Vốn tự có của khối ngân hàng tư nhân tăng hơn 21.400 tỷ đồng sau 8 tháng
Khác với cơ cấu tổng tài sản, cán cân vốn tự có vẫn nghiêng về nhóm NHTM tư nhân. Tổng vốn tự có của nhóm NHTM tư nhân (đã loại bỏ TCTD có vốn tự có âm) tính đến hết tháng 8/2019 đạt 357.833 tỷ đồng, tăng 5,81% so với đầu năm, tương đương tăng hơn 21.400 tỷ đồng; trong khi con số này ở nhóm NHTM Nhà nước là 285.735 tỷ đồng, tăng 6,38%, tương đương tăng hơn 17.100 tỷ đồng.
Vốn tự có của khối ngân hàng tư nhân tăng hơn 21.400 tỷ đồng sau 8 tháng
Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến hết ngày 31/8/2019 đạt trên 11,8 triệu tỷ đồng, tăng 6,77% so với hồi đầu năm.
Nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, GPBank, CBBank và OceanBank) tiếp tục giữ tỷ trọng lớn nhất với 43%, tương đương tổng tài sản gần 5,12 triệu tỷ đồng, tăng 5,35% so với đầu năm. Trong khi đó, tổng tài sản của nhóm NHTM tư nhân là gần 4,92 triệu tỷ đồng, tăng 7,97% và chiếm trên 42% tổng tài sản hệ thống.
Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài ghi nhận tổng tài sản 1,22 triệu tỷ đồng, tăng 7,43%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính ghi nhận 185.788 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 10,71%. Cùng với đó, tổng tài sản của nhóm ngân hàng hợp tác xã là 33.038 tỷ đồng, tăng 1,88%; nhóm quỹ tín dụng nhân dân là 122.928 tỷ đồng, tăng 8,62%.
Về vốn tự có, tính đến hết ngày 31/8/2019, vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng đạt 866.116 tỷ đồng, tăng 7,44%, tương đương tăng trên 54.900 tỷ đồng sau 8 tháng.
Khác với cơ cấu tổng tài sản, cán cân vốn tự có vẫn nghiêng về nhóm NHTM tư nhân. Tổng vốn tự có của nhóm NHTM tư nhân (đã loại bỏ TCTD có vốn tự có âm) ghi nhận là 357.833 tỷ đồng, tăng 5,81%, tương đương tăng hơn 21.400 tỷ đồng; trong khi con số này ở nhóm NHTM Nhà nước là 285.735 tỷ đồng, tăng 6,38%, tương đương tăng hơn 17.100 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài ghi nhận 183.392 tỷ đồng vốn tự có, tăng 12,6%; còn lại là nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính với 35.214 tỷ đồng, nhóm ngân hàng hợp tác xã với 3.942 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về vốn điều lệ, nhóm NHTM Nhà nước giữ ở mức 149.049 tỷ đồng, tăng 0,78% so với đầu năm. Trong khi đó, vốn điều lệ của nhóm NHTM tư nhân tăng 1,29%, đạt 270.676 tỷ đồng.
Việc tổng tài sản cao hơn, nhưng vốn tự có lẫn vốn điều lệ thấp hơn nhóm NHTM tư nhân khiến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của nhóm NHTM Nhà nước tiếp tục giữ ở mức khá thấp 9,65%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với quy định 9%. Trong khi đó, CAR của nhóm NHTM tư nhân là 10,66%.
Đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, cả 2 nhóm ngân hàng trên đều đã đưa về dưới mức 40% theo đúng lộ trình, đạt 30,61% với nhóm NHTM Nhà nước và 30,91% với nhóm NHTM tư nhân.
Minh Tâm
Theo Vietnamfinance.vn
Ngân hàng bội thu
Báo cáo quý 3-2019 của các ngân hàng thương mại (NHTM) mới đây cho thấy, ngành ngân hàng tiếp tục "ăn nên làm ra" với tăng trưởng lợi nhuận rất tích cực, trong đó một phần không nhỏ nhờ nguồn thu từ mảng dịch vụ.
Giao dịch tại một ngân hàng ở TPHCM. Ảnh: THÀNH TRÍ
Nhiều ngân hàng lãi ngàn tỷ đồng
Dẫn đầu hệ thống vẫn là NHTM nhà nước Vietcombank với lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng năm 2019 lên đến 17.592 tỷ đồng. Với kết quả này, tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank đạt tới 50,6% so với cùng kỳ năm 2018, nhiều khả năng sẽ tiếp tục ghi kỷ lục đã xác lập từ năm trước, vượt qua mốc lợi nhuận 20.000 tỷ đồng trong năm 2019.
Agribank cũng có kết quả lợi nhuận qua 9 tháng đạt 9.700 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 88% kế hoạch năm mà ngân hàng này đặt ra là 11.000 tỷ đồng. Riêng NHTM nhà nước có lợi nhuận 9 tháng không tích cực là BIDV, mặc dù vẫn đạt 7.028 tỷ đồng, nhưng giảm 3% so với cùng kỳ do BIDV phải dành nguồn lực để xử lý nợ xấu.
Nợ xấu đến cuối quý 3-2019 của BIDV đã tăng từ 1,9% lên 2,09%, trong khi tăng trưởng bị giới hạn bởi nguồn vốn kinh doanh. Chính vì thế, dù có tổng tài sản lên tới 1,42 triệu tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế của BIDV đứng sau nhiều NHTM cổ phần.
Không chỉ NHTM nhà nước mà các NHTM tư nhân cũng có sự bứt phá mạnh mẽ. Thậm chí về kết quả kinh doanh quý 3, có ngân hàng lũy kế 9 tháng vượt luôn một số NHTM nhà nước. Cụ thể, Techcombank có lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, VPBank lợi nhuận 9 tháng đầu năm đạt gần 7.200 tỷ đồng trước thuế, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm 2018. ACB cũng có lợi nhuận 9 tháng đạt 5.561 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. HDBank vừa công bố lợi nhuận quý 3-2019 tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ với lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng vượt 3.400 tỷ đồng. Đây cũng là kết quả cao nhất từ trước đến nay của ngân hàng này.
Điểm qua một số NHTM tư nhân cho thấy, nguyên nhân giúp lợi nhuận 9 tháng tăng trưởng chủ yếu đến từ lãi thuần. Cụ thể, lợi nhuận tăng mạnh sau 3 quý đầu năm của VPBank là do thu nhập lãi thuần đạt 22.428 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp hơn một nửa vào nguồn thu nhập lãi thuần của VPBank, đến từ công ty cho vay tiêu dùng FE Credit.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đạt mức kỷ lục từ trước đến nay của Techcombank cũng từ thu nhập lãi thuần, khi đạt 10.100 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng tín dụng mạnh và giảm chi phí cho vay từ đầu năm. Ngoài ra, còn do chi phí dự phòng giảm 66% khi Techcombank tiếp tục hưởng lợi từ chất lượng tài sản lành mạnh.
Kết quả lợi nhuận 3 quý đầu năm của một số NHTM tư nhân vượt các NHTM nhà nước. Ảnh: PHAN LÊ
Nguyên nhân lợi nhuận 9 tháng của ACB tăng trưởng cũng chủ yếu đến từ lãi thuần khi chiếm tới 77% tổng nguồn thu và đạt 8.782 tỷ đồng. Tiếp đến là đóng góp của lãi từ dịch vụ chiếm 12%, đạt 1.410 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác chiếm 6%, đạt 697 tỷ đồng...
Riêng Vietcombank, nguồn thu từ dịch vụ và bán lẻ đang đóng góp tích cực vào lợi nhuận của ngân hàng này. Đó cũng là lý do Vietcombank đặt tham vọng đạt 2 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2025; trong đó, bán lẻ đóng góp khoảng 1 tỷ USD.
Tăng thu từ dịch vụ
Không chỉ NHTM lớn mà các NHTM vừa và nhỏ cũng có kết quả lợi nhuận trong quý 3-2019 dần cải thiện nhờ tăng thu từ dịch vụ, tiết giảm chi phí hoạt động, nhất là chi phí dự phòng rủi ro, dù room tăng trưởng tín dụng bị hạn chế. Chẳng hạn như Saigonbank có lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2019 đạt 221 tỷ đồng, tăng 81% so với cùng kỳ 2018 do giảm mạnh được chi phí dự phòng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3-2019 của SaigonBank cho thấy, chi phí dự phòng của ngân hàng này giảm tới 86%, xuống còn 11 tỷ đồng, trong khi thu nhập lãi thuần đạt 210 tỷ đồng, tăng 36%; lãi từ hoạt động khác đạt 30 tỷ đồng, tăng 20%... OCB cũng đạt lợi nhuận trước thuế 1.943 tỷ đồng trong 9 tháng qua, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của OCB tăng rất mạnh, lên đến 87% so với cùng kỳ, đạt 391 tỷ đồng, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Tương tự, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của Sacombank đạt 2.491 tỷ đồng, tăng 89,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng thu từ dịch vụ đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 21,1%; trong đó thu dịch vụ bảo hiểm đạt hơn 280 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,3% trong tổng thu dịch vụ; thu kinh doanh ngoại hối đạt 422 tỷ đồng, tăng 35%. Thu từ hoạt động khác đạt 845 tỷ đồng, tăng 176,2%.
Viet Capital Bank cũng có các chỉ số kinh doanh 9 tháng đầu năm tăng trưởng tích cực, đặc biệt là thu nhập từ các hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Các chuyên gia trong ngành tài chính nhận định, kết quả tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong 9 tháng năm 2019 của các tổ chức tín dụng, không chỉ xóa tan quan ngại về giảm tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng do room (hạn mức) tín dụng ở nhiều ngân hàng đã gần cạn và chi phí vốn lại tăng, mà ngược lại dự báo mùa bội thu của các tổ chức tín dụng trong năm tài chính 2019.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự kiến đến cuối năm 2019, 91% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2018; trong khi đó 3% tổ chức tín dụng kỳ vọng không đổi và 6% tổ chức lo ngại suy giảm.
Thống kê từ 22 NHTM đã công bố báo cáo tài chính quý 3-2019 cho thấy, nhiều ngân hàng đang có dư nợ cho vay tăng trưởng ở mức cao trong 3 quý đầu năm. Như vậy, so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành ở mức 14% trong năm 2019, hiện có 6 NHTM tăng trưởng trên 14%, trong đó 4 NHTM có dư nợ cho vay trong 9 tháng đã tăng trên 20%, thậm chí hơn 28%. Theo lãnh đạo NHNN, mặc dù định hướng chung cho toàn ngành là tín dụng tăng khoảng 14%, nhưng sẽ có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
NHUNG NGUYỄN
Theo SGGP.org.vn
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 2.504 tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành mới 86.995 tỷ đồng tín phiếu trong tuần trước. Lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn giảm 0,35-0,45%. Tỷ giá trung tâm không nhiều biến động, giữ ở 23.153 VND/USD Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố báo cáo thị trường tiền tệ tuân 14-18/10. Theo...