Vốn ngoại chảy mạnh vào doanh nghiệp ngoài sàn
Số liệu thống kê về tình hình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp ngoài sàn được công bố mới đây đã cho thấy, giới đầu tư nước ngoài đang có xu hướng rót vốn ngày một nhiều vào các doanh nghiệp chưa niêm yết.
Minh bạch thông tin hàng tháng
Để cung cấp cho các bên quan tâm bức tranh tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài vào các DN ngoài sàn, trong tháng 7/2016, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công khai thông tin về tình hình đầu tư nước ngoài theo hình góp vốn, mua cổ phần theo 2 nhóm:
Thứ nhất là hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ góp vốn trên 50% hoặc trong lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Theo đó, tính từ ngày 1/7/2015 đến ngày 20/7/2016, đã có 1.709 DN, tổ chức kinh tế Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ góp vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, với tổng giá trị vốn góp là 1,894 tỷ USD.
7 tháng đầu năm nay, đã có 65 quốc gia, vùng lãnh thổ có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần. Trong đó, Singapore dẫn đầu với 107 dự án, tổng giá trị vốn góp là 488,4 triệu USD (chiếm 32,3% tổng số vốn góp), tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài)
Riêng trong 7 tháng năm 2016, có 1.284 DN, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị vốn góp là hơn 1,5 tỷ USD. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 33 DN, tổng giá trị vốn góp 350,1 triệu USD (chiếm 23,1% tổng giá trị vốn góp), tiếp đến là các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ; vận tải hành khách hàng không; sản xuất sản phẩm từ nhựa…
Thứ hai, tính từ ngày 1/7/2015 đến cuối tháng 7/2016, cả nước có 1.432 DN, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với tỷ lệ góp vốn nhỏ hơn 50%, với tổng giá trị vốn góp hơn 1 tỷ USD.
Video đang HOT
Tính chung cả hai nhóm trên, đã có 3.141 DN có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn hơn 2,9 tỷ USD.
“Bắt đầu từ tháng 7/2016 trở đi, chúng tôi sẽ định kỳ hàng tháng công bố thông tin về tình hình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại các DN Việt Nam bên cạnh thông tin về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…”, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài nói và cho biết thêm, các thông tin này sẽ được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, tại địa chỉ: www.dautunuocngoai.gov.vn. Việc công khai thông tin này được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Vốn ngoại vào Doanh nghiệp ngoài sàn ngày một tăng
Nhìn nhận về xu hướng dòng vốn ngoại chảy vào các DN ngoài sàn, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trước đây, không có số liệu chính thức về mảng đầu tư thông qua hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tại các DN Việt Nam, nên không nắm được diễn biến của dòng vốn này một cách tổng thể. Tuy nhiên, tuân thủ quy định của Luật Đầu tư, đến nay các thông tin này được cập nhật định kỳ hàng tháng, nên qua theo dõi trong vòng một năm trở lại đây cho thấy ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài rót vốn mua cổ phần, phần vốn góp vào các DN Việt Nam ngoài sàn.
Giải đáp thắc mắc dòng vốn ngoại chảy vào các DN ngoài sàn theo con đường nào, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với tỷ lệ góp vốn trên 50% hoặc trong lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì theo quy định của Luật Đầu tư, trước khi làm thủ tục góp vốn, họ phải làm thủ tục chấp thuận về góp vốn tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh).
Sau khi được cơ quan này cấp thông báo chấp thuận việc góp vốn, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với tỷ lệ góp vốn dưới 50% thì theo quy định hiện hành, họ chỉ phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các thành viên góp vốn vào DN.
Từ bước tiến mới về công khai thông tin về diễn biến dòng vốn ngoại đầu tư vào các DN ngoài sàn, có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng nên tính đến định kỳ minh bạch số liệu về diễn biến dòng vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán, để giúp thị trường, giới đầu tư có cái nhìn toàn cảnh về dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam, trên cơ sở đó giúp họ có thêm thông tin trong quá trình đầu tư.
Hữu Đạo
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu VIC trong phiên 10/8
Trái với diễn biến mua vào mạnh của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đẩy mạnh bán ra VIC và tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng hơn 90 tỷ đồng trong phiên 10/8.
Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 5,02 triệu đơn vị, giảm 12,52% so với phiên 9/8. Tổng giá trị mua vào 234,91 tỷ đồng, giảm 13,86% so với phiên 9/8.
Ngược lại, khối này bán ra 8,57 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 317,77 tỷ đồng, giảm 35% về lượng và 19% về giá trị so với phiên trước.
Qua đó, khối này bán ròng 3,55 triệu đơn vị, giảm 52,32% so với phiên trước. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 82,86 tỷ đồng, giảm 30,86% so với phiên cuối tuần trước.
Trong phiên hôm nay, dù nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh mua vào VNM nhưng đây vẫn là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất, với khối lượng 71.290 đơn vị, trị giá tương ứng 11,72 tỷ đồng, giảm mạnh so với phiên trước (mua ròng 674.020 đơn vị, giá trị 108,65 tỷ đồng).
Đứng ở vị trí tiếp theo, PVD được mua ròng 361.180 đơn vị, trị giá 9,58 tỷ đồng và PVT được mua ròng 610.100 đơn vị, trị giá 9,47 tỷ đồng.
Trái lại, VIC là mã bị bán ròng mạnh nhất đạt 1,32 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 63,4 tỷ đồng.
Các mã cũng bị bán ròng khá mạnh khác gồm KBC (16,96 tỷ đồng), PDR (14,08 tỷ đồng), HBC (hơn 13 tỷ đồng), MSN (12,77 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại mua vào 1,18 triệu đơn vị, giảm 5% so với phiên 9/8. Tổng giá trị tương ứng 23,28 tỷ đồng, tăng 19,08% so với phiên 9/8.
Ngược lại, khối ngoại bán ra 873.676 đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ra 30,51 tỷ đồng, gấp hơn 5,1 lần về lượng và 9,6 lần về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối này đã mua ròng 310.224 đơn vị, giảm 71,2% so với phiên trước. Tổng giá trị là bán ròng 7,23 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 16,38 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất PVS, với khối lượng 382.700 đơn vị, giá trị 7,37 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo,VIT được mua ròng gần 2 tỷ đồng và VND được mua ròng 1,1 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, NTP là mã bị bán ròng mạnh nhất đạt 179.476 đơn vị, trị giá 11,7 tỷ đồng.
Tiếp đó, DBC bị bán ròng 140.000 đơn vị, giá trị 4,64 tỷ đồng; AAA bị bán ròng 100.100 đơn vị, giá trị 3,43 tỷ đồng,
Tính chung trên 2 sàn trong phiên 10/8, khối ngoại bán ròng 3,24 triệu đơn vị, giảm 49,14% so với phiên trước. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 90,09 tỷ đồng, giảm 12,92% so với phiên trước đó.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khối ngoại tiếp tục mua HPG, bán mạnh VNM trong phiên 1/8 Trong khi trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng thì trên sàn HOSE, dòng vốn ngoại chuyển hướng sang bán ròng với tâm điểm là cổ phiếu lớn VNM bị bán ròng tới hơn 100 tỷ đồng. Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 6,52 triệu đơn vị, giảm 18,18% so với phiên 29/7. Tổng giá trị...