trẻ dễ bỏ bú.
Chán "chuyện ấy" sau sinh: Bình thường hay bất thường? Phụ nữ sau khi sinh đẻ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, trong đó, giảm ham muốn tình dục, không thích chồng "đụng chạm" cũng là biểu hiện thường gặp của chị em. Chị Lê Hoa (28 tuổi, Hà Nội) cho biết, chị lấy chồng được 2 năm và vừa sinh 2 bé sinh đôi. "Từ khi sinh con ra đến...