Vốn tư nhân sẽ trở thành nguồn tài chính then chốt cho mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
(ĐTCK) Báo cáo Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển với tiêu đề “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc ( UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa công bố chiều 11/9 đã cho thấy những thay đổi rất đáng chú ý trong bức tranh tài chính phát triển ở Việt Nam.
Dư nợ công lớn ẩn chứa nhiều rủi ro
Theo Báo cáo, tổng nguồn vốn cho phát triển ở Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong khoảng hai thập kỷ gần đây, từ mức trung bình 511 USD/người năm 2002 lên đến 1.226 USD/người năm 2015.
Trong cùng giai đoạn đó, đầu tư từ khu vực tư nhân cũng gấp hai lần. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính cho phát triển của Việt Nam vẫn còn thấp hơn mức bình quân của các nước ASEAN (1.937 USD/người).
Đặc biệt, tỷ trọng nguồn tài chính phát triển so với GDP của Việt Nam đã bắt đầu có xu hướng sụt giảm kể từ năm 2007.
Đối diện với tình trạng sụt giảm nghiêm trọng nguồn thu phi viện trợ, vay nợ của chính phủ trong các năm 2010-2015, đặc biệt là vay nợ từ các nguồn trong nước, được sử dụng làm công cụ chủ yếu để trang trải cho bội chi ngân sách và ngăn ngừa một sự sụt giảm hơn nữa đầu tư công, đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về dư nợ công và dư nợ chính phủ.
Theo số liệu tính toán, tỷ trọng nợ công so với GDP tăng từ 50% GDP năm 2011 lên 63,7% GDP năm 2016, làm cho tỷ trọng của Việt Nam – từng ở mức thấp nhất trong các nước ASEAN trong các năm 2000-2005, trở thành mức cao nhất năm 2016 và tỷ trọng nợ chính phủ so với GDP tăng từ 39,3% GDP năm 2011 lên 52,7% GDP năm 2016.
Gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là những ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững
- ông Haoliang Xu, Giám đốc UNDP Khu vực châu Á – Thái Bình Dương UNDP
Tỷ trọng nợ công trong nước trong tổng nguồn lực tài chính công tăng từ 15,92% năm 2011 lên 23,49% năm 2015, trong khi tỷ trọng nợ công quốc tế vẫn ở mức tương đối ổn định trong cùng kỳ.
Tình trạng tăng lên nhanh chóng của các khoản vay nợ công trong nước chứa đựng nhiều rủi ro.
Tỷ trọng trái phiếu chính phủ do ngân hàng thương mại nắm giữ lên đến 79,6% cuối năm 2011 và 55,4% cuối năm 2016 khiến suy giảm tính bền vững của các ngân hàng thương mại.
Hầu hết trái phiếu chính phủ Việt Nam trong các năm 2010-2013 đều có kỳ hạn ngắn (hơn 74% có thời hạn 3 năm hoặc ngắn hơn) và có chi phí huy động cao (với lãi suất bình quân hơn 10% cho trái phiếu thời hạn 5 năm), khiến nghĩa vụ thanh toán rất nặng nề. Thậm chí, vào một số thời điểm trong các năm 2014-2016, số này đã vượt quá khả năng thanh toán của ngân sách nhà nước.
Các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương có bảo lãnh của Chính phủ cũng là một nguồn rủi ro đáng kể nữa đối với tính bền vững của các khoản nợ công.
Video đang HOT
“Cùng với các khoản nợ xấu và sức ép liên quan lên tính thanh khoản, của hệ thống ngân hàng cho thấy, Chính phủ Việt Nam cần khẩn cấp tái cấu trúc nợ trong nước và rà soát lại chiến lược vay nợ trong nước”, chuyên gia của UNDP cảnh báo.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là nước tiếp nhận nguồn vốn ODA nhiều nhất trong các nước ASEAN (với 37% tổng vốn ODA vào khu vực ASEAN năm 2015). Tuy nhiên, các dòng ODA chảy vào Việt Nam đã giảm đáng kể và ít ưu đãi hơn khi Việt Nam “tốt nghiệp” vay vốn của Hiệp hội Phát triển quốc tế ( IDA) vào năm 2017.
Vốn FDI và kiều hối tăng mạnh
Một điểm đáng ghi nhận được báo cáo chỉ ra là trong khi vốn ODA giảm, thì quy mô dòng FDI vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cho thấy Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nguồn tài chính tư nhân quốc tế.
Dòng FDI này cũng duy trì ở mức tương đối ổn định so với các nước khác ở khu vực ASEAN (trừ Singapore). Tuy nhiên, tỷ trọng FDI so với tổng đầu tư ở Việt Nam (và so với GDP) dao động trong giai đoạn nghiên cứu: giảm từ 30,4% năm 1995 xuống 14,2% năm 2004, lại gia tăng trong các năm 2005-2008, lên đến 30,9% năm 2008 trước khi lại sụt giảm và ổn định quanh mức 23,4% tổng đầu tư trong mấy năm gần đây.
Đáng chú ý, FDI ở ngành chế biến, chế tạo chiếm gần 70% tổng FDI vào Việt Nam, cao hơn nhiều so với Philippines (38%) và Indonesia (40%).
Mặt khác, hết sức lý thú, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu trên thế giới về tiếp nhận dòng kiều hối (chỉ xếp thứ hai trong ASEAN, sau Philippines), với khoảng 2,5% tổng lượng kiều hối toàn cầu năm 2017.
Hàng năm, kiều hối chiếm 6-8% GDP trong các năm 2006-2017 ở Việt Nam, cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác (bình quân 1-2% GDP).
Dòng kiều hối này góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ sự phát triển kinh tế của đất nước, làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối và cân bằng cán cân vãng lai.
Mở rộng đầu tư tư nhân thành nguồn lực chính
Theo Báo cáo, đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước chỉ chiếm 40% tổng nguồn lực tài chính cho phát triển. Tỷ lệ đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở khu vực ASEAN, chỉ đạt 490 USD, cách khá xa mức trung bình của các nước ASEAN là 690 USD.
Trong bối cảnh vốn tư công từ ngân sách còn khó khăn, dư nợ công tăng cao, nguồn vốn ODA thu hẹp, ông Haoliang Xu, Giám đốc UNDP Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, rất cần có chính sách thức đẩy đầu tư tư nhân trong nước để biến nguồn lực này trở thành nguồn tài chính then chốt cho thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới.
“Gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là những ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)”, ông Haoliang Xu nhấn mạnh.
Cụ thể, để cải thiện tình hình, ông Haoliang Xu khuyến nghị Việt Nam sớm thực hiện một số biện pháp, bao gồm khuyến khích tăng đầu tư tư nhân trong nước; đầu tư công tập trung và huy động đầu tư tư nhân; thu hút những dự án FDI liên kết công ty trong nước với chuỗi giá trị toàn cậu; đẩy mạnh thu thuế, quản lý tài sản công và áp dụng thuế tài sản và thuế môi trường; và xây dựng khuôn khổ tài chính phối hợp cho việc thực hiện SDGs.
Ngoài ra, để bảo đảm các chính sách FDI trở thành một bộ phận khăng khít của chiến lược phát triển quốc gia và phát huy tối đa tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, các chuyên gia UNDP khuyến nghị trọng tâm của nỗ lực thu hút FDI cần chuyển từ số lượng sang chất lượng.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh:
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là mở rộng nguồn tài chính trong tương lai nhằm đáp ứng các nguồn lực cho tăng trưởng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập bình quân trung bình thấp, các nhà tài trợ quốc tế, song và đa phương đã rút lui nguồn vốn phần nào ưu đãi, tài trợ không hoàn lại. Trong bối cảnh này Chính phủ Việt Nam cần đánh giá tổng thể trong khi nhu cầu lớn, nợ công trong sự xem xét thận trọng, bài toán tài chính trong trung và dài hạn rất quan trọng.
Hiếu Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Bộ Nội vụ nói gì về việc Lào Cai sáp nhập Sở Giao thông và Xây dựng?
Gần đây, tỉnh Lào Cai vừa thống nhất sáp nhập hai sở Xây Dựng và Giao thông vận tải thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, việc này nhận được nhiều ý kiến của dư luận cũng như các chuyên gia.
Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhận được sự quan tâm lớn của các địa phương và dư luận mong đợi một cuộc cách mạng tạo nên một bộ máy chính quyền tinh gọn và hiệu quả hơn.
Sáp nhập vì nhiều điểm tương đồng, thuận lợi
Mới đây, kỳ họp thứ 7, khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết hợp nhất Sở Giao thông vận tải (GTVT) và Sở Xây dựng (XD) thành Sở GTVT-XD tỉnh Lào Cai.
Lào Cai đi đầu trong sáp nhập Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.
Sau khi sáp nhập, Sở GTVT-XD Lào Cai sẽ có 10 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, một tổ chức thuộc Sở là Chi cục Giám định xây dựng, một Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng, 1 Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc. Bên cạnh đó, hiện Tỉnh ủy Lào Cai đang xây dựng và hoàn thiện các kế hoạch, triển khai từng bước việc sáp nhập những đơn vị khác.
Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Xuân Cường - Trưởng đoàn ĐBQH Lào Cai cho biết, thực hiện Nghị quyết TW 6 khóa XII, tỉnh nhận thấy Sở GTVT và XD có nhiều điểm tương đồng, thuận lợi nên tiến hành sáp nhập với nhau. Hai đơn vị này cùng chung một trụ sở, nhân sự lại đang kiện toàn nên không phải sắp xếp lại nhiều.
Khi hợp nhất hai sở này thành một, các phòng ban tương đồng sáp nhập lại với nhau, bộ máy được thu gọn - ông Cường nói và cho biết: Đối với việc sắp xếp nhân sự, trước tiên tỉnh sẽ tính toán, sắp xếp lại theo vị trí, việc làm; những lao động dôi dư sẽ có chính sách, chế độ phù hợp. Một là thực hiện theo Chính sách của Nhà nước, hai là tỉnh đang giao Ban Tổ chức và Sở Nội vụ nghiên cứu chính sách của địa phương trong lĩnh vực này. Việc này cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng sao cho hợp tình hợp lý, các đơn vị sẽ phải rà soát và tinh giản theo lộ trình - Trưởng đoàn ĐBQH Lào Cai nhấn mạnh.
Theo ông Cường, về phần lãnh đạo Sở GTVT-XD khi hợp nhất sẽ không bổ nhiệm nữa, những cấp phó hiện tại đã có quy hoạch từ trước, cuối năm nay một phó sẽ nghỉ hưu theo chính sách nên không gặp nhiều khó khăn trong việc tinh giản; về cán bộ biên chế chưa thể giảm ngay mà phải sắp xếp lại dần dần vì liên quan đến chế độ của người lao động Việc này cần phải có thời gian và sắp xếp hợp lý theo lộ trình - ông Cường thông tin.
Thuộc thẩm quyền của tỉnh, thành phố
Trước câu hỏi cho rằng chúng ta đang thực hiện quy trình ngược khi tiến hành sáp nhập Sở trước và sáp ngập Bộ sau sẽ dẫn tới tình trạng một sở phải chịu sự quản lý của hai bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết: Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng cơ quan soạn thảo xây dựng quyền lợi cho mình, làm theo quy trình ngược... Đó là ý kiến của dư luận, còn chúng ta thực hiện quy phạm của pháp luật, các quy trình ban hành văn bản pháp luật được quy định rất rõ: trình tự, đánh giá tác động của xã hội, thẩm định của cơ quan chức năng...
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa
Ông Thừa đặt vấn đề: Hiện nay, bộ máy chính quyền được xây dựng rất kỹ lưỡng đề án tổng thể tất cả các cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Khi đấy đặt ra vấn đề là có phải cứ Trung ương có bộ máy như thế nào thì địa phương có như thế đấy không? Ví dụ nước ta có 28 tỉnh có biển, thì có phải Trung ương có bộ máy biển thì dưới phải có không? Ba vùng đặc thù: Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ rồi vùng cao, đồng bằng cả những vùng thuận lợi, khó khăn... khi làm bộ máy đều phải có tính toán.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, quan điểm của Chính phủ là kiến nghị kiến tạo do vậy không được bỏ sót, cố gắng phấn đấu một người một đơn vị, một người có thể nhiều việc nhưng không thể một việc nhiều đơn vị. Tuy nhiên, ông Thừa cho rằng quá trình này đang được thực hiện từng bước.
Hiện nay, ở Trung ương đang có đơn vị đang được xem xét theo Nghị quyết Trung ương 6, tiến tới thực hiện lộ trình hết nhiệm kỳ này. Còn bây giờ lộ trình trước mắt là xem xét ở một số địa phương, tính toán phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Việc sáp nhập, thí điểm ở những nơi có điều kiện sau đó sẽ đúc rút ra được bài học trong thực hiện, nếu có cản trở, khó khăn sẽ phải phân tích được và có biện pháp khắc phục - Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa nhấn mạnh.
Bà Đào Thị Hồng Minh - Vụ phó Vụ Tổ chức biên chế (Bộ Nội vụ)
Làm rõ việc Sở GTVT và Sở XD Lào Cai sáp nhập, bà Đào Thị Hồng Minh - Vụ phó Vụ Tổ chức biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết: hiện nay Bộ Nội vụ đang tiếp thu và giải trình ý kiến của Bộ Tư pháp để trình Chính phủ ban hành ý kiến về Nghị định 24 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định 37 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Tuy nhiên, theo kế hoạch 07, trước khi trình các Nghị định này thì phải báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến nội dung về khung số lượng cơ quan chuyên môn cũng như các tiêu chí thành lập. Đồng thời có văn bản báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến về việc thay thế Nhị định 24, 37.
Đối với Nghị định 24, có quy định có 4 sở yêu cầu phải tổ chức cứng ở tất cả các địa phương, trong đó có sở GTVT, XD, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tùy thuộc vào địa phương UBND tỉnh hay HĐND xem xét quyết định giữ nguyên hay sáp nhập - bà Minh nói và nhấn mạnh: Trong kết luận số 37 ngày 7.8.2018 của Bộ Chính trị cũng đã cho ý kiến là việc sáp nhập các sở hay không thuộc quyền quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy hay Thành ủy. Bộ Nội vụ không có ý kiến về vấn đề này.
Theo Danviet
Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sức khỏe Ngày 14.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến kiểm tra công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn thuộc Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ. Bộ trưởng Y tế hỏi chuyện bệnh nhân từ Khánh Hòa lên TP.HCM khám chữa bệnh - DUY TÍNH Bộ trưởng cho biết Chính phủ và Bộ Y tế...