Vòng kim cô tài chính Mỹ siết Taliban
Hàng tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan lẫn nguồn viện trợ tài chính quốc tế đều bị Mỹ phong tỏa sau khi Taliban nắm quyền.
Trước khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul, Ngân hàng Trung ương Afghanistan còn gần 9 tỷ USD dự trữ. Tuy nhiên, khoảng 7 tỷ USD trong số đó được gửi trong các tài khoản tại Mỹ, do Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York quản lý. Thông tin này được chính cựu quyền thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan Ajmal Ahmady tiết lộ vào ngày 18/8.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ đã lập tức đóng băng các tài khoản này. Không chỉ có vậy, “vòng kim cô” tài chính của Mỹ còn có thể siết chặt các nguồn tiền khác của Taliban
Bằng sức ảnh hưởng lên hệ thống tài chính quốc tế, Washington còn có khả năng ngăn Taliban tiếp cận 1,3 tỷ USD dự trữ mà Ngân hàng Trung ương Afghanistan gửi trong các tài khoản quốc tế khác, đặc biệt là tài khoản bằng đồng euro và bảng Anh ở một số ngân hàng châu Âu.
Phần còn lại trong khoản tiền dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan, trị giá khoảng 700 triệu USD, được lưu tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đặt ở Thụy Sĩ.
“Khoản tiền Taliban có thể tiếp cận được rơi vào khoảng 0,1-0,2% tổng dự trữ quốc tế của Afghanistan. Không nhiều lắm”, Ahmady nhận định.
Lãnh đạo Taliban tham dự đàm phán hòa bình tại Doha, Qatar vào tháng 9/2020. Ảnh: AP.
Lực lượng này cũng khó tiếp tục nhận các khoản hỗ trợ tài chính quốc tế được cam kết viện trợ cho Afghanistan trước khi Kabul thất thủ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/8 xác nhận sẽ ngăn Afghanistan tiếp cận gói dự trữ gần 460 triệu USD dưới dạng quyền rút vốn đặc biệt (SDR), dưới sức ép của chính quyền Biden. Khoản tiền nằm trong khuôn khổ gói giải cứu kinh tế toàn cầu 650 tỷ USD của IMF. Afghanistan dưới thời Taliban sẽ không thể quy đổi dự trữ này thành tiền mặt như nhiều nước thành viên khác của IMF.
“Cộng đồng quốc tế vẫn chưa làm rõ về mức độ công nhận chính phủ hiện tại ở Afghanistan, do vậy họ không thể tiếp cận SDR hay những tài nguyên khác của IMF”, người phát ngôn tổ chức thông báo.
Tương lai gói hỗ trợ 12 tỷ USD cho Afghanistan trong vòng 4 năm, được hơn 60 quốc gia thống nhất vào tháng 11/2020, cũng có thể chịu số phận tương tự. Từ tuần trước, chính phủ Đức đã cảnh báo ngừng mọi khoản viện trợ cho Afghanistan nếu Taliban lên nắm quyền và áp đặt luật Hồi giáo Sharia hà khắc. Ngày 17/8, Liên minh châu Âu (EU) có động thái tương tự, yêu cầu chính quyền mới ở Afghanistan “làm rõ tình hình” nếu muốn được nối lại hỗ trợ.
Video đang HOT
Hàng tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan và các khoản viện trợ tài chính quốc tế sẽ là lợi thế mặc cả đáng kể cho Washington nếu Taliban muốn tìm kiếm sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Theo Ahmady, lực lượng này chỉ có thể tiếp cận tiền dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan thông qua đàm phán với chính phủ Mỹ.
Một nguồn thu quan trọng của Taliban là thông qua khai thác khoáng sản hoặc sản xuất ma túy, nhưng những phương án này đều đang chịu thách thức bởi các lệnh cấm vận và biện pháp chống tội phạm xuyên quốc gia của các nước.
Ahmady cho biết trước khi Taliban nắm quyền, Afghanistan phụ thuộc rất nhiều vào nguồn USD chuyển từ Mỹ do nước này có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Hàng hóa nhập khẩu vào Afghanistan, thường được thanh toán bằng đồng USD, có nguy cơ giảm mạnh trong thời gian tới nếu ngân khố không còn tiền.
“Lượng USD còn lại trong ngân khố gần như bằng không vì các đợt chuyển tiền từ Mỹ bị đình trệ trong giai đoạn tình hình an ninh xấu đi, đặc biệt trong vài ngày qua”, Ahmady cho biết.
Ông dự báo đồng Afghani sẽ bước vào giai đoạn sụt giá và nền kinh tế rơi vào lạm phát nhanh chóng nếu Taliban không thể khôi phục dự trữ tại Ngân hàng Trung ương. Tình trạng đói nghèo ở Afghanistan sẽ trở nên trầm trọng hơn chừng nào Taliban chưa tìm ra hướng khắc phục, đặc biệt khi gần 3/4 chi tiêu công của Afghanistan dựa vào viện trợ và vay quốc tế.
