Vốn nhà nước, người đại diện và những công ty âm vốn

Theo dõi VGT trên

Doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước chi phối chịu hai vấn đề do xung đột giữa người đại diện và người chủ công ty.

Công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối có tham gia vào những dự án mà tính rủi ro quá cao và kết quả là thua lỗ nặng hay không.

Câu hỏi về hiệu quả của doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước

Vào cuối tháng 10, Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội cho thấy, vẫn còn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, không bảo toàn được vốn chủ sở hữu. Câu hỏi về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước là mối quan tâm của nhiều nhà hoạch định chính sách lẫn giới nghiên cứu, đặc biệt là sau nhiều câu chuyện thua lỗ của những doanh nghiệp cổ phần hóa gần đây.

Một câu hỏi được quan tâm nhiều là, liệu công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối có tham gia vào những dự án mà tính rủi ro quá cao và kết quả là thua lỗ nặng hay không.

Về mặt lý luận, một số nghiên cứu trên thế giới (chẳng hạn như Boubakri và đồng sự năm 2013) cho rằng, những người đại diện vốn doanh nghiệp tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối có thể hy sinh lợi ích của cổ đông nhỏ và chọn cách ít tham gia vào những dự án có rủi ro để bảo đảm an toàn cho vận mệnh chính trị của mình và được giữ tại vị lâu hơn. Những nghiên cứu này cho rằng, vì lý do đó, các công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối sẽ ít tham gia vào các dự án có rủi ro.

Nhưng một phân tích gần đây của Meijun Qian thuộc Đại học quốc gia Australia (ANU) trên East Asia Forum cho rằng, mối quan hệ giữa vốn chi phối của Nhà nước và việc tham gia các dự án có rủi ro không đơn giản như vậy, trong bối cảnh của một nền kinh tế như Trung Quốc. Một mặt, vốn chi phối của Nhà nước tạo ra tình trạng “cha chung không ai khóc” và những rủi ro đạo đức, có thể dẫn đến việc gia tăng các hoạt động kinh doanh rủi ro cao. Mặt khác, vì đại diện của Nhà nước có xu hướng bảo toàn vốn để “giữ ghế” cho mình, họ sẽ ít tham gia vào các dự án có rủi ro. Đây là một quan điểm thú vị và có tính tham khảo cho Việt Nam.

Để kiểm chứng những quan điểm trái ngược này, tôi và 2 đồng nghiệp là TS. Phùng Đức Nam (Đại học Kinh tế TP.HCM) và TS. Nguyễn Yến Ngọc (Trường kinh doanh Schwartz, thuộc Đại học Saint Francis Xavier, Canada) đã tiến hành một kiểm chứng thực nghiệm với dữ liệu của công ty niêm yết ở Việt Nam. Sử dụng dữ liệu từ mạng dữ liệu Eikon của Hãng Thomson Reuters, có bổ sung dữ liệu kiểm chứng từ báo cáo thường niên, chúng tôi nhận thấy rằng, các công ty có vốn sở hữu Nhà nước cao có xu hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong giai đoạn 2007 – 2015. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Australian Economic Papers.

Điều này cho thấy, kết luận của những nghiên cứu trước đó ở các nền kinh tế khác và trong những giai đoạn khác bỏ qua một khả năng là những đại diện vốn nhà nước có thể đã chấp nhận rủi ro nhiều hơn mức cần thiết trong điều kiện của Việt Nam và trong mẫu nghiên cứu 2007 – 2015. Vấn đề mà tác giả Meijun Qian nêu lên là có tính tham khảo.

Chúng tôi đi sâu và phát triển một khung lý luận rằng, doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước chi phối chịu hai vấn đề do xung đột giữa người đại diện và người chủ công ty.

Thứ nhất, là xung đột giữa lợi ích Ban điều hành làm thuê (Tổng giám đốc, các trưởng phòng ban) với chủ công ty (là các cổ đông). Đây là một xung đột lợi ích truyền thống thường thấy ở phương Tây.

Thứ hai, là xung đột giữa lợi ích của người đại diện vốn nhà nước với bản thân chủ sở hữu cao nhất của công ty (Nhà nước và cao hơn là người dân – người chủ thật sự và cao nhất của vốn nhà nước trong công ty). Vì người đại diện vốn nhà nước đóng vai trò “ông chủ” trong công ty, nhưng bản thân họ cũng chỉ là người được thuê để đại diện cho ông chủ thật, họ cũng sẽ hành xử vì lợi ích bản thân họ trước nhất, thay vì lợi ích của ông chủ thật – Nhà nước và nhân dân. Tùy vào thời điểm, tình hình chính trị và kiểm soát tham nhũng, họ sẽ chấp nhận các dự án làm ăn rủi ro cao hay thấp.

Video đang HOT

Chúng tôi đi sâu thêm một bước và kiểm tra giả thuyết này bằng cách kiểm chứng rằng, tác động của vốn nhà nước lên mức độ rủi ro của các dự án kinh doanh có thay đổi không, nếu như công ty có cơ chế kiểm soát quyền lực của các đại diện vốn nhà nước này, ví dụ có tổ chức đầu tư nước ngoài lớn, hay cổ đông là định chế lớn tham gia. Kết quả cho thấy, những kênh kiểm soát quyền lực này phát huy tác dụng, làm giảm mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn nhà nước với mức độ rủi ro các dự án kinh doanh.

Vốn nhà nước, người đại diện và những công ty âm vốn - Hình 1

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước vẫn là mối quan tâm của nhà hoạch định chính sách và giới nghiên cứu.

Hàm ý chính sách

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một vấn đề: vai trò người đại diện vốn nhà nước trong công ty cổ phần, đặc biệt là công ty niêm yết có vốn nhà nước chi phối cần phải được điều chỉnh. Bản thân một “ông chủ được thuê” sẽ không thể sống chế.t vì vận mệnh của công ty. Một lúc nào đó, họ sẽ tham gia vào những dự án đầy rủi ro và để lại những món nợ ngàn tỷ (như một số công ty sau cổ phần hóa hiện tại được thông báo âm vốn chủ sở hữu vài trăm tỷ đồng), trong khi một lúc khác thì họ là quá bảo thủ, không dám mạo hiểm, làm công ty tụt hậu với thời đại và cuối cùng cũng sẽ đi vào con đường thua lỗ do tụt hậu.

Đây không phải là vấn đề mới. Trong bài viết “Doanh nghiệp niêm yết có vốn nhà nước chi phối rơi vào thế kẹt” trên Báo Đầu tư chứng khoán phát hành đầu tháng 11/2020, tác giả Hiếu Minh nhận định: “Những rối rắm trong mối quan hệ giữa ông chủ Nhà nước với người đại diện tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn tác động tiêu cực tới quá trình cổ phần hóa, thoái vốn khu vực này”.

Trong bài viết đó, tác giả cũng đã nhận định “cái khó nhất là tạo dựng niềm tin của ông chủ và người đại diện, bởi không thể loại bỏ hoàn toàn khoảng cách về tư duy và lợi ích giữa hai chủ thể này trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước có những quyết định thông thường của Hội đồng quản trị cũng phải trải qua một quy trình báo cáo rất dài, có thể dẫn tới hiệu ứng ngược”.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đã phản ánh bất cập của vai trò người đại diện vốn nhà nước tại các công ty đã cổ phần hóa, nhưng Nhà nước còn nắm cổ phần lớn: “Các cổ đông khác không hiểu là người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có quyền hạn, trách nhiệm, vai trò và chuyên môn của họ như thế nào mà thường phải đi xin ý kiến 1 – 2 tháng sau mới quay lại để họp lại lần nữa. Đứng về phương diện kinh doanh thì phương thức này không phù hợp với điều kiện của thị trường, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”.

Đây là một vấn đề thú vị vì trong tương lai, do áp lực giải cứu doanh nghiệp trong nền kinh tế, nhiều nước đang tiến hành gia tăng vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp chủ chốt. Việt Nam có thể quan sát và học hỏi từ những “cọ xát” của đại diện vốn nhà nước với cổ đông tư nhân của các doanh nghiệp này (mà tranh chấp của cổ đông Lufthansa với nhà nước Đức gần đây là một ví dụ).

Tuy nhiên, ở những nước đó, họ cũng đang ở trạng thái “ném đá dò đường” trong cách làm, vì đây là vấn đề “cũ ta” mà “mới người”. Trong lúc chờ đợi, chúng ta có thể tham khảo cách làm của quỹ đầu tư vốn nhà nước của Na Uy và Singapore, đó là chỉ làm nhà đầu tư tài chính chứ không trực tiếp quản lý. Nhưng đề xuất này cũng có vấn đề khác với ta. Với trường hợp của các quỹ đầu tư vốn nhà nước này, họ tìm hiểu kỹ rồi mới quyết định đầu tư chiến lược, làm cổ đông đầu tư tài chính. Nhưng ở ta, vấn đề ngược lại, Nhà nước làm chủ lâu rồi mới cổ phần hóa công ty, mời người ngoài Nhà nước vào. Có khi lĩnh vực kinh doanh chính của công ty đã lỗi thời lâu rồi, nhưng Nhà nước vẫn còn đang “kẹt lại”, chứ không phải chủ động lựa chọn đầu tư như trường hợp của các quỹ Na Uy và Singapore. Vì vậy, ta muốn rút chân hoàn toàn, khoanh tay làm nhà đầu tư tài chính thuần túy thôi thì cũng không dễ, và ta cũng sợ cổ đông nhỏ đó sẽ lợi dụng chuyện gì đó để “rút ruột”, chuyển lợi ích của Nhà nước về tay của họ – nhất là với những công ty mô hình kinh doanh cũ đã lạc hậu, nhưng giá trị thị trường của những miếng đất vàng, những tài sản hình thành từ vốn nhà nước trước đây thì lại rất đáng kể.

Giải pháp mà chúng tôi chỉ ra trong nghiên cứu của mình ở trên – lôi kéo sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài và cổ đông lớn là nhà đầu tư tổ chức vào cũng không phải dễ thực hiện. Không phải công ty nào người ta cũng chịu vào.

Những thảo luận ở trên cho thấy, việc chỉ ra vấn đề không khó, cả về nghiên cứu thực nghiệm và những phản ánh của doanh nghiệp từ thực tế đều bắt ra bệnh: vấn đề là ở chỗ người đại diện vốn nhà nước, nhưng giải quyết nó lại không dễ và không có giải pháp nào đảm bảo hiệu quả 100%. Vấn đề là Nhà nước chấp nhận rủi ro đến đâu. Nếu chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định, sẽ có thất thoát vốn, nhưng trong phần lớn trường hợp thì những ông chủ tư nhân sẽ thật tâm làm vì lợi ích của chính họ trước tiên, và do đó cũng sẽ làm lợi cho tất cả cổ đông, bao gồm Nhà nước, thì hãy trao cái quyền quyết định cho họ. Cổ đông lớn nhất không cần phải làm người thật sự nắm quyền quyết định, hãy để cho người biết kinh doanh thật sự nắm quyền quyết định.

Trong những lựa chọn khó khăn này, tính kỹ từng đồng có khi mất nhiều hơn được. Có thể một cơ chế thử nghiệm kiểu sandbox cho công ty khởi nghiệp nên được áp dụng trong trường hợp này. Thay vì để gút thắt cứ kéo dài từ thập kỷ này qua thập kỷ khác mà tổn thất còn mở rộng mãi, sao không chấp nhận một tỷ lệ rủi ro thất bại, nhưng một vài thành công sẽ giải thoát nguồn lực khổng lồ “kẹt” trong các công ty có vốn sở hữu Nhà nước cao ra xã hội?

Nếu bài toán giải theo quan điểm cũ quá khó, thì hãy thay đổi cách nhìn.

Vì sao phải gấp rút 'cứu' Vietnam Airlines?

Chuyên gia cho rằng là hãng hàng không quốc gia nên Vietnam Airlines cần thiết phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh để làm nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

Chiều 17/11, Quốc hội đồng ý đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Nhận định việc hỗ trợ Vietnam Airlines là cần thiết, song vẫn có ý kiến băn khoăn "vì sao lại chỉ cứu Vietnam Airlines" trong khi nhiều hãng bay tư nhân khác cũng đang khốn đốn vì đại dịch?

Chính phủ với vai trò là chủ sở hữu

Vì sao phải gấp rút 'cứu' Vietnam Airlines? - Hình 1

"Cứu" Vietnam Airlines không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là nhiệm vụ chính trị, xã hội.

Trả lời VTC News về trường hợp đặc biệt này, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) đán.h giá, việc "giải cứu" Vietnam Airlines là không sai nếu xét trên khía cạnh chủ sở hữu của Chính phủ. "Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu ngành, năng lực cạnh tranh tốt, trước dịch COVID-19 làm ăn rất hiệu quả. Thứ nữa, Chính phủ với vai trò là chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp để bảo vệ an toàn cho phần vốn của mình, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông khác, người lao động và giữ ổn định hoạt động kinh tế nói chung", ông Long phân tích.

Bên cạnh đó, ông Long cho rằng, nếu không hỗ trợ Vietnam Airlines thời điểm này, hệ lụy sẽ vô cùng lớn, không những phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đổ sông đổ bể mà an sinh xã hội cũng bị ảnh hưởng do hàng ngàn lao động mất việc. Tuy nhiên, về khía cạnh quản lý Nhà nước, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cho rằng Chính phủ nên có các biện pháp mạnh tay để hỗ trợ cả các hãng hàng không khác.

Thực thế, việc Quốc hội đồng tình để Nhà nước hỗ trợ Vietnam Airlines không gây quá nhiều bất ngờ, bởi đã được giới chuyên gia dự đoán từ trước, sau khi phân tích nhiều nguyên nhân. Tại toạ đàm "Chủ sở hữu nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu COVID-19" - trường hợp Vietnam Airlines" do Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng tổ chức mới đây, các chuyên gia kinh tế cũng đã mổ xẻ vấn đề vì sao cần khẩn trương "cấp cứu" Vietnam Airlines.

Theo đó, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế CIEM, cho rằng là hãng hàng không quốc gia nên Vietnam Airlines cần thiết phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh để làm nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước và bộ mặt ngành hàng không những năm tiếp theo.

Nguyên Viện trưởng CIEM cũng lưu ý không nên dùng từ "giải cứu" với Vietnam Airlines bởi cần tránh nhầm lẫn giữa vai trò là cơ quan quản lý và vai trò chủ sở hữu của Chính phủ.

"Với các số liệu đầy đủ, minh bạch chứng minh tài chính bị ảnh hưởng do đại dịch và là trường hợp rất điển hình, Vietnam Airlines là hãng bay bị tác động sâu nặng nhưng cũng là nhân tố đầu tiên phục hồi nhanh nhất. Vietnam Airlines không phải là đơn vị phải xin Chính phủ hỗ trợ hay "giải cứu" mà Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải có hành động cũng như trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ", ông Cung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng Vietnam Airlines do Nhà nước nắm cổ phần chi phối nên khi làm ăn có lãi, lợi nhuận của Vietnam Airlines cũng là lợi nhuận của Nhà nước. Nay Vietnam Airlines gặp khó khăn vì dịch COVID-19, nên cổ đông Nhà nước cần có trách nhiệm với doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho biết, Chính phủ đã thống nhất không dùng từ "giải cứu" doanh nghiệp mà phải có hành động và trách nhiệm. Với trường hợp của Vietnam Airlines, Chính phủ đưa ra nhiều nhóm giải pháp lớn nhằm tháo gỡ khó khăn.

Tuy nhiên, ông Kiên cũng nhấn mạnh từ Chỉ thị 11 của Thủ tướng đến Nghị quyết 42 của Chính phủ, Nhà nước đã hỗ trợ chung cho ngành hàng không như giảm phí bãi đỗ, phí hạ cất cánh, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giảm thuế xăng dầu, những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ cũng đã triển khai.

Chia sẻ với VTC News, ông Lưu Bình Nhưỡng (ĐBQH Đoàn Bến Tre) cũng khẳng định: Vietnam Airlines là doanh nghiệp đặc thù, do đó việc "cứu" hãng hàng không này không chỉ gói gọn trong vấn đề kinh tế.

" Vietnam Airlines là doanh nghiệp có đến gần 90% là vốn nhà nước. Tài sản của Vietnam Airlines là tài sản của nhà nước vì thế đặt vấn đề giải cứu chính là thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội chứ không còn là vấn đề kinh tế độc lập ", ông Nhưỡng nói.

Bên cạnh đó, ông Nhưỡng cho rằng nếu để Vietnam Airlines phá sản, sẽ kéo theo hệ lụy rất lớn, khiến hàng vạn lao động mất việc, các doanh nghiệp cung ứng cũng phá sản, ngân hàng lao đao, thậm chí ngân sách nhà nước cũng sẽ gặp khó.

Giải pháp đặc biệt cho tình thế đặc biệt

PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, Nhà nước không đủ tiề.n để cứu tất cả doanh nghiệp. Do đó phải chọn những doanh nghiệp để khi cứu doanh nghiệp đó cũng là cứu nền kinh tế. "Tình thế đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt, đưa giải pháp đặc biệt rồi xong cũng phải trao "kiếm lệnh" để thực thi giải pháp bởi nếu không sẽ bị trói buộc bởi rất nhiều quy định", ông Thiên nói.

Cùng quan điểm, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Ban Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho rằng cần xử lý tháo gỡ theo cơ chế đặc thù do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, không chỉ theo các khung pháp lý, quy định sẵn có. Việc này phải triển khai nhanh, ngay để có được các giải pháp khả thi, không tạo áp lực cân đối thu chi trong tương lai cho ngân sách và Vietnam Airlines. "Với vai trò chủ sở hữu, Chính phủ có thể hỗ trợ về thanh khoản, tăng vốn chủ sở hữu, cho vay về từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua mua cổ phiếu phát hành thêm...", ông Trung nói.

Từ đó, ông Trung đề xuất, phần vốn do SCIC đầu tư vào Vietnam Airlines cần được xác định là tài sản của SCIC đầu tư vào doanh nghiệp khác và không nên áp dụng quy định về phạm vi đầu tư vốn nhà nước tại Nghị định 91 nêu trên. Đồng thời, việc SCIC đầu tư vốn vào Vietnam Airlines không trái với chức năng, nhiệm vụ của SCIC trong việc đầu tư, kinh doanh vốn.

Theo Nghị quyết vừa thông qua, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn và gia hạn không quá hai lần với ngân hàng cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Vietnam Airlines cũng sẽ chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ theo quy định của Luật Chứng khoán, nhưng được miễn trừ điều kiện hoạt động kinh doanh phải có lãi năm liền trước khi chào bán.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ là đơn vị thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua, đồng thời, cho phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
1 Chị Đẹp chưa thi đã bị đàn chị từ chối chung đội, vừa cất giọng liền hứng "gáo nước lạnh"
06:47:13 06/10/2024
Quang Lê 'làm khó', yêu cầu thí sinh 'Solo cùng bolero' hát l.ô t.ô
06:27:22 06/10/2024
Lục Tiểu Linh Đồng được giải oan
06:25:14 06/10/2024
Cải thiện gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà
06:45:41 06/10/2024
Trong đám giỗ, mẹ chồng chỉ tấm ảnh gia đình treo trên tường, nói một câu mà tôi ngượng chín mặt nhìn chị dâu
07:33:25 06/10/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Nhân viên Trung tâm phát triển quỹ đất "nổ" làm được quy hoạch để chiếm đoạt tiề.n tỷ

Pháp luật

08:39:27 06/10/2024
Cơ quan CSĐT đề nghị những ai là bị hại của Phạm Đức Anh liên hệ Văn Phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai để được giải quyết.

'Rap Việt' tập 3 gay cấn với cuộc đua nón vàng

Tv show

08:35:11 06/10/2024
Tập 3 Rap Việt 2024 đã đem đến bữa tiệc âm nhạc đa dạng, từ sống động đến sâu lắng rồi bùng nổ với những phần trình diễn cuốn hút.

Sao Việt 6/10: MC Kỳ Duyên gợi cảm ở tuổ.i U60, Phương Thanh bơ phờ vì 'Chị đẹp'

Sao việt

08:30:48 06/10/2024
MC Kỳ Duyên khoe vóc dáng gợi cảm ở tuổ.i U60, Phương Thanh bơ phờ vì luyện tập cho chương trình Chị đẹp đạp gió .

Hùng hổ, đạp cửa phòng khách sạn để bắt gian con dâu, nhưng khi nhìn thấy 2 kẻ đang nằm trên giường thì bà tức giận suýt đột quỵ

Góc tâm tình

08:26:52 06/10/2024
Tôi chế.t sững phát hiện con trai mình qua lại với đàn ông. Hóa ra nó giấu tôi cưới vợ là để che giấu bí mật này. Tôi năm nay đã 56 tuổ.i, có một con trai đã lấy vợ được gần hai năm.

Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?

Sao châu á

08:25:56 06/10/2024
Không có bất lợi gì về xuất thân nhưng Từ Tử Kỳ vẫn được cho là hưởng lợi khá nhiều từ sức ảnh hưởng của gia đình chồng trong giới thượng lưu xứ Cảng Thơm.

Uống nước lá đu đủ hàng ngày có tốt không?

Sức khỏe

08:19:01 06/10/2024
Nước lá đu đủ cũng có thể thúc đẩy sức khỏe của tóc. Các vitamin, khoáng chất trong lá đu đủ, chẳng hạn như canxi, sắt, kẽm giúp nuôi dưỡng da đầu, giúp tóc khỏe mạnh.

Một loại trà có tác dụng tăng cường collagen giúp da Lý Gia Hân căng mọng ở tuổ.i U60

Làm đẹp

08:07:35 06/10/2024
Người đẹp rất chuộng các món soup, trà chứa vi cá, tổ yến có tác dụng tăng cường collagen, nhờ đó làn da cũng thêm căng mọng, săn chắc. Người đẹp còn hay làm món trà long nhãn, táo đỏ giúp an thần, ngủ ngon, bồi bổ khí huyết.

Love Next Door tập 15: Đôi trẻ bị chia cắt vì "đại chiến sui gia", Jung Hae In bất chấp tất cả để ở bên người yêu

Phim châu á

06:41:20 06/10/2024
Trong khi mối quan hệ của đôi trẻ ngày càng trở nên mặn nồng thì hai bên gia đình lại căng như dây đàn vì mâu thuẫn.

Nếu thấy loại rau này, hái ngay về làm 2 món ăn giòn ngon, lạ miệng lại giúp tăng miễn dịch, đào thải độc tố, thanh nhiệt...

Ẩm thực

06:30:13 06/10/2024
Ngoài việc chế biến thành món rau xào, nấu canh xương, bạn có thể khám phá hương vị độc đáo của rau bồ công anh thông qua các công thức dưới đây.

Lady Gaga bỏ lối diễn phô trương để đóng 'Joker: Folie à Deux'

Hậu trường phim

06:25:39 06/10/2024
Khi ra mắt bom tấn Joker: Folie à Deux hôm 4.10, Lady Gaga giới thiệu đến khán giả nhân vật khác lạ Lee Quinzel, người tình của Joker trong truyện tranh DC.

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

Thế giới

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.