Vòng đàm phán thứ 8 thương mại Mỹ – Trung: Chưa có gì chắc chắn
Ngày 28-3, Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thương mại thứ 8 tại Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng chiến tranh thương mại. Đây là cuộc đàm phán cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Mỹ lùi việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc tới sau hạn chót 1-3.
Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước đối đầu với thuế quan
Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin của Mỹ họp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong 2 ngày 28 và 29-3. Sau đó, ông Lưu Hạc sẽ thăm Washington vào đầu tháng 4 để tiếp tục đàm phán.
Đại diện Thương mại Robert Lighthizer (phải) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (giữa)
đến Bắc Kinh ngày 28-3 Ảnh: AP
Truyền thông Mỹ đưa tin, 2 bên hy vọng đạt thỏa thuận trước cuối tháng 4. Hiện các bên vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề quan trọng như chính sách của Trung Quốc về ưu đãi doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, Trung Quốc muốn Mỹ giảm thuế quan. Tuy nhiên, ngày 20-3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, sẽ giữ nguyên thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc trong thời gian dài nhằm đảm bảo việc Trung Quốc tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào giữa 2 quốc gia.
Trở ngại lớn nhất để Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận vẫn là vấn đề thực hiện điều khoản. Về mặt cơ chế thực hiện, phía Trung Quốc thiên về việc thiết lập một quá trình thương lượng song phương kéo dài để giải quyết những vấn đề bất đồng, trong khi phía Mỹ muốn có quyền đơn phương áp thuế bổ sung trở lại. Nghĩa là, nếu Trung Quốc vi phạm thỏa thuận, Mỹ sẽ có quyền thực hiện các biện pháp trừng phạt, nhưng Trung Quốc không được đáp trả. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc lại chỉ trích và hoài nghi yêu cầu này là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Hơn nữa, về khía cạnh ngăn chặn ép buộc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, 2 phía cũng chưa thể thu hẹp sự khác biệt. Ngoài ra, về việc làm thế nào để hủy bỏ thuế quan đã bổ sung, Mỹ đề nghị sẽ cân nhắc trên cơ sở xem xét tình hình cải cách cơ cấu của Trung Quốc, nhưng Chính phủ Trung Quốc chủ trương phải hủy bỏ ngay sau khi đạt được thỏa thuận.
Cuộc chiến có khả năng mở rộng
Trước đó, cùng với những đột phá đạt được trong chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng 2-2019 của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Mỹ đã trì hoãn kế hoạch tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời, phía Mỹ còn phát đi thông tin nhà lãnh đạo 2 nước sẽ tổ chức cuộc gặp lần thứ nhất vào cuối tháng 3-2019 để ký kết thỏa thuận, kết thúc chiến tranh thương mại.
Tuy nhiên, thông tin “cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump” dự kiến được tổ chức vào ngày 27-3 đã bị hủy bỏ và có thể sẽ dời sang tháng 4-2019 đã khiến dư luận lo ngại ngọn lửa chiến tranh thương mại Trung – Mỹ sẽ bùng cháy trở lại. Theo ông Charles Dallara, Chủ tịch Partner Group chi nhánh Mỹ, các cuộc đàm phán sẽ là “bước đi đầu tiên của một giai đoạn quan hệ kinh tế mới giữa Mỹ và Trung Quốc”, và rộng hơn, giữa Bắc Kinh với phần còn lại của thế giới. Vì cuộc đàm phán liên quan đến nhiều vấn đề và phức tạp, cho nên cuối tháng 5, hoặc tháng 6 là khung thời gian hợp lý hơn là tháng 4, thời điểm Mỹ và Trung Quốc hy vọng có thể đạt thỏa thuận thương mại.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại cuộc phỏng vấn với đài NPR tuần này, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer cho biết, ông muốn có một thỏa thuận nhưng “không nhất thiết phải hy vọng” nó sẽ xảy ra. “Nếu có thể đạt một thỏa thuận tuyệt vời, chúng tôi sẽ đón nhận. Nếu không, chúng tôi sẽ tìm kế hoạch khác”, ông Robert Lighthizer nói. Báo New York Times trước đó cho rằng Chính phủ Trung Quốc có thái độ thận trọng đối với việc đạt được thỏa thuận, bởi vì trong các vòng đàm phán trước đó, mặc dù Trung Quốc tin chắc rằng có thể đạt được thỏa thuận, nhưng đều thất bại vào thời khắc cuối cùng. Trả lời phỏng vấn CBNC trước đó, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia (NEC) Mỹ Lary Kudlow cũng cho rằng Trung Quốc và Mỹ còn rất nhiều việc phải làm.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Theo SGGP
Cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung giảm nhiệt? Các nhà đàm phán hai nước đang bàn về bản ghi nhớ bao gồm các nội dung cơ bản của thỏa thuận cuối cùng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc (TQ) Lưu Hạc vào chiều 22-2 (giờ Mỹ, tức sáng 23-2 giờ Việt Nam) liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa hai nước, hãng thông tấn Bloomberg (Mỹ) đưa tin.
Ông Lưu Hạc dẫn đầu phái đoàn TQ trở qua Mỹ sau khi Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuần trước dẫn một phái đoàn Mỹ sang Bắc Kinh. Tại Bắc Kinh, ông Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng được đích thân Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đón tiếp. Tại cuộc gặp, ông Tập lạc quan rằng đàm phán giữa hai nước đạt được nhiều tiến triển quan trọng, mong muốn hai nước cùng nhân nhượng để có thể đi đến một thỏa thuận hai bên cùng chấp nhận được.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox News (Mỹ) ngày 21-2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết đang có một "tiến trình thật sự" giữa Mỹ và TQ. Cuộc gặp giữa ông Trump và ông Lưu Hạc là một tín hiệu tích cực nữa cho thấy quá trình đàm phán đang tiến triển tốt, khả năng sẽ đưa đến cuộc gặp trực tiếp giữa ông Trump và ông Tập.
Xúc tiến bàn nội dung thỏa thuận
Ngày 21-2, hai phái đoàn thương mại Mỹ, Trung gặp nhau tại Nhà Trắng. Cuộc đàm phán diễn ra trong chín tiếng. Bộ Thương mại TQ ngày 21-2 từ chối đưa ra bất kỳ dự đoán, bình luận nào về kết quả đàm phán. Người phát ngôn của ông Lighthizer cũng từ chối bình luận.
Tuy nhiên, có thông tin các nhà thương lượng đang bàn về một bản ghi nhớ bao gồm các nội dung cơ bản của một thỏa thuận cuối cùng. Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin giấu tên tiết lộ nội dung bản ghi nhớ này bao gồm nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, tiền tệ.
Trước đó hãng tin Reuters (Mỹ) cũng cho biết hai bên đã bắt đầu bàn bạc từ ngữ để soạn thảo bản ghi nhớ về các nội dung cải cách của TQ. Thực ra theo nguồn tin của kênh tài chính CNBC (Mỹ) thì hai bên đã bắt đầu xúc tiến bàn về từ ngữ và vạch ra các nghĩa vụ của mỗi bên từ vòng đàm phán tuần trước ở Bắc Kinh.
Trong các vấn đề được hai bên thảo luận có cơ chế nhằm đảm bảo TQ sẽ tuân thủ các điều khoản. Theo nguồn tin của Bloomberg, cơ chế chưa được rõ nhưng khả năng lớn là hình thức Mỹ sẽ khôi phục đánh thuế nếu các điều kiện không được thi hành.
Việc hai nước đi tới bước bắt tay bàn bạc các nội dung thỏa thuận là một bước tiến hết sức đáng chú ý. Một số nguồn tin chính phủ TQ nói với Reuters rằng hai nước về cơ bản đã đạt được sự đồng thuận về giảm nhẹ mất cân bằng thương mại, tuy nhiên hai bên vẫn còn một số bất đồng về "các yêu cầu cốt lõi" của mỗi bên.
Bên cạnh đó Mỹ cũng yêu cầu TQ giữ ổn định đồng nhân dân tệ, không phá giá tiền tệ. Ngày 20-2, TQ khẳng định sẽ không sử dụng đồng nhân dân tệ như một công cụ đối phó chiến tranh thương mại với Mỹ.
Hai phái đoàn thương mại Mỹ (trái) và TQ (phải) đàm phán tại Nhà Trắng ngày 21-2. Ảnh: REUTERS
Quyết định cuối cùng tùy hai ông Trump, Tập
Ngoài sự mất cân bằng thương mại - điều ông Trump phàn nàn nhiều nhất, Mỹ còn bất mãn với hàng loạt chính sách kinh tế, thương mại của TQ và đang thúc giục TQ giao dịch thương mại "công bằng, có qua có lại".
Nổi bật nhất trong số các bất đồng là về chuyển giao công nghệ và bảo vệ tài sản trí tuệ Mỹ. Mỹ lâu nay vẫn cáo buộc TQ ăn cắp các thành quả nghiên cứu và phát triển công nghệ của mình để làm lợi cho đà phát triển của mình, buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các công ty TQ như một điều kiện để được làm ăn tại thị trường TQ.
Có tiến triển lớn trên rất nhiều mặt trận!
Tổng thống Mỹ DONALD TRUMPviết trên Twitter cuối tuần rồi
TQ luôn bác bỏ các cáo buộc này, khẳng định mình chưa bao giờ ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ và đã vào cuộc tranh luận nhằm thông qua luật quy định hành vi này là bất hợp pháp.
Trước mắt, Reuters dẫn một số nguồn tin quan chức chính phủ TQ cho biết hai bên đã đạt được sự đồng lòng về các biện pháp giảm mất cân bằng thương mại. Năm 2017, TQ mua tổng cộng 24,2 tỉ USD hàng nông nghiệp Mỹ. Sang năm 2018 tổng lượng hàng nông nghiệp TQ mua từ Mỹ giảm tới 1/3, chỉ còn 16 tỉ USD. Thiếu hụt thương mại của Mỹ với TQ lên tới con số 382 tỉ USD trong 11 tháng của năm 2018.
Theo các nguồn tin của Bloomberg, TQ vừa đề xuất mua thêm 30 tỉ USD hàng nông nghiệp Mỹ để giảm thiếu hụt thương mại với Mỹ. Ngoài nông nghiệp TQ còn đang tính nhập khẩu thêm các sản phẩm năng lượng, chất bán dẫn từ Mỹ.
Dù diễn tiến đang có vẻ tốt đẹp nhưng kết quả sẽ chưa có ngay sau vòng đàm phán mới nhất này ở Washington. Hiện cũng đang có một chiến dịch vận động để có thể kéo dài thời gian đình chiến thương mại qua ngày 1-3. Theo một quan chức TQ, nếu mọi nỗ lực của hai bên vẫn không giúp tháo gỡ được mọi bất đồng thì quyết định cuối cùng tùy vào hai ông Trump, Tập.
Vai trò quan trọng của ông Lighthizer
Mỹ và TQ đi đến bước này không thể không nhắc đến vai trò của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Ông Lighthizer được chính ông Trump chọn vào vị trí dẫn đầu phái đoàn Mỹ đàm phán với TQ ngay sau khi ông với ông Tập thống nhất đình chiến thương mại 90 ngày.
Ông Lighthizer là người thứ ba được chỉ định dẫn đầu phái đoàn Mỹ đàm phán với TQ từ năm 2017, sau Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Cả hai ông Ross và Mnuchin đều đã không thể đạt được thỏa thuận với TQ. Ông Lighthizer được biết rất cứng rắn với TQ, khó thương lượng. Thập niên 1980, ông Lighthizer nổi danh trong giới quan chức Nhật với tên gọi "người tên lửa", sau khi ném bay vèo bộ đề xuất như một chiếc máy bay trong cuộc thương lượng với phía Nhật.
ĐĂNG KHOA
Theo PL
Tín hiệu sau đàm phán thương mại Mỹ-Trung ở Bắc Kinh Các thị trường đang theo dõi những dấu hiệu liệu hai siêu cường kinh tế có duy trì việc "tạm đình chỉ" áp các mức thuế cao gây nhiều thiệt hại hay không. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Ảnh: THX/TTXVN Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Mỹ đã có những cuộc trao đổi "hữu ích" với Trung Quốc...