Công thức kiếm tiền bằng ma túy và tài trợ từ những người ủng hộ ở nước ngoài đã đảm bảo cho Taliban nguồn tài chính vững chắc để đầu tư cho quân sự, nhưng việc đảm bảo chi tiêu công cho cả một quốc gia lại là câu chuyện hoàn toàn khác. John Sopko, tổng thanh tra đặc biệt của chính phủ Mỹ về tái thiết Afghanistan, nhận định bản thân Taliban cũng hiểu rõ họ đang rất cần dòng chảy viện trợ nước ngoài.
“Taliban đã chiến thắng về quân sự. Giờ họ phải điều hành đất nước. Điều này không dễ chút nào”, Ahmady chia sẻ.
Mỹ lo biến chủng Covid-19 đe dọa đà phục hồi toàn cầu
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/7 bày tỏ lo lắng về những nguy cơ của các biến chủng Covid-19 đối với khả năng phục hồi kinh tế thế giới.
"Chúng tôi rất quan ngại về biến chủng Delta cũng như các biến chủng khác có thể trỗi dậy và đe dọa đà phục hồi", Bộ trưởng Yellen nói với các phóng viên sau một hội nghị của G20 ở Venice, Italy. "Chúng ta là một nền kinh tế toàn cầu được kết nối chặt chẽ, những gì xảy ra ở bất kỳ phần nào của thế giới đều ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia khác".
Trong tuyên bố cuối cùng được đưa ra ngày 10/7, các bộ trưởng tài chính nhóm các nền kinh tế lớn G20 cảnh báo việc các biến chủng mới lây lan nhanh chóng là một yếu tố rủi ro gây giảm đà phục hồi kinh tế, đồng thời kêu gọi tăng tốc tiêm chủng toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong một phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 23/6. Ảnh: Reuters.
"Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau để đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine và đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào năm sau", Yellen nói.
Theo bà, "nhiều biện pháp đã được thực hiện" nhằm hỗ trợ việc mua vaccine cho các quốc gia đang phát triển nhưng thêm rằng thế giới cần "làm nhiều và hiệu quả hơn nữa" nhằm ứng phó với các đợt bùng phát dịch mới trên khắp thế giới, ví dụ như gửi thuốc điều trị hay thiết bị bảo hộ.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.732.510 ca nhiễm và 622.845 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 6.399 và 27 ca so với một ngày trước đó.
Ca nhiễm đang tăng nhanh chóng khi biến chủng Delta chiếm ưu thế và chiến dịch tiêm chủng bị đình trệ. Dù sở hữu lượng vaccine sẵn có cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào, chiến dịch tiêm chủng của Mỹ giảm mạnh từ tháng 4. Các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn đang ghi nhận tỷ lệ nhiễm cao hơn, một xu hướng ngày càng rõ ràng trong những tuần gần đây.
Theo tiến sĩ Anthony Fauci, hơn 9/10 người Mỹ chết vì Covid-19 trong tháng 6 là những người không tiêm phòng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh sự cấp thiết của tiêm phòng. "Bây giờ chúng ta không thể tự mãn", ông nói trong một cuộc họp báo. "Hàng triệu người Mỹ vẫn chưa được tiêm chủng và không được bảo vệ. Và bởi thế, cộng đồng của họ gặp rủi ro, bạn bè của họ gặp rủi ro, những người họ quan tâm cũng gặp rủi ro".
Nga , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận thêm 749 người chết vì Covid-19, mức tăng ca tử vong cao kỷ lục, nâng tổng số người chết vì Covid-19 tại Nga lên 143.002, cao nhất châu Âu, trong khi tổng số ca nhiễm nCoV đã lên đến gần 6 triệu.
Mới chỉ 18,9 triệu người trong khoảng 146 triệu dân Nga đã tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ. Tại thủ đô Moskva, nơi tình hình nghiêm trọng nhất, con số này là 1,8 triệu trên 12 triệu dân, dù vaccine miễn phí được cung cấp từ tháng 12/2020. Khoảng 54% người Nga không có ý định tiêm chủng, theo một cuộc khảo sát độc lập được thực hiện tuần trước.
Bất chấp diễn biến dịch phức tạp và sự hoành hành của biến chủng Delta, Điện Kremlin từ chối áp dụng biện pháp tiêm chủng bắt buộc cho mọi đối tượng dân số, cũng không đồng ý tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 30.873.907 ca nhiễm và 408.792 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 37.676 và 720 ca.
Vinod Kumar Paul, người đứng đầu hội đồng chính phủ liên bang về vaccine, nói trong một cuộc họp báo hôm 9/7 rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai ở Ấn Độ, đã bùng phát từ tháng ba và giết chết hàng nghìn người, "vẫn chưa kết thúc". Ông cảnh báo người dân tránh tụ tập đông người ở các địa điểm du lịch.
Số ca mới hàng ngày ở Ấn Độ hiện chỉ bằng 1/10 mức đỉnh điểm hồi tháng 5. Các quan chức y tế cho biết hơn một nửa số ca Covid-19 mới được ghi nhận tại bang Kerala ở miền nam và Maharashtra ở miền tây đất nước.
Ấn Độ tiêm trung bình 3,7 triệu liều mỗi ngày trong tuần này, tương tự như tuần trước. Hiện chưa đến 1/10 trong số 950 triệu dân số Ấn Độ trưởng thành đủ điều kiện được tiêm chủng đầy đủ, hai tháng sau khi chính phủ liên bang mở chương trình tiêm chủng cho tất cả người lớn.
Các quốc gia Đông Nam Á ghi nhận số ca nhiễm và tử vong tăng đáng kể trong bối cảnh biến chủng Delta lây lan và thiếu vaccine.
Indonesia , quốc gia đông dân nhất và vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, ghi nhận 36.197 ca nhiễm trong 24 giờ qua, gấp gần 6 lần so với một tháng trước. Thêm 1.007 ca tử vong tại Indonesia, gần gấp đôi so với mức tăng trong 24 giờ hồi đầu tháng 7.
Nhà chức trách đã mở rộng các biện pháp hạn chế đối với nhiều địa điểm hơn trên khắp đất nước với hy vọng kiềm chế thành công đại dịch. Trong khi đó, nguồn cung oxy đang dần cạn kiệt và 4 trong 5 khu chôn cất dành cho bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô Jakarta đều sắp kín chỗ.
Một tàu hải quân Singapore hôm nay xuất phát đến quận Tanjung Priok, Indonesia, mang theo 40 tấn oxy lỏng, 500 bình oxy, và 570 máy tạo oxy để hỗ trợ nước này chống Covid-19.
Thái Lan ghi nhận thêm 9.539 ca nhiễm và 86 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 336.371 và 2.711, buộc giới chức nước này siết các biện pháp hạn chế tại thủ đô Bangkok và 9 tỉnh khác, gồm lệnh giới nghiêm ban đêm, hạn chế đi lại và tụ tập đông người, đóng cửa nhiều cơ sở kinh doanh.
Dân chúng cũng được khuyến khích làm việc tại nhà. Số giường bệnh tại Thái Lan đang dần cạn kiệt. Chính phủ cũng đang đối mặt hàng loạt chỉ trích vì chậm triển khai vaccine và xét nghiệm.
Ban tổ chức cùng các người đẹp tham gia cuộc thi Miss Grand Samut Sakhon ở thủ đô Bangkok hồ tháng trước có thể đối mặt cáo buộc hình sự vì không đeo khẩu trang khiến Covid-19 bùng phát. Đến nay, 13 thí sinh tham dự và 9 người khác có liên quan đến cuộc thi đã dương tính với virus. Số ca nhiễm liên quan đến ổ dịch này được dự đoán còn tăng.
Malaysia báo cáo 839.296 ca nhiễm và 6.158 ca tử vong trên cả nước, tăng lần lượt 9.105 và 91 ca so với một ngày trước đó. Bộ trưởng Y tế Noor Hisham Abdullah hy vọng số ca nhiễm Covid-19 của nước này sẽ ổn định và giảm trong vài tuần tới khi các biện pháp kiểm soát đi lại được thực thi tốt hơn và chiến dịch tiêm chủng được đẩy nhanh tốc độ.
Theo ông, số ca nhiễm tăng mạnh vài ngày qua là do chính phủ áp dụng chiến lược sàng lọc có mục tiêu, đặc biệt là tại những trung tâm thương mại của bang Selangor và thủ đô Kuala Lumpur.
"Tôi tự tin rằng với các biện pháp kiểm soát di chuyển hiệu quả hơn, chúng ta sẽ chứng kiến số ca nhiễm ổn định dần và giảm trong một đến hai tuần tới. Cùng lúc, tiến trình tiêm chủng cũng phải được đẩy nhanh", Bộ trưởng Abdullah cho hay.
Từ ngày 5/7 đến nay, Malaysia mỗi ngày tiêm được trên 300.000 liều vaccine Covid-19. Hơn 22% số người đủ điều kiện đã tiêm ít nhất một liều, trong khi chỉ 9,75% số người tiêm đầy đủ phác đồ hai liều, tính đến 8/7.
Theo Bộ trưởng Abdullah, dựa trên kinh nghiệm và các bài học thu được từ những lần bùng phát dịch trước đây, Malaysia cần cảnh giác và không nên nóng vội mở cửa kinh tế, dễ dẫn tới làn sóng lây lan mới.
Myanmar ghi nhận số ca nhiễm và ca tử vong lần lượt là 192.213 và 3.838, tăng lần lượt 3.461 và 82. Sự lây lan của biến chủng Delta, tình trạng thiếu oxy và vaccine cũng phản ứng yếu kém của giới chức đang đẩy Myanmar đến bờ vực bị Covid-19 nhấn chìm.
Mỹ quan ngại các biến thể virus SARS-CoV-2 đe dọa tiến trình hồi phục kinh tế Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/7 bày tỏ quan ngại về nguy cơ mà các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể gây ra đối với tiến trình hồi phục nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu...