“Vòng cổ chống COVID-19″ của Indonesia gây tranh cãi
Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia đang bị nhiều chuyên gia và nhà khoa học lên án vì đưa ra quan điểm rằng những chiếc vòng cổ làm từ bạch đàn có thể giúp ngăn ngừa việc lan truyền COVID-19.
Theo ông Syahrul Yasin Limpo, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, những chiếc vòng cổ được làm từ bạch đàn nếu được đeo trong 30 phút có thể giúp tiêu diệt phần lớn virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, The Guardian đưa tin.
“ Vòng cổ chống COVID-19″ là một sản phẩm được phát triển bởi Bộ Nông nghiệp Indonesia, đi kèm với chai lăn và bình xịt nhỏ, sẽ được sản xuất hàng loạt từ tháng 8 tới, sau gần nửa năm nghiên cứu.
Theo Bộ Nông nghiệp nước này, tinh chất bạch đàn có thể “phá hủy cấu trúc protein chính của virus khiến virus gây COVID-19 khó tái tạo”, SCMP dẫn nguồn tin.
Bộ sản phẩm vòng chống COVID-19 của Indonesia. Ảnh: Bộ Nông nghiệp Indonesia
Bộ trưởng Y tế Indonesia, Terawan Agus Putranto, cũng đồng tình với tính năng của loại vòng cổ này. Ông cho rằng những ai đeo vòng cổ có thể tự tin hơn do sản phẩm này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Video đang HOT
Trước đây, Bộ trưởng Y tế Indonesia cũng từng cho rằng những lời cầu nguyện đã giúp ngăn chặn COVID-19 tại quốc gia này.
Song, việc sản xuất vòng cổ chống COVID-19 của giới chức Indonesia đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia.
Theo nhà dịch tễ học Dicky Budiman thuộc Đại học Griffith, Australia, không có sự liên quan giữa “vòng cổ chống COVID-19″ của Indonesia và sự lây nhiễm của dịch bệnh này, bởi COVID-19 lây truyền qua cơ chế giọt bắn do tiếp xúc.
Mohammad Adib Khumaidi, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Cấp cứu Indonesia và Chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Indonesia, cảnh báo rằng sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi chiếc vòng cổ này có thể được coi là “thuốc giải độc”.
Tri Yunus Miko Wahyono, trưởng khoa Dịch tễ học tại Đại học Indonesia lại nhận định: “Nếu mọi người chỉ đeo vòng cổ, nhưng không đeo khẩu trang, không rửa tay, không giãn cách hay duy trì sức khỏe vì họ tin rằng chiếc vòng cổ có thể bảo vệ khỏi COVID-19, thì điều đó thực sự nguy hiểm”.
Indonesia hiện vẫn đang là ổ dịch COVID-19 lớn tại Đông Nam Á, với hơn 66.000 trường hợp lây nhiễm và hơn 3.300 ca tử vong. Nhiều nghi vấn cho rằng con số lây nhiễm và tử vong thực tế tại Indonesia còn cao hơn nhiều so với thống kê.
Công dụng bất ngờ của cây xương rồng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Cây xương rồng không còn là cái tên xa lạ gì đối với người dân Việt Nam. Ngoài làm cây cảnh, món ăn, xương rồng được biết đến là phương thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cây xương rồng có mặt ở nhiều quốc gia như phía nam Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,... Loại cây này có nhiều loại, xương rồng 3 cạnh, 5 cạnh, xương rồng bẹ, tai thỏ...
Người dân Việt Nam thường sử dụng xương rồng để làm cảnh, làm hàng rào. Loại xương rồng ba chia cũng được sử dụng để làm nhiều vị thuốc trong đông y. Tác dụng cây xương rồng dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trị mụn nhọt, lở loét, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh và làm thuốc xổ cho những người bị chứng táo bón.
Giới đông y cho rằng, xương rồng là loại cây có vị đắng, tính hàn, có độc nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Nhựa cây xương rồng cũng rất độc, trong quá trình sử dụng nên tránh để nhựa dây vào mắt. Đồng thời, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng.
Để hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng, mời quý độc giả theo dõi thông tin dưới bài viết này.
3 cách chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng
Phương pháp 1
Lấy 2-3 nhánh xương rồng ba cạnh hoặc cây xương rồng ông, cạo hết phần gai rổi đập dập và trộn đều với muối hạt., đem sao nóng. Đợi thành phẩm này nguội bớt rồi lấy khăn mỏng bọc lại, đắp lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh kiên trì áp dụng phương thuốc này trong 2 tuần sẽ thấy các cơn đau nhức giảm hẳn.
Cây xương rồng giúp chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Chú ý nhiệt độ hỗn hợp không được nóng quá, khi đắp sẽ làm tổn thương da. Cũng cần nói thêm rằng, hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm ở từng người sẽ khác nhau do phụ thuộc vào cơ địa của người đó.
Phương pháp 2
Lấy 2-3 cây xương rồng bẹ rửa sạch, loại bỏ gai và ngâm trong nước muỗi loãng vài phút. Các vị thuốc dùng kèm như Ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng cũng rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho tất cả các vị thuốc này vào chảo sao nóng, đợi nguội bớt rồi hẵng đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Đắp từ 5-10, khi bẹ lá này nguội thì chuyển sang lá khác. Kiên trì áp dụng trong vòng 10 ngày, các triệu chứng sẽ giảm hẳn.
Phương pháp 3
Xương rồng bẹ chuẩn bị từ 2-3 lá, đem bỏ hết gai và rửa sạch. Pha nước muối loãng rồi ngâm bẹ xương rồng trong một vài phút. Tiếp đó, bạn đem nướng cho nóng đều 2 mặt rồi đắp lên vùng cột sống bị tổn thương. Mỗi bẹ đắp trong vòng 5-10 phút, khi bẹ này nguội thì chuyển sang bẹ khác. Tinh chất trong bẹ xương rồng sẽ thẩm thấu qua da, giúp ổn định phần đĩa đệm bị thoát vị, giảm đau. Người bệnh nên áp dụng phương pháp này liên tục trong vòng 15 ngày.
Trên đây là một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đẹm bằng cây xương rồng theo kinh nghiệm dân gian. Để việc chữa trị đem lại kết quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Minh Tú (t/h)
Từ vụ diễn viên chê vợ cũ bốc mùi cá, tại sao "vùng riêng tư" của chị em nặng mùi? Nam diễn viên người Indonesia Galih Ginanjar gần đây đã bị kết án 2 năm 4 tháng tù vì làm nhục vợ cũ bằng cách tuyên bố rằng cơ quan sinh dục của cô có mùi giống như cá muối. Vào tháng 6/2019, Galih xuất hiện với tư cách khách mời trong một chương trình nổi tiếng trên YouTube. Khi được hỏi về...