Vốn Hội trao tay, nông dân có ngay lồng cá đặc sản
Được vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều gia đình hội viên, nông dân ở huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã mạnh dạn đầu tư làm lồng thả cá, nuôi bò sinh sản… Các dự án sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND đến nay đều phát huy hiệu quả cao, thu nhập, đời sống của hội viên, nông dân cũng nhờ đó mà không ngừng nâng lên.
Vượt gần 20km đường dèo dốc từ trung tâm huyện Nậm Nhùn, chúng tôi theo chân lãnh đạo Hội Nông dân huyện,đến thăm mô hình nuôi cá lồng ở cụm bản Pa Mô (xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).
Từ 30 lồng cá nay phát triển lên 45 lồng
Cụm bản Pa Mô ngay cạnh lưu vực hồ thủy điện Lai Châu-nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng.
Chỉ tay ra phía những lồng cá nằm bất động giữa lòng hồ thủy điện Lai Châu, ông Mào Văn Chỉnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Mường Mô, phấn khởi cho biết: Những lồng nuôi cá đặc sản trên mặt hồ thủy điện Lai Châu chính là sản phẩm được tạo ra từ nguồn vốn Quỹ HTND của Hội Nông dân tỉnh. Tháng 5/2017, dự án nuôi cá lồng ở xã Mường Mô được triển khai thực hiện với 15 nhóm hộ hội viên, nông dân trên địa bàn tham gia. Mỗi nhóm có từ 2 – 3 hội viên, nông dân tham gia. Dưới sự hướng dẫn lập dự án của Hội Nông dân cấp trên, đại diện các nhóm hộ nuôi cá lồng dưới lòng hồ thủy điện đã đứng ra vay tổng số 1 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND .
Nhiều hộ gia đình hội viên, nông dân ở xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn đã có thu nhập ổn định từ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Lai Châu.
“Ngay sau khi được giải ngân, các hội viên, nông dân tham gia dự án đã tiến hành làm lồng trên lòng hồ thủy điện Lai Châu, sau đó mua cá giống về thả và chăm sóc. Nguồn nước nơi đây khá sạch, thích hợp cho nuôi cá lồng. Các hội viê, nông dân chủ yếu thả các loại cá như: Lăng chấm, rô phi, trôi và cá chép. Dự án nuôi cá lồng đã phát huy được hiệu quả bước đầu. Từ 30 lồng cá ban đầu, đến nay các hội viên, nông dân đã phát triển lên 45 lồng. Bình quân mỗi lồng cho thu gần 50 triệu đồng/năm tùy vào từng loại cá nuôi” – ông Mào Văn Chỉnh cho hay.
Từ ngày xuất hiện những lồng nuôi cá của các hộ nông dân xã Mường Mô, khu vực hồ thủy điện Lai Châu trên địa bàn xã trở nên sôi động hẳn lên. Không khí và niềm phấn khởi của người nuôi cá lồng như tiếp thêm sức sống mới cho bức tranh phát triển kinh tế của địa phương. “Nