Vòng đàm phán mới của Ủy ban Hiến pháp Syria không tiến triển
Vòng đàm phán thứ hai do Liên hợp quốc bảo trợ về vấn đề Syria kéo dài một tuần qua ở Geneva (Thụy Sĩ) đã kết thúc mà không đạt đồng thuận về nghị sự làm việc.
Quang cảnh phiên họp về Syria do LHQ bảo trợ (Nguồn: Haaretz)
Vòng đàm phán thứ hai do Liên hợp quốc bảo trợ về vấn đề Syria kéo dài một tuần qua ở Geneva (Thụy Sĩ) đã kết thúc mà không đạt đồng thuận về nghị sự làm việc. Các thành viên cơ quan soạn thảo hiến pháp thuộc Ủy ban Hiến pháp Syria cũng không tiến hành cuộc họp như kế hoạch ban đầu.
Phát biểu với báo giới ngày 29/11, đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria, ông Geir Pedersen cho biết đại diện Chính phủ Syria và phe đối lập đồng chủ tọa vòng đàm phán đã không thể nhất trí về lịch trình các cuộc đàm phán soạn thảo hiến pháp.
Vì vậy, 45 thành viên của cơ quan soạn thảo hiến pháp-là các đại diện của chính phủ, phe đối lập và tổ chức xã hội ở Syria-đã không tiến hành nhóm họp. Các cuộc đàm phán của Ủy ban Hiến pháp Syria được xem là bước đầu tiên trên con đường dài tìm kiếm giải pháp chính trị cho quốc gia Trung Đông này.
Trong đó, các thành viên ủy ban sẽ hợp tác để hàn gắn đất nước với sự hỗ trợ tích cực của Liên hợp quốc, mang lại hy vọng cho người dân Syria đang gánh chịu đau khổ kéo dài do cuộc xung đột khiến hơn 400.000 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Ủy ban Hiến pháp Syria-do Liên hợp quốc công bố thành lập cuối tháng 9 vừa qua – nhằm soạn thảo một bản hiến pháp mới cho quốc gia Trung Đông này. Việc triển khai các công việc của ủy ban này là thỏa thuận chính trị cụ thể đầu tiên giữa Chính phủ Syria và phe đối lập để bắt đầu thực hiện một khía cạnh quan trọng trong Nghị quyết số 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó thiết lập thời gian biểu và phương thức để xây dựng hiến pháp mới./.
Theo TTXVN/vietnamplus.vn
Thổ Nhĩ Kỳ quyết diệt "trọn gói" khủng bố ở Syria
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar Fikret Ozer hôm 14-10 tuyên bố nước này sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria cho đến khi những kẻ khủng bố bị loại bỏ.
Tại cuộc họp báo ở Doha, ông Ozer nói chiến dịch quân sự "Mùa xuân hoà bình" của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục cho đến khi mối đe dọa "khủng bố" tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria bị xóa sổ.
"Chúng tôi dự định tiếp tục chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria để đảm bảo an toàn cho biên giới. Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là đảm bảo cho người tị nạn Syria trở lại".
Tuần trước, Ankara mở các cuộc tấn công trên không và trên bộ ở Đông Bắc Syria để loại bỏ lực lượng do người Kurd dẫn đầu khỏi khu vực biên giới, đồng thời thiết lập "vùng an toàn" để hàng triệu người tị nạn Syria có thể tái định cư.
Ông Ozer nhấn mạnh chiến dịch quân sự "không nhằm vào người Kurd", thay vào đó là Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) bị nước này xem là "khủng bố".
Quân đội Thổ tại thị trấn biên giới Akcakale. Ảnh: Reuters
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 14-10 cũng tuyên bố ông sẽ không dừng chiến dịch quân sự "bất kể ai nói gì". "Trận chiến của chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi giành được chiến thắng cuối cùng" - ông Erdogan phát biểu tại thủ đô Baku của Azerbaijan.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không quên trách cứ Liên minh châu Âu và Liên đoàn Ả Rập về những chỉ trích của họ đối với chiến dịch quân sự của Ankara, bên cạnh việc kêu gọi quốc tế tài trợ kế hoạch thiết lập "vùng an toàn" ở Đông Bắc Syria.
Sau đó một ngày, hôm 15-10, ông Erdogan nói rằng sẽ không cho phép bất kỳ thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nào thoát khỏi miền Bắc Syria.
Theo chính quyền người Kurd trong khu vực, khoảng 800 thành viên gia đình các tay súng IS đã trốn thoát khỏi một trại giam ở Ain Issa cuối tuần trước.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters
Hôm 14-10, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar thông báo các chiến binh YPG đã "dọn sạch" một nhà tù giam giữ các tù nhân IS. "Khi chúng tôi đến, nhà tù trống rỗng và phiến quân IS ở đó đã bị đưa đi" - ông Akar nói
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng lực lượng người Kurd có thể đang phóng thích các tù nhân IS nhằm cố tình dụ dỗ quân đội Mỹ quay trở lại khu vực. Mỹ rút phần lớn binh sĩ khỏi miền Bắc Syria trước khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch "Mùa xuân hoà bình".
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đề nghị người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngừng các cuộc tấn công ở miền Bắc Syria và chỉ đạo cấp phó Mike Pence, Cố vấn An ninh quốc gia Robert O'Brien dẫn một phái đoàn tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán. Ngoài ra, ông Trump hy vọng Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ bảo vệ người Kurd sau khi phần lớn quân đội Mỹ đã rút lui.
Phạm Nghĩa (Theo Al Jazeera, Reuters, Sputnik)
Theo nld.com.vn
Tín hiệu tích cực trong đàm phán Mỹ-Thổ về vùng an toàn tại Syria Phát biểu với hãng thông tấn Anadolu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hai bên đã có các cuộc họp tích cực và mang tính xây dựng, giúp thu hẹp khoảng cách quan điểm. Cảnh đổ nát sau một cuộc không kích tại khu vực Jisr al-Shughur, tỉnh Idlib, Syria, ngày 10/7/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngày 7/8, Bộ trưởng Quốc phòng...