Vốn tín dụng cho cao tốc Bắc – Nam: Khó vẫn hoàn khó
Các doanh nghiệp tham gia sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam chủ yếu là các nhà thầu, năng lực thi công tốt nhưng năng lực tài chính không phải là thế mạnh.
Ngay từ năm 2017, trong giai đoạn báo cáo Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án, Chính phủ đã nhận định “khả năng huy động nguồn vốn từ cá tổ chức tín dụng trong nước khó khăn”
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong phiên họp thứ 45 khai mạc sáng nay, 8/5, có một nội dung dự phòng (nếu chuẩn bị kịp sẽ xem xét) là chuyển đổi phương thức đầu tư đối với một số đoạn tuyến Bắc-Nam phía Đông.
Nếu đủ điều kiện thì sau đó nội dung này sẽ được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, sẽ bắt đầu từ ngày 20/5 tới đây.
Trong khi chờ Quốc hội bấm nút, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông thì dự án vẫn triển khai song song theo hai hình thức (cả đầu tư công và PPP – PV).
Quá trình này, trong một báo cáo mới được gửi đến Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan được giao giám sát các công trình trọng điểm quốc gia), Bộ GTVT kêu khó về nguồn vốn tín dụng trong nước.
Nói tiếp tục là bởi, ngay từ năm 2017, trong giai đoạn báo cáo Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án, Chính phủ đã nhận định “khả năng huy động nguồn vốn từ cá tổ chức tín dụng trong nước khó khăn”.
Video đang HOT
Để giải quyết, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp để đảm bảo nguồn cung tín dụng cho dự án.
Ba năm đã trôi qua, Bộ GTVT cho biết, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước ngày 17/2/2020 viết rằng: ” các dự án BOT, BT giao thông có quy mô, tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn dài… trong khi nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn.
Đồng thời, để đảm bảo ổn định về chính sách tiền tệ, pháp luật về tín dụng quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Ngoài ra, các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án BOT, BT giao thông chưa được xử lý dứt điểm và các ngân hàng thương mại nhà nước chưa được kịp thời tăng vốn, các tổ chức tín dụng khó có khả năng xem xét, tài trợ đối với các dự án mới”.
Vì thế, Bộ tiếp tục lo lắng về nguồn vốn. Nhất là, từ thực tế thực tế triển khai một số dự án BOT giao thông trong thời gian qua cho thấy, trong điều kiện các cơ chế chia sẻ rủi ro (đặc biệt là rủi ro về doanh thu) chưa được áp dụng, việc huy động vốn tín dụng để triển khai đầu tư là rất khó khăn.
Báo cáo của Bộ dẫn chứng: một số dự án có nhu cầu vận tải lớn khả thi về tài chính (như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận) cũng rất khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng.
Mặt khác, về năng lực nhà đầu tư trong nước thì qua sơ tuyển các dự án cho thấy, các doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính chưa quan tâm. Trong khi các doanh nghiệp tham gia sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam chủ yếu là các nhà thầu, năng lực thi công tốt nhưng năng lực tài chính không phải là thế mạnh, nên việc huy động vốn tín dụng để triển khai đầu tư sẽ khó khăn.
Tiến độ triển khai dự án cũng khiến Bộ lo lắng. Theo báo cáo, đối với 7 dự án thành phần có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển sẽ tiếp tục triển khai bước đấu thầu. Trường hợp đấu thầu thành công dự kiến dự kiến sớm nhất có thể lựa chọn được nhà đầu tư khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11/2020, đàm phán ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020, bắt đầu triển khai thi công từ đầu năm 2021.
Để đảm bảo tiến độ triển khai theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ quy định: nhà đầu tư vi phạm hợp đồng trong trường hợp sau 6 tháng không ký được hợp đồng tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng đủ phần vốn vay theo quy định để triển khai dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng và hợp đồng hết hiệu lực.
Như vậy, trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trong năm 2020 cũng chưa thể khẳng định có thể triển khai được ngay các dự án thành phần PPP trong năm 2021. Trường hợp nhà đầu tư không huy động được nguồn vốn tín dụng, Bộ Giao thông vận tải phải huỷ hợp đồng và Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, trong một số cuộc họp gần đây và cả trong báo cáo mới được gửi đến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều đề nghị cần nhanh chóng giải quyết những ách tắc trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt, nhằm giảm các thủ tục hành chính và đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có đường cao tốc Bắc-Nam…
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư đã được trình lên Chính phủ, nhưng vẫn phải qua thẩm định của Hội đồng nhà nước rồi mới trình ra Quốc hội được.
Theo nghị quyết của Quốc hội, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 có tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng, trong đó gồm 55.000 tỷ đồng vốn Nhà nước đầu tư tham gia thực hiện Dự án; 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách.
Đừng đo đếm lợi ích bằng tiền
Năng lực, kinh nghiệm các nhà đầu tư trong nước có thừa nhưng trở ngại lớn nhất triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam là nguồn vốn tín dụng.
Với việc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tiếp tục giảm xuống (thay vì 40%) sẽ là thách thức cực lớn cho các nhà đầu tư muốn tham gia cao tốc Bắc - Nam (Trong ảnh: Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ). Ảnh: Tạ Tôn
Các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam đã, đang bước vào giai đoạn sơ tuyển để chuẩn bị đấu thầu trong nước lựa chọn nhà đầu tư. Năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư trong nước có thừa, nhưng trở ngại lớn nhất trong quá trình triển khai các dự án này sắp tới sẽ là nguồn vốn tín dụng.
Bởi, trong cơ cấu tổng mức đầu tư của mỗi dự án, ngoài phần vốn hỗ trợ của Nhà nước từ 30 - 40%, còn lại 60 - 70% là vốn của nhà đầu tư gồm 20% vốn chủ sở hữu và 40 - 50% là vốn đi vay, trong khi, chính sách của các ngân hàng trong nước lại đang siết chặt nguồn vốn cho vay dài hạn đối với các dự án hạ tầng giao thông.
Thông lệ ở nhiều nước trên thế giới, ngoài nguồn vốn vay từ các ngân hàng, nhà đầu tư còn có kênh huy động vốn rất hiệu quả, vay được rất nhiều vốn từ Quỹ Phát triển hạ tầng để đầu tư các dự án.
Nhưng chúng ta hiện chưa có quỹ này nên các nhà đầu tư chỉ chủ yếu trông chờ vào nguồn tín dụng từ các tổ chức ngân hàng trong nước. Trong khi, nguồn vốn cho vay dài hạn của các ngân hàng thương mại thời gian qua đã rất khó khăn, nay quy định mới của Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục co lại, nên khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước để đầu tư cao tốc Bắc - Nam trong thời gian tới là rất khó khả thi.
Tôi cho rằng, đối với dự án quan trọng như cao tốc Bắc - Nam, Nhà nước, Chính phủ cần đưa ra những cơ chế ưu tiên đặc biệt về nguồn vốn tín dụng để triển khai thành công dự án này. Đồng thời, khi chưa hình thành được Quỹ Phát triển hạ tầng, Nhà nước cũng cần có những giải pháp cho phép nhà đầu tư các dự án được huy động nguồn vốn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội hoặc vay vốn nước ngoài.
Tôi được biết, nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội hiện nay rất lớn, có thể đầu tư lâu dài, nhưng cần có chính sách để huy động. Hay, nguồn vốn từ các tổ chức tiền tệ quốc tế, nhà đầu tư có thể vay được nhưng cũng cần có cơ chế bảo lãnh của Chính phủ. Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, đầu tư vào giao thông, chúng ta phải nhìn đến lợi ích tổng thể, tác động của hạ tầng giao thông mang lại rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH của cả đất nước, của các vùng nơi dự án đi qua chứ không thể đo đếm bằng tiền, kiểu "ăn xổi" như bất động sản, nay bán căn hộ này, mai xây dựng khu đô thị kia.
Các dự án cao tốc Bắc - Nam giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Chúng ta rất nỗ lực, mất rất nhiều năm và trải qua nhiều bước để triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam. Đến nay, dự án đang bước vào giai đoạn quyết định là sơ tuyển và đấu thầu nhà đầu tư đối với các dự án PPP.
Nhưng nếu không có vốn tín dụng, xem ra tất cả những nỗ lực ấy chẳng mang lại ích lợi gì, dự án có chọn được nhà đầu tư cũng không thể triển khai xây dựng được. Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có những chính sách đặc biệt, nhất là chính sách khơi thông nguồn vốn tín dụng để triển khai thành công dự án, nếu không sẽ không thể tháo gỡ được điểm nghẽn của nền kinh tế.
PGS.TS. Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ VN
Theo Baogiaothong.vn
Vốn tín dụng cho cao tốc Bắc - Nam: Khó khăn và... rất khó khăn "Khó khăn", "rất khó khăn" là những cụm từ được Bộ Giao thông vận tải nhấn đi nhấn lại khi nói về khả năng huy động vốn tín dụng cho dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh minh họa. Ký báo cáo gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan giám sát dự án...