Vốn không hoàn lại chỉ chiếm 4,5% tổng vốn viện trợ ODA
Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết giai đoạn 2011 – 2015 chỉ đạt 27,78 tỷ USD, cao hơn 31% thời kỳ trước đó; trong đó, vốn vay ODA không hoàn lại chỉ đạt 1,25 tỷ USD, chiếm 4,52% so với tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, vừa có báo cáo Quốc hội về công tác quản lý, hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2011 – 2015, trong đó khẳng định tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết theo các điều ước quốc tế cụ thể thời kỳ 2011 – 2015 đạt trên 27,782 tỷ USD, cao hơn 31,47% so với mức của thời kỳ 2006 – 2010.
Tỷ lệ vốn ODA không hoàn lại trong 5 năm (2011 – 2015) chỉ đạt 1,25 tỷ, bằng 4,5% tổng vốn. Mỗi năm, chỉ có 250 triệu USD vốn ODA không hoàn lại được ký kết.
Điều đáng chú ý là trong đó ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi đạt 26,527 tỷ USD chiếm khoảng 95,48%, còn vốn ODA viện trợ không hoàn lại đạt 1,254 tỷ USD chiếm khoảng 4,52% so với tổng vốn.
Trước đó, trong thông báo mới nhất, Bộ Tài chính khẳng định, tháng 7/2017 Ngân hàng Thế giới sẽ xem xét việc loại bỏ vốn vay ODA đối với Việt Nam bởi Việt Nam đã và đang là nước có thu nhập trung bình. Theo đó, tỷ lệ vốn vay hoàn lại, có mức lãi suất thấp sẽ được thay thế bằng vốn ODA có lãi suất cao, thời gian vay ngắn hơn và không có thời gian ân hạn trả lãi.
Về trả nợ, theo báo cáo của Bộ Tài chính, mức trả nợ của Việt Nam hiện là 1 tỷ USD/năm, mức trả nợ nằm trong giới hạn cho phép của GDP.
Video đang HOT
Dựa vào báo cáo của Bộ KH&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay: Hiện có 6 ngân hàng đã và đang cho vay ODA lớn nhất đối với Việt Nam, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA); Ngân hàng KEXIM (Hàn Quốc); Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) chiếm vị trí vượt trội. Tổng giá trị vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi ký kết với các nhà tài trợ này trong thời kỳ 2011 – 2015 đạt khoảng 26,308 tỷ USD, trong đó vốn vay ưu đãi của ADB, AFD và WB khoảng 4,5 tỷ USD.
Bộ Trưởng Dũng khẳng định: Về cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo ngành và lĩnh vực, giao thông vận tải, môi trường (cấp, thoát nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh,…) và phát triển đô thị, năng lượng và công nghiệp là những ngành có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tương đối cao.
Trong khi đó các lĩnh vực y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,… chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn về tổng quy mô nguồn vốn; song lại được bù đắp bằng một lượng đáng kể vốn ODA không hoàn lại. Trong thời gian tới, nguồn vốn ODA không hoàn lại sẽ giảm mạnh, trong khi dự án trong các thuộc y tế, giáo dục không có khả năng hoàn vốn, do vậy rất khó sử dụng vốn vay, nhất là vốn vay ưu đãi.
Về công tác giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi, trong giai đoạn này ước đạt 22,325 tỷ USD (bình quân khoảng 4,46 tỷ USD/năm). Mức giải ngân này cao hơn từ 39,53 – 59,46% so với mục tiêu đề ra trong Đề án ODA 2011 – 2015 và cao gấp 1,6 lần tổng vốn ODA giải ngân trong thời kỳ 2006 – 2010. Giải ngân của các nhà tài trợ quy mô vốn lớn (WB, Nhật Bản) đã có những cải thiện đáng kể.
Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ hai và năm 2012 đứng thứ nhất trong số các nước nhận ODA của Nhật Bản, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.
Theo báo cáo hoàn thành dự án (PCR) và Báo cáo kiểm toán thực hiện hoàn thành dự án (PPAR) do các nhà tài trợ nhóm 6 Ngân hàng Phát triển thực hiện đến hết năm 2014, số lượng các dự án thành công của Việt Nam chiếm tỷ lệ cao, số dự án thành công của ADB: 55/56, JICA: 17/17, KEXIM: 5/5, WB: 67/69, số dự án thành công của ADB: 11/16, KfW: 20/26, KEXIM: 16/16, WB: 63/69. Số lượng các dự án hoàn thành kết quả phát triển và đạt các mục tiêu đề ra của Việt Nam tính đến hết năm 2014 đứng thứ hai sau Trung Quốc và đứng trên Ấn Độ, Philipines, Indonesia và Pakistan.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất cao
Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam sẽ không còn được vay theo điều kiện ODA mà chủ yếu là vốn vay ưu đãi, tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản vay trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2%-3,5%.
Đây là khẳng định ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Bộ Tài chính (Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại) trong báo cáo về tình hình thực hiện các dự án ODA (vốn viện trợ phát triển chính thức) trong thời gian qua của Bộ Tài chính.
Theo lý giải của ông Hải: "Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Chính vì thế, trong tháng 7/2017 Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ họp quyết định Việt Nam cùng một số quốc gia khác có còn được vay ưu đãi nữa hay không, và có khả năng Việt Nam sẽ không còn được vay ODA".
Theo Bộ Tài chính, có khả năng thừ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ không còn được hưởng các điều kiện vay ODA như: thời gian vay dài, lãi vay thấp và có ân hạn vì Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình trên thế giới
Ông này nhấn mạnh, việc thay đổi quan niệm về thu nhập bình quân/người cũng làm thay đổi tính chất vốn vay ODA, trong đó đáng chú ý là lãi suất vay thấp, thời hạn vay dài và có ân hạn thời gian trả lãi và gốc.
"Từ năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30 - 40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7% - 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn (giai đoạn trước năm 2010). Đến nay, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10 - 25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên (giai đoạn 2011 - 2015)", ông Hải nhấn mạnh.
Ngoài động thái của WB, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong bối cảnh Việt Nam nợ công đang tăng lên và đã là một nước thu nhập trung bình. Nhiều đối tác cũng đang thay đổi cách vay và ưu đãi vốn vay ODA cho Việt Nam, trong đó mức độ ưu đãi các khoản vay đã giảm đi rõ rệt. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn hỗn hợp.
Về con số thu hút vốn ODA trong 10 năm qua từ 2005 - 2015, theo Bộ Tài chính: Việt Nam hiện đã ký kết vay được 45 tỷ USD, riêng số vốn đã ký kết tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2016 là 350 nghìn tỷ đồng, số vay và trả nợ vẫn theo đúng kế hoạch vay trả nợ năm đã được phê duyệt.
Về nghĩa vụ trả nợ thời gian qua, đại diện Bộ Tài chính phân tích: Nghĩa vụ trả nợ của các khoản vay trong nước là 58.000 tỷ đồng (chủ yếu là các khoản đáo hạn), khoản vay nước ngoài 9.900 tỷ đồng. Con số vay này cho đến nay vẫn nằm trong hạn mức đầu năm của chính phủ. Nguồn vốn ODA chủ yếu để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, xóa đới giảm nghèo. Đóng góp lớn, tạo điều kiện phát triển KT-XH.
"ODA đúng là phần vốn vay phải trả nợ nhưng tỷ lệ đảo nợ hiện vẫn theo các quy định của Luật Ngân sách, của Luật quản lý Nợ công và vẫn theo kế hoạch vay và trả nợ năm 2016", ông Hải nhấn mạnh.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Chậm 2 năm, vốn dự án ODA bị đội thêm 50% so với dự toán "Tính trung bình, nếu chậm trễ 2-3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính", ông Rustam Ishenaliev, Trưởng phòng quản lý dự án Văn phòng ADB tại Việt Nam cho biết tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam...