Vốn ngân hàng làm “nóng” bất động sản?
Tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến thời điểm này tăng trên 12%. Lãi suất huy động tăng nhẹ tại một số nhà băng và có dấu hiệu huy động ít hơn cho vay ra. Xuất hiện cảnh báo tăng trưởng tín dụng nóng, nhất là dòng tiền đang đổ vào bất động sản (BĐS).
Đủ gói vay giá rẻ
Từ nay đến hết ngày 31/12, Ngân hàng An Bình (ABBank) công bố tung ra gói vay 2.500 tỷ đồng phục vụ các mục đích vay vốn như: Vay mua nhà/đất, xây/sửa nhà; mua ô tô; tiêu dùng có thế chấp; phục vụ sản xuất kinh doanh. Khách hàng có thể lựa chọn lãi suất linh hoạt từ 7,49%/năm đầu tiên hoặc lãi suất cố định 9,5%/năm.
“Những tháng cuối năm là cơ hội vàng cho thị trường bán lẻ. Chúng tôi tập trung đẩy mạnh mảng tín dụng cá nhân thông qua các gói ưu đãi vừa đáp ứng nhu cầu của khách, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đang vào mùa cao điểm”- bà Vũ Thu Hằng, Giám đốc khối khách hàng cá nhân ABBank nói.
Thị trường bất động sản khởi sắc trong quý III/2015. Ả: Như Ý.
Còn tại Seabank, trong 10 ngày nữa (hết 2/11), khách vay mua nhà, mua xe và tiêu dùng sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi tùy chọn từ 1%, 2%, 3%/năm đến mức tối đa 9,9%/năm. Tương tự, tại các nhà băng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Techcombank đều sẵn sàng chi cả ngàn tỷ cho các gói vay ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng và đặc biệt cả vay BĐS. Mỗi nhà băng đều có điểm chung “dụ” khách vay bằng lãi suất thấp và cùng “chiêu” thủ tục vay nhanh gọn.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 9/2015, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 10,7% so với cuối năm 2014. Trong khi đó, tăng trưởng huy động chỉ ở mức 8,9%. Các ngân hàng đang có xu hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ cho vay/ huy động (LDR) tại một số ngân hàng do nhà nước nắm sở hữu chi phối tăng lên mức 94,1% so với mức 90% của năm ngoái. Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn tăng lên mức 31,95%.
Chưa xuất hiện bong bóng đầu cơ
Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng và Các ngành kinh tế (NHNN) Nguyễn Tiến Đông công nhận: Tín dụng đang tăng rất nhanh. Cụ thể, tính đến ngày 10/10, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã vào khoảng 12%. Trong đó, khoảng 80% tín dụng được dành cho các lĩnh vực vay sản xuất, kinh doanh. “Năm nay dự kiến tín dụng tăng 15-17%. Về cơ bản, các tổ chức tín dụng đều trong trạng thái thanh khoản tốt, đáp ứng các nguồn cho vay đối ứng”, ông Đông nói.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi “vừa qua có dấu hiệu cho thấy dòng tiền ngân hàng “bơm” mạnh vào thị trường BĐS, liệu có e ngại về nguy cơ gây bong bóng?”, ông Đông cho biết, vừa rồi khi thấy NHNN có ý định cho kiểm tra rà soát lại cơ cấu vay nợ, một vài ngân hàng nhỏ có ý định vượt rào cho vay BĐS đã phải “phanh” ngay. “Thống kê của chúng tôi, hiện các ngân hàng cho vay BĐS vẫn đảm bảo quy định cho vay chiếm khoảng 9% trong tổng dư nợ. Thị trường chưa xuất hiện bong bóng đầu cơ”, ông Đông khẳng định.
Tại Diễn đàn đầu tư mới đây tổ chức tại TPHCM, đại diện tâp đoàn VinaCapital cảnh báo, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam hiện nay đã trên 10%, tạo đà rất lớn cho ngành BĐS phát triển “nóng”. “Tổng dư nợ cho vay tính đến cuối tháng 8/2015 vào khoảng 8,5%. Thị trường BĐS ấm lên, nhu cầu vay vốn tăng là điều đương nhiên”, TS Cấn Văn Lực, Trường Đào tạo cán bộ BIDV nói.
Trên thực tế, có khá nhiều ngân hàng đang đổ vốn vào thị trường BĐS. Chẳng hạn, Maritime Bank vừa ký hết hợp tác, tài trợ vốn và bảo lãnh cho Dự án Grand Riverside; ACB, HDBank và OCB cùng tham gia bảo lãnh cho khách hàng mua nhà tại Dự án Jamona City, Techcombank tại Dự án Park Hill, HDBank với Dự án Celadon City…
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, thị trường BĐS có sự tăng trưởng mạnh trong quý 3 và cả 9 tháng đầu năm. Thông tư 36/2014 của NHNN nới lỏng cho vay BĐS, giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150%, đã tạo hiệu ứng tích cực. Sự hồi phục của thị trường bđs là tín hiệu tích cực với nền kinh tế. Tuy nhiên, VEPR lưu ý cần thận trọng với khả năng hình thành bong bóng tài sản do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức.
Theo Danviet
Kênh đầu tư USD: Vẫn hấp dẫn
Mặc dù bị siết chặt về mặt quản lý nhưng USD vẫn chứng tỏ là kênh sinh lời hấp dẫn.
Hiện nay, các ngân hàng (NH) tiếp tục điều chỉnh giảm giá USD. Tại Vietcombank, mỗi USD được mua bán ở 22.270 - 22.350 đồng (giảm 20 đồng so với cuối ngày 14/10).
Trong khi đó, Eximbank giảm tới 40 đồng chiều thu mua và 50 đồng chiều bán ra trong sáng ngày 19/10 khi niêm yết tỷ giá ở 22.240 - 22.320 đồng. Trên thị trường tự do, giá USD cũng không đắt hơn nhiều so với NH. Giá giao dịch quanh 22.320 - 22.340 đồng.
Với sự sụt giảm của giá USD, cộng thêm việc lãi suất huy động USD chỉ mang tính tượng trưng, nhiều người khẳng định ngoại hối sẽ không còn về nước vào cuối năm vì thiếu hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều đối với kênh đầu tư này.
Cụ thể, liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, những lo ngại "chảy máu" ngoại tệ có thể chỉ là suy đoán vì thực tế, kiều hối đưa vào kênh tiết kiệm không bao nhiêu.
Theo số liệu của 6 tháng đầu năm, kiều hối về nước chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh (70,6%); vào bất động sản (20,7%); còn lại là hỗ trợ cho người thân (6 - 7%) theo số liệu tính đến cuối quý II/2015.
Như vậy, lãi suất huy động USD giảm rõ ràng không ảnh hưởng đến nguồn kiều hối. Và theo ông Minh, tỷ giá điều chỉnh ở mức hấp dẫn mới là lý do thu hút kiều bào gửi USD về cho người thân hoặc đầu tư.
Một điểm cũng khá quan trọng trong việc thu hút lượng kiều hối thời gian gần đây cũng như sắp tới, đó là sự hồi phục của thị trường bất động sản (BĐS).
Lãnh đạo của Eximbank thừa nhận, khi lãi suất USD giảm, người ta sẽ nghĩ đến chuyện thị trường Việt Nam không còn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư ngoại, sẽ khó thu hút kiều hối cũng như đầu tư trực tiếp.
Chưa kể, sắp tới đây có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đồng USD hay lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng thì rủi ro "chảy máu vốn" cũng là vấn đề cần được các NH tính đến. Bởi vì thị trường vẫn có cách nào đó len lỏi làm thoát vốn ra bên ngoài.
Tuy nhiên, vị này nhấn mạnh, tỷ lệ thất thoát ngoại tệ như đã đề cập không nhiều, và nó không tác động gì đến thanh khoản của các NH.
Hiện nay, các NH có nhiều kênh huy động vốn ngoại tệ từ nước ngoài, chứ không chỉ phụ thuộc nguồn huy động ngoại tệ trong nước, nên thời gian tới, nguồn cung USD vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.
Chắc chắn kiều hối sẽ tăng chứ không giảm trong những tháng cuối năm. Lý do, cơ chế kiều hối tại Việt Nam đang rất thông thoáng, người nhận kiều hối có thể nhận bằng nhiều hình thức mà không phải chịu thuế.
Phí tại các NH cũng rất cạnh tranh, dao động khoảng 0,2%. Quan trọng nhất trong việc thu hút kiều hối vẫn là sự hồi phục của thị trường BĐS hiện nay.
Ông Trần Văn Trung - Giám đốc Công ty Kiều hối Đông Á, cũng có chung quan điểm khi cho rằng kiều hối chảy mạnh về Việt Nam trong năm qua với 11 tỷ USD và dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm nay.
Riêng Đông Á, doanh số chi trả kiều hối năm qua đạt 1,6 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm trước. Có một điều thay đổi đáng ghi nhận là nguồn kiều hối trước đây chủ yếu ở thị trường Mỹ, Australia và Canada thì nay xuất hiện nhiều ở 2 thị trường Nhật Bản và Malaysia.
Xét theo số liệu, nguồn tiền đầu tư, đặc biệt kiều hối chuyển về để đầu tư trong 9 tháng đầu năm có dấu hiệu khởi sắc.
Số người ở Việt Nam mang tiền ra nước ngoài rất ít, còn số người mang tiền về Việt Nam lại rất lớn, tiêu biểu như lượng kiều hối về Việt Nam ngày càng tăng.
Thêm nữa, giới chuyên môn cho rằng, vấn đề về quản lý thanh toán ngoại tệ hiện nay của NHNN thông qua các NH thương mại rất chặt chẽ, khó có hiện tượng chuyển ngược ngoại tệ mà không có lý do phù hợp.
Các NH nước ngoài quy định việc rút tiền rất ngặt nghèo, chỉ cần rút 1 - 2 ngàn USD đã có hệ thống giám sát chặt chẽ (do liên quan tới các quy định kiểm soát việc rửa tiền).
Rõ ràng, hành động lần này của NHNN là giải pháp kỹ thuật cần thiết để theo đuổi mục tiêu chính sách tiền tệ.
Mục tiêu đầu tiên đạt được là giữ tỷ giá ổn định, chống tình trạng đô la hóa và tiếp theo làm cho người dân gia tăng giữ tiền đồng, giảm bớt lực cầu ngoại tệ.
Qua đó, tác động tích cực đến hành vi của doanh nghiệp và người dân, trong việc lựa chọn giữa việc giữ VND và USD.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Ngân hàng Nhà nước hút ròng gần 33.400 tỷ đồng trong quý III Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút tiền khá mạnh trên thị trường mở. Ngoại trừ tháng 2 và tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng trong tất cả các tháng còn lại của năm nay. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện đang khá dồi dào Thanh khoản quý III/2015 của hệ thống ngân hàng khá dồi dào, bất...