Vốn ngoại chảy mạnh vào ngân hàng
Trong mắt nhà đầu tư (NĐT) ngoại, lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Minh chứng rõ nhất là thời gian gần đây, ngành ngân hàng tiếp tục thu hút sự chú ý với một loạt thương vụ bán vốn thành công.
Hoạt động nghiệp vụ tại VIB, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Những thương vụ triệu USD
Tâm điểm chú ý của thị trường tài chính ngân hàng tuần này là thương vụ bán vốn của BIDV cho đối tác KEB Hana (Hàn Quốc). Theo đó, BIDV bán 15% cổ phần, tương đương 603,3 triệu cổ phiếu, với giá bình quân 33.640 đồng/cổ phiếu, trị giá tổng cộng 20.285 tỷ đồng, tức xấp xỉ 900 triệu USD cho KEB Hana Bank. Đây là giao dịch mua bán – sáp nhập (M&A) với một nhà đầu tư chiến lược lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Với nguồn tiền khủng này, vốn điều lệ của BIDV tăng lên 40.220 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Thương vụ đầu tư vào BIDV của KEB Hana Bank không chỉ mang lại hiệu quả trong hoạt động ngân hàng thương mại mà sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trên nhiều lĩnh vực khác như thẻ, chứng khoán, vốn, bảo hiểm và fintech.
Tổng Giám đốc KEB Hana Bank Ji Sung Kyu
Vietcombank đầu năm 2019 cũng bán thành công hơn 16,6 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược Mizuho và hơn 94,4 triệu cổ phần, tương đương 2,55% cổ phần của Vietcombank cho GIC Private Limited (quỹ đầu tư quốc gia của Singapore). Với kế hoạch phát hành riêng lẻ đã được thông qua và chỉ mới bán được 2,5% cho GIC, Vietcombank sẽ phát hành tiếp 6,5% vốn cổ phần trong những tháng còn lại của năm nay cho NĐT nước ngoài. Với Agribank, Tập đoàn Tài chính NongHyup (Hàn Quốc) mới đây cũng đã đề xuất được hỗ trợ Agribank trong quá trình cổ phần hóa. MBBank cũng có kế hoạch bán 7,5% vốn cổ phần trong thời gian còn lại của năm nay, mà theo lãnh đạo của ngân hàng này, dự kiến sẽ chào bán cho một hoặc nhiều NĐT nước ngoài.
Video đang HOT
Không chỉ các ngân hàng lớn, những ngân hàng nhỏ như NCB, OCB, Nam A Bank, Vietbank, KienLongBank… cũng được NĐT nước ngoài để mắt. Mới đây nhất, ngày 26/10/2019, Ngân hàng Quốc dân Việt Nam (NCB) đã có buổi làm việc với NĐT Singapore. Tại buổi làm việc này, NĐT ngoại mong muốn tham gia mua cổ phần của NCB trong đợt phát hành cổ phiếu mới nhằm tăng vốn điều lệ của NCB.
Hoạt động mua bán vốn, cổ phần tại các ngân hàng Việt diễn ra khá sôi động. Dự báo, từ nay đến cuối năm 2019, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục nhận được nguồn vốn dồi dào từ NĐT ngoại, trong đó chủ yếu là các NĐT đến từ khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Có thể kể ra một số NĐT châu Á đã mua bán vốn, cổ phần của các ngân hàng Việt, như: Sumitomo Mitsui Banking (Nhật Bản); Maybank (Malaysia); Ngân hàng Mistubishi UFJ Financial Group (Nhật Bản); Công ty Quản lý Quỹ Asian Smaller (Hong Kong); Quỹ Đầu tư GIC (Singapore); Mizuho (Nhật Bản)…
Ngân hàng Việt hứa hẹn tiềm năng phát triển
Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, thị trường chứng khoán phục hồi, nhu cầu tăng vốn mạnh mẽ để đáp ứng chuẩn Basel II của các ngân hàng Việt sẽ khiến các thương vụ M&A ngân hàng sôi động hơn. Các ngân hàng còn “room” (tỷ lệ sở hữu) cho NĐT ngoại, cụ thể là những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trong năm 2019 – 2020 đang tranh thủ gọi vốn nước ngoài để gia tăng năng lực tài chính, mở rộng hoạt động.
Trong mắt NĐT nước ngoài, lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Theo ông Michael Dc Choi – Phó Tổng Giám đốc KOTRA Hà Nội – Trung tâm M&A toàn cầu KOTRA (Hàn Quốc), sau thương vụ KEB Hana Bank đầu tư gần 900 triệu USD vào BIDV, hiện có 4 ngân hàng khác ở Hàn Quốc quan tâm việc mua cổ phần các ngân hàng nước ngoài, trong đó thị trường Việt Nam được đặc biệt quan tâm.
Ông Nirukt Sapru – Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam, nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á nhận định, với xu hướng đã được định hình, M&A trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng giữa các tập đoàn nước ngoài với ngân hàng trong nước sẽ sôi động trong thời gian tới. Trong khi đó, đại diện Woori Bank cho rằng, việc Chính phủ Việt Nam nỗ lực tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn II, áp dụng Basel II mở ra nhiều cơ hội cho các NĐT nước ngoài.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, đối với nền kinh tế, các thương vụ M&A trong ngành này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đa dạng hóa cơ cấu cổ đông, tận dụng nguồn lực tài chính, nhân lực, kinh nghiệm và quản trị điều hành của các tổ chức tài chính nước ngoài. Các thương vụ M&A cũng sẽ đóng góp thêm một lượng vốn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế, góp phẩn ổn định tỷ giá trong nước trước tình hình thị trường ngoại hối và tiền tệ toàn cầu đang rất nhạy cảm trong thời gian qua
Theo Kinhtedothi.vn
Phát triển ngân hàng Việt: Quy mô hay tốc độ?
Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng năm 2030 đã đặt ra mục tiêu 1-2 ngân hàng nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực về tổng tài sản vào năm 2020.
Mục tiêu nói trên xem ra khó có thể thành hiện thực, nếu các ông lớn ngân hàng quốc doanh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn như hiện nay.
Không dễ đạt mục tiêu
Một lãnh đạo NHTMCP tầm trung cho rằng, lọt top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực là một mục tiêu quá sức đối với chúng tôi trong ngắn hạn, cho dù vươn ra sân chơi khu vực và rộng hơn là thế giới luôn là đích đến của tất cả các ngân hàng. "Việc hiện thực hóa mục tiêu 1- 2 ngân hàng nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á về tổng tài sản vào năm 2020 có lẽ phải trông vào các ngân hàng quốc doanh", vị lãnh đạo này nhấn mạnh.
Quả vậy, không chỉ dẫn đầu hệ thống các ngân hàng trong nước về quy mô tài sản mà các NHTMCP có vốn Nhà nước cũng đang sở hữu khối tài sản lớn gấp 2-3 lần so với các ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất. Trong đó, BIDV đang là ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam với tổng tài sản lên tới 1.400 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2019. Đứng thứ hai là VietinBank với quy mô tài sản gần 1.184 nghìn tỷ đồng; tiếp theo là Vietcombank với khối tài sản trị giá 1.120 nghìn tỷ đồng. Trong khi NHTMCP tư nhân có quy mô tài sản lớn nhất hiện nay là Sacombank cũng chỉ sở hữu khối tài sản gần 440 nghìn tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2019, tức chưa bằng một phần ba quy mô của BIDV.
Thế nhưng, ngay cả với các ngân hàng quốc doanh thì mục tiêu lọt top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực cũng không hề dễ dàng khi mà quy mô tài sản của các ông lớn này vẫn chưa thấm vào đâu so với khu vực.
Theo đó, Việt Nam chỉ có 14 ngân hàng lọt vào bảng xếp hạng 500 ngân hàng lớn nhất về quy mô tài sản năm 2018 (AB500 Rank) của Asian Banker. Trong đó, ngân hàng lớn nhất Việt Nam là BIDV chỉ đứng ở vị trí 147, dù đã tăng 10 bậc so với năm 2017, còn VietinBank chỉ đứng ở vị trí 162, Vietcombank ở vị trí 169. Thậm chí ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam là Sacombank cũng mới ở vị trí 353.
Cạnh tranh bằng cách nào?
Quay trở lại câu chuyện với vị lãnh đạo ngân hàng nói trên có một chi tiết rất đáng chú ý khi mà theo ông này, việc vươn ra sân chơi quốc tế không phụ thuộc vào quy mô tài sản mà chủ yếu là năng lực cạnh tranh. "Không phủ nhận các ngân hàng quy mô lớn sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi bước ra sân chơi lớn, nhưng lớn cũng không đồng nghĩa với mạnh", vị này cho biết.
Một dẫn chứng sinh động nhất cho lời nói của vị lãnh đạo ngân hàng trên là trường hợp của Vietcombank. Mặc dù chỉ đứng thứ 169 trong Bảng xếp hạng top 50 ngân hàng lớn nhất châu Á về tổng tài sản, nhưng Vietcombank được xếp ở vị trí thứ 29 trong số các ngân hàng mạnh nhất khu vực.
Bảng xếp hạng các ngân hàng mạnh nhất dựa trên niềm tin về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng, bao gồm các chỉ tiêu như quy mô tổng tài sản (17,5%), tỷ lệ chi dự phòng/tổng nợ xấu (12,5%), tỷ lệ nợ xấu (12,5%), tỷ lệ cho vay/huy động (10%), chỉ số an toàn vốn (10%),... Bên cạnh Vietcombank còn có 2 NHTMCP tư nhân của Việt Nam cũng nằm trong top 100 ngân hàng mạnh nhất khu vực như Techcombank đứng ở vị trí 76, MBBank xếp ở vị trí 94, cho dù các ngân hàng này chỉ đứng ở vị trí 406 và 379 về quy mô tài sản.
Một minh chứng khác là làn sóng vươn ra thị trường khu vực của các ngân hàng Việt đang có xu hướng mạnh lên trong mấy năm gần đây và trong số đó có khá nhiều NHTMCP tư nhân có quy mô trung bình. Bên cạnh các ông lớn như BIDV, VieinBank hay Vietcombank, danh sách các NHTMCP tư nhân có hiện diện tại các quốc gia trong khu vực ngày càng được nối dài, trong đó có Sacombank, MB, SHB, HDBank...
Thậm chí theo các chuyên gia, xu hướng này sẽ còn mạnh hơn trong thời gian tới với sự hỗ trợ của công nghệ. "Kỷ nguyên số bùng nổ có thể giúp các ngân hàng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà không cần phải có hiện diện tại các quốc gia trong khu vực. Và trong cuộc đua công nghệ này, ngân hàng nào đi nhanh sẽ giành chiến thắng, chứ không phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ", một chuyên gia ngân hàng cho biết và dẫn chứng, một số ngân hàng dù có quy mô nhỏ, nhưng đã được công nhận đáp ứng chuẩn Basel II.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Hàng loạt thương vụ M&A kỷ lục ngân hàng sắp lộ diện Sau thương vụ BIDV - Keb Hana, một loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) khủng khác trong lĩnh vực ngân hàng sắp diễn ra. BIDV vừa hoàn tất thương vụ M&A với Keb Hana (Hàn Quốc) trị giá hơn 20.000 tỷ đồng. Vietcombank sắp có thương vụ kỷ lục Sau khi hoàn tất chuyển tiền, ngày 6/11, Keb Hana (Hàn...