Vốn “vàng” giúp đồng bào Ê Đê xóa nghèo hiệu quả
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ nghèo ở xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk, đã đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
Động lực xóa nghèo
Ông Trần Hậu Hương – Bí thư Đảng ủy xã Ea Drông cho biết: Xã hiện có 21 thôn buôn, trong đó 14 buôn đồng bào dân tộc Ê Đê. 95% số hộ dân nơi đây làm nông nghiệp. Đây cũng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của thị xã Buôn Hồ. Trên địa bàn có 298 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,6% và 388 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 15,1%, đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu.
Cán bộ Ngân hàng CSXH giải ngân cho hộ vay vốn ngay tại Điểm giao dịch xã Ea Drông. Ảnh: Nguyễn Xuân
Xác định vốn vay của Ngân hàng CSXH là động lực quan trọng giúp người dân xoá nghèo, Đảng bộ xã Ea Drông đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và thực hiện Văn bản số 740 của Thị ủy Buôn Hồ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thị xã. Đảng ủy xã Ea Drông đã tổ chức họp và triển khai đến tất cả ban ngành trong xã, đặc biệt bí thư chi bộ thôn buôn, nhằm xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 40 và Văn bản số 740.
Bí thư Đảng ủy xã Ea Drông nhấn mạnh: “Chỉ thị số 40 với xã được xem là một chính sách rất kịp thời và đúng lúc. Tuy nhiên để quá trình thực hiện Chỉ thị số 40 mang lại hiệu quả cao thì cần phải có cách làm sáng tạo”.
Theo đó, Đảng ủy xã đã bố trí một cán bộ cán bộ chuyên trách giảm nghèo tham mưu xác nhận đối tượng vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Các tổ chức hội đoàn thể phối hợp với bí thư chi bộ, ban tự quản thôn, buôn để giúp đỡ những hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Đến nay các tổ chức hội, đoàn thể xã Ea Drông đã tín chấp với Ngân hàng CSXH hơn 74,6 tỷ đồng cho 1.779 hộ nghèo và các đối tượng vay để phát triển kinh tế gia đình”.
Xây nhiều mô hình hay từ vốn vay ưu đãi
Video đang HOT
Theo Bí thư Đảng ủy xã Ea Drông: Thời điểm 2001-2005 việc tiếp cận Ngân hàng CSXH để vay vốn rất khó khăn, chủ yếu dựa vào kênh Hội Liên hiệp Phụ nữ, mỗi hộ được vay 2 triệu. Sau khi có Chỉ thị 40, mỗi hộ được vay từ 30 đến 100 triệu đồng.
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH các hộ dân địa phương đã đầu tư phát triển các mô hình kinh tế phát triển có hiệu quả, cụ thể như: Mô hình nuôi lợn sạch, mô hình nuôi dê bán chăn thả, mô hình trồng xen các cây công nghiệp dài ngày và cây ngắn ngày… Tỷ lệ giảm nghèo hàng năm từ 4-5%. Năm 2007-2010 toàn xã có 843 hộ nghèo, nhưng nhờ được tiếp cận vốn từ Ngân hàng CSXH đến nay chỉ còn 300 hộ.
Hội Nông dân xã Ea Drông là 1 trong những tổ chức đoàn thể có nhiều cách làm hay giúp hội viên tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, từng bước thoát nghèo. Anh Y Loang Niê – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Drông cho biết: Từ năm 2015 đến nay, Hội đã tín chấp với Ngân hàng CSXH cho 838 lượt hộ vay với số tiền trên 31,2 tỷ đồng; hỗ trợ cây, con giống, ứng phân bón trả chậm… cho hội viên, nông dân. Đến nay số hộ nghèo là hội viên nông dân trong hệ thống hội còn 131 hộ, giảm 135 hộ so với năm 2016.
Gia đình anh Y Pom Mlô ở buôn H’Né trước đây có hoàn cảnh hết sức khó khăn do đất sản xuất ít lại thiếu kinh nghiệm. Với quyết tâm thoát nghèo, từ nguồn vốn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH thông qua kênh của Hội ND, vợ chồng anh Y Pom quyết định đầu tư mua máy làm dịch vụ xay xát lúa, tích lũy vốn đầu tư chăm sóc cây trồng. Đời sống kinh tế của vợ chồng anh ngày càng ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang.
Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy
Lực lượng chức năng đã bắt giữ hơn 200 nghìn vụ với trên 3 nghìn đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ 7.685kg heroin, 850kg thuốc phiện; 3.131kg và trên 4 nghìn viên ma túy tổng hợp cùng nhiều tài sản, tang vật khác
Toàn cảnh Hội nghị chiều 9/7. (Ảnh: ĐT)
Chiều 9/7, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng 10 năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới và triển khai Chỉ thị 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành và các địa phương trong cả nước.
Bộ Công an đã yêu cầu lãnh đạo công an cấp huyện trong cả nước đều phải tham gia hội nghị trực tuyến để thống nhất nhận thức và cùng nhau hành động một cách đồng bộ, quyết liệt, quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: ĐT)
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, hội nghị tổng kết này nhằm đánh giá làm rõ những kết quả đạt được trong thực hiện Chỉ thị 21/CT-TW của Bộ Chính trị, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, những cách làm hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy để nhân rộng, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính trị.
Từ thực tiễn 10 năm triển khai thực hiện, các đại biểu tập trung phân tích rõ những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống ma túy và kiến nghị các giải pháp khắc phục (nhất là những khó khăn, vướng mắc về pháp luật, cơ chế, chính sách, nguồn lực, sự phối hợp).
"Tập trung phân tích, đánh giá, dự báo những vấn đề mới trong hoạt động tội phạm và tệ nạn ma túy xuyên quốc gia lợi dụng Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy đến nước thứ ba, những xu hướng mới, loại ma túy mới, phương thức và thủ đoạn mới của tội phạm ma túy để chủ động có các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả", Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ.
10 năm, bắt giữ trên 3 nghìn đối tượng phạm tội về ma túy
Theo báo cáo của Bộ Công an, qua 10 năm thực hiện chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tội phạm ma túy, tác hại, sự nguy hiểm của ma túy và nhiệm vụ phòng chống, kiểm soát ma túy trong tình hình mới từng bước được nâng lên. Nhiều đường dây, tụ điểm về ma túy phức tạp được phát hiện, triệt phá và xử lý nghiêm minh. Công tác dự phòng nghiện, cai nghiện và phục hồi sau cai có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần kiềm chế gia tăng người nghiện. Hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống ma túy không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy được mở rộng và đi vào chiều sâu.
Nhờ đó trong 10 năm (2008-2018), lực lượng chức năng đã bắt giữ hơn 200 nghìn vụ với trên 3 nghìn đối tượng phạm tội về ma túy (tăng 48,39% số vụ và 42,9% số đối tượng so với giai đoạn 1998-2007); thu giữ 7.685kg heroin, 850kg thuốc phiện; 3.131kg và trên 4 nghìn viên ma túy tổng hợp cùng nhiều tài sản, tang vật khác có giá trị. Trong đó, lực lượng công an bắt giữ, xử lý khoảng 90% số vụ việc; triệt phá, bắt giữ hàng trăm đường dây, tổ chức mua bán, vận chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia và liên quan quốc tế, góp phần ngăn chặn ma túy từ nước ngoài và Việt Nam.
Viện Kiểm sát nhân dân phối hợp với Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử 152.197 vụ với gần 200 nghìn bị cáo (tăng 71,28% về số vụ và 63,24% về số đối tượng so với giai đoạn 1998-2008), đạt tỷ lệ 99,1% về số vụ và 99% số bị cáo; trong đó, 1,59% bị tuyên phạt tù chung thân và tử hình, phần lớn là tội phạm về tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy (chiếm 99%), trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm chiếm 5,8%; số bị cáo nghiện ma túy chiếm 28,6%, có 182 bị cáo là cán bộ công chức, 390 bị cáo là đảng viên.
Công tác cai nghiện ma túy, quản lý người sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Trong 10 năm, cả nước đã tổ chức cai nghiện, phục hồi cho trên 200 nghìn lượt người cai nghiện ma túy dưới các hình thức; gần 14 nghìn người sau cai nghiện được tạo công ăn việc làm; gần 23 nghìn người đang được quản lý sau cai tại nơi cư trú; gần 50 nghìn trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, chiếm 21,3% số người nghiện có hồ sơ quản lý.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song trong quá trình thực hiện Chỉ thị vẫn còn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy chưa thường xuyên, quyết liệt. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có lúc, có việc chưa chặt chẽ, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống ma túy.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: ĐT)
Không để Việt Nam là điểm trung chuyển ma túy của các tổ chức tội phạm
Tại Hội nghị, đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ quán triệt Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị và kế hoạch thực hiện của Chính phủ. Trong đó, khẳng định Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị kế thừa, bổ sung, phát triển quan điểm chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy từ các giai đoạn trước đây cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Chỉ thị đã xác định mục tiêu tổng quát của công tác phòng, chống ma túy trong thời gian tới là phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy, xóa bỏ triệt để các tổ chức, đường dây, tụ điểm, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy trong nước; ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu ở trong nước, không để Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy, cần xác định rõ hơn vai trò của các lực lượng chuyên trách như công an, biên phòng, cảnh sát biển... Làm sao để Việt Nam không phải là điểm trung chuyển ma túy của các tổ chức tội phạm. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phải kiên quyết rà soát, không để vỏ bọc là các công ty cho bọn tội phạm chế biến ma túy ở một số địa bàn xa xôi, bởi nếu trót lọt tội phạm có thể thu lời bất chính hàng trăm triệu USD. Đồng thời, không để tái trồng cây có chất ma túy, kiểm soát chặt chẽ các loại tiền chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, quản lý sau cai làm giảm số người nghiện ma túy mới, quản lý chặt chẽ người nghiện ngoài xã hội, không để phát sinh tình phức tạp, góp phần xây dựng môi trường xã hội an toàn lành mạnh.
Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế hơn nữa đối với phòng, chống ma túy. Đồng thời, cần có sự phân công rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương, cán bộ trong công tác này nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa đối với công tác đấu tranh, phòng, chống ma túy trong thời gian tới.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: ĐT)
Phải phát huy và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng, chống ma túy
Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá cao, biểu dương những thành tích, kết quả đã đạt được của các cấp ủy chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân trong phòng, chống ma túy trong thời gian vừa qua. Nhiều cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng đã chiến đấu quên mình, anh dũng hy sinh vì sự bình yên của Tổ quốc và Nhân dân.
Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo trong Chỉ thị 36/CT-TW đã xác định đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, sự quản lý thống nhất của chính quyền các cấp và sự tham gia của hệ thống chính trị và toàn dân trong đó lực lượng công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Phòng, chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài đòi hòi phải kiên trì, bên bỉ, quyết liệt, quyết tâm rất cao, là sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội. Trong đó, phải phát huy và đề cao trách nhiệm người đứng đầu, các đơn vị địa phương và tính tiền phong gương mẫu của toàn bộ đảng viên trong công tác phòng, chống ma túy.
Đồng chí Trần Quốc Vượng yêu cầu, lực lượng công an cần làm tốt 2 nhiệm vụ. Trong đó, tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp về chỉ đạo điều phối công tác phòng, chống ma túy và phát huy trách nhiệm của các cấp, ngành; thông qua biện pháp nghiệp vụ trực tiếp tổ chức đấu tranh với tội phạm ma túy. Nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm về ma túy là do lực lượng công an chủ trì và phối hợp với lực lượng có liên quan; triển khai đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống kiểm soát ma túy; chú trọng đầu tư nguồn lực tương xứng với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh ngăn chặn hiệu quả tội phạm ma túy. Rà soát, khắc phục những bất cập trong cơ chế pháp lý về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy.
Đồng chí Trần Quốc Vượng yêu cầu các địa phương, bộ ngành, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma túy phù hợp với tình hình thực tế...
Chân dung ông Quản Minh Cường - tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Ông Quản Minh Cường, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương được điều động, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Quản Minh Cường (giữa) nhận quyết định (Ảnh: VGP) Chiều 6/7, Ban Tổ chức Trung ương và Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức Hội...