Vòng luẩn quẩn nguy hiểm
Chỉ trong tuần đầu Năm mới 2024, cuộc xung đột ngày càng leo thang giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas khiến tình hình địa chính trị tại Trung Đông căng như dây đàn.
Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc oanh kích của Israel tại Dải Gaza ngày 2/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Một loạt diễn biến mới đang đẩy Trung Đông vào vòng luẩn quẩn của bạo lực và hỗn loạn, đe dọa an ninh toàn khu vực, làm đình trệ chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như đà phục hồi mong manh của nền kinh tế thế giới.
Khi mà thảm họa nhân đạo tại Dải Gaza ngày càng trầm trọng, phong trào Hamas đã thông báo ngừng đàm phán với Israel về một thỏa thuận ngừng bắn mới sau khi phó thủ lĩnh phong trào này, ông Saleh Al-Arouri, thiệt mạng trong một vụ tấn công ở Liban tối 2/1. Phía Hamas tuyên bố ông Al-Arouri cùng 6 thành viên phong trào này tử vong trong vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái của Israel nhằm vào một văn phòng của Hamas ở ngoại vi phía Nam thủ đô Beirut của Liban. Về phía Israel, quân đội nước này vẫn tiếp tục các vụ không kích, bắn phá nhằm vào Dải Gaza, trong khi thành phố Tel Aviv và miền Nam Israel cũng hứng chịu một số tên lửa bắn từ Dải Gaza vào.
Vụ phó thủ lĩnh Hamas thiệt mạng cũng đẩy xung đột giữa quân đội Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban lên một nấc thang mới. Hezbollah coi vụ việc này là dấu hiệu của “một diễn biến nguy hiểm” trong xung đột hiện nay giữa Israel và Hamas. Trong phản ứng ban đầu, phong trào Hezbollah ngày 6/1 đã phóng hơn 60 quả rocket vào một căn cứ quân sự của Israel ở khu vực Meron.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cảnh báo Tel Aviv sẽ sớm không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiến hành chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn chống lại Hezbollah. Thủ tướng Liban Najib Mikati nhận định diễn biến này sẽ khiến Liban không thể tránh khỏi bị đẩy vào giai đoạn đối đầu mới. Trên thực tế, từ đầu tháng 10/2023, các vụ tấn công giữa hai bên cũng diễn ra hằng ngày ở khu vực biên giới, gây nhiều thương vong, buộc hơn 76.000 người ở Liban phải sơ tán.
Video đang HOT
Trước đó, vụ cố vấn cấp cao Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran Sayyed Razi Mousavi thiệt mạng trong một cuộc không kích được cho là do Israel thực hiện ngày 26/12 gần thủ đô Damascus của Syria như “đổ thêm dầu vào lửa”. Vụ việc có thể gây leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Israel và Iran bởi Tehran khẳng định sẽ đáp trả thích đáng.
Đáng lo ngại hơn là những căng thẳng nguy hiểm ở Biển Đỏ đã nổi lên khi lực lượng Houthi ở Yemen không ngừng tấn công các tàu thương mại đi qua một trong những cung đường thương mại huyết mạch của thế giới này. Lực lượng Houthi mới đây tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động tấn công cho tới khi Israel ngừng chiến dịch quân sự tại Dải Gaza và cho phép phân phối hàng cứu trợ tới dân thường Palestine tại vùng lãnh thổ này. Một loạt hãng vận tải biển lớn như Maersk (Đan Mạch), Hapag-Lloyd (Đức), Evergreen Line, Mediterranean Shipping Company, CMA CGM (Pháp) cũng như tập đoàn dầu mỏ khổng lồ BP của Anh đã tạm dừng vận chuyển qua tuyến đường này.
Các chuyến hàng chở dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các nguồn cung năng lượng khác cùng các sản phẩm lương thực như dầu cọ, ngũ cốc và hầu hết các sản phẩm khác đều bị ảnh hưởng. Theo giới phân tích, việc định tuyến lại hành trình vận chuyển hàng hóa của các hãng vận tải khỏi Biển Đỏ có nguy cơ làm sụp đổ chuỗi cung ứng và đẩy giá tiêu dùng tăng lên vào thời điểm lạm phát toàn cầu chỉ vừa mới bắt đầu dịu bớt.
Đánh giá về tác động từ căng thẳng ở Biển Đỏ, Giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Jihad Azour cho rằng sự gián đoạn kéo dài trong hoạt động vận chuyển qua Biển Đỏ có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Đông cũng như hoạt động thương mại toàn cầu. Bất kỳ sự gián đoạn kéo dài nào trong hoạt động thương mại ở Biển Đỏ đều có thể gây ra “hiệu ứng domino” trong toàn bộ nền kinh tế thế giới, với các chi phí tăng vọt, làm tăng nguy cơ xảy ra cú sốc lạm phát mới cho nền kinh tế thế giới.
Chuyên gia Chris Rogers, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chuỗi cung ứng tại S&P Global Market Intelligence, nhận định chi phí nhiên liệu đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa trên tuyến châu Á đến châu Âu có thể sẽ tăng khoảng 15%, chưa kể phí bảo hiểm. Ông Simon Heaney, Giám đốc cấp cao tại hãng tư vấn và nghiên cứu hàng hải Drewry, nhận xét thời gian vận chuyển dài hơn sẽ làm gia tăng chi phí nhiên liệu và khiến hoạt động vận chuyển bị chậm trễ.
Bên cạnh đó, căng thẳng ở Biển Đỏ cũng làm gia tăng lo ngại rằng xung đột lan rộng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu từ Trung Đông. Chuyên gia Bob McNally, người sáng lập hãng tư vấn năng lượng Rapidan Energy Group, cho rằng những rủi ro địa chính trị ở Trung Đông có thể khiến giá dầu tăng 15%. Ông đánh giá nguy cơ xảy ra cú sốc nguồn cung dầu mỏ từ tình hình địa chính trị hiện nay ở Trung Đông ít nhất là 30%.
Mỹ đã dẫn đầu một lực lượng đặc nhiệm hải quân gồm 20 quốc gia để bảo vệ các tàu thương mại ở Biển Đỏ và Vịnh Aden, đồng thời triển khai các tàu sân bay tới khu vực.
Một số quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất tấn công các vị trí của Houthi ở Yemen. Tuy nhiên, các cuộc tấn công như vậy có thể làm tăng nguy cơ xung đột trong khu vực, bao gồm cả với Iran, quốc gia đã đưa tàu chiến ra Biển Đỏ.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Yemen tuần tra trên Biển Đỏ. AFP/TTXVN
Tròn 3 tháng xung đột bùng phát kể từ ngày 7/10/2023, khoảng 24.000 người đã thiệt mạng (trong đó khoảng 1.200 người ở Israel và hơn 22.700 người Palestine ở Dải Gaza). Các diễn biến gần đây trong cuộc xung đột Israel – Hamas đang đánh dấu bước leo thang căng thẳng nguy hiểm mới, đẩy cuộc chiến tới ngã rẽ nguy hiểm mới. Liên hợp quốc cảnh báo rằng vòng luẩn quẩn của bạo lực và bất ổn kéo dài suốt 3 tháng qua đã biến Dải Gaza trở thành vùng đất của chết chóc và tuyệt vọng. Cách duy nhất để phá vỡ vòng xoáy này vẫn là thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để các bên ngừng giao tranh, giải quyết những thách thức an ninh trong khu vực nhằm hướng tới một giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài cho cuộc xung đột được xem là dai dẳng và phức tạp nhất ở Trung Đông.
Liban cam kết tuân thủ nghị quyết về chấm dứt xung đột Israel - Hezbollah
Thủ tướng Liban Najib Mikati vừa tái khẳng định cam kết của nước này trong việc tuân thủ một nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt cuộc xung đột năm 2006 giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hezbollah.
Lực lượng lâm thời LHQ tại Liban (UNIFIL) và quân đội Liban tuần tra gần khu vực biên giới với Israel ở Khiam, miền Nam Liban, ngày 23/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Mikati đã thực hiện chuyến thị sát đột xuất tới miền Nam Liban trong ngày 24/10 trong bối cảnh quân đội Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban giao tranh xuyên biên giới gần như hằng ngày. Các tay súng Hezbollah bắn hàng chục tên lửa về phía khu vực Shebaa Farms kể từ ngày 8/10 để hỗ trợ các cuộc tấn công của Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza nhằm vào Israel, khiến các lực lượng Israel đáp trả bằng các đợt pháo kích hạng nặng nhằm vào một số khu vực ở miền Đông Nam Liban.
Trong chuyến đi này, Thủ tướng Mikati nhấn mạnh cam kết của Beirut thực hiện Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an LHQ, chất dứt cuộc xung đột năm 2006 giữa Israel và Hezbollah, đồng thời kêu gọi tịch thu vũ khí đối với mọi cá nhân, ngoại trừ quân đội Liban và các lực lượng an ninh nhà nước khác.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Liban nêu rõ nhà lãnh đạo này và Tư lệnh quân đội Liban Joseph Aoun đã đến thăm binh lính và trụ sở của Phái bộ gìn giữ hòa bình Lực lượng lâm thời LHQ tại Liban (UNIFIL).
Kể từ khi kết thúc cuộc xung đột năm 2006, Hezbollah đã không có sự hiện diện quân sự rõ ràng ở biên giới phía Nam Liban, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình UNIFIL tiến hành các hoạt động tuần tra. Tuy nhiên, các chuyên gia và các báo cáo phản ánh Hezbollah vẫn có nhiều địa điểm ẩn náu trong khu vực.
* Trong diễn biến liên quan, Điều phối viên đặc biệt của LHQ về Liban, bà Joanna Wronecka đã kêu gọi giảm leo thang căng thẳng dọc biên giới Liban-Israel.
Trong tuyên bố đăng tải trên trang chủ của LHQ, bà Wronecka khẳng định LHQ tăng cường hỗ trợ Liban bảo vệ an ninh và ổn định quốc gia trong thời điểm quan trọng. Bà bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc giao tranh trên biên giới Liban-Israel, đồng thời kêu gọi chấm dứt những hành động bạo lực tại khu vực này.
Bà cảnh báo những rủi ro đối với hòa bình và an ninh đang gia tăng đối với Liban cũng như khu vực, song nhấn mạnh rằng "chúng ta đừng bao giờ từ bỏ triển vọng hòa bình và nỗ lực thúc đẩy một tương lai bền vững hơn cho người dân Liban".
Cũng trong ngày 24/10, người đứng đầu UNIFIL, ông Aroldo Lazaro, cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình này của LHQ vẫn tiếp tục phối hợp với Lực lượng vũ trang Liban tuần tra tại các cộng đồng địa phương ở miền Nam nước này.
Xung đột Hamas - Israel: Biểu tình ở một số nước Trung Đông Theo hãng tin AFP, trên 10.000 người dân Jordan đã tập trung ở khu vực trung tâm của thủ đô Amman trong ngày 13/10 để thể hiện sự ủng hộ đối với người dân Palestine. Các cơ quan chức năng đã huy động lực lượng để đảm bảo an ninh tại khu vực nói trên. Người dân Palestine sơ tán tới các khu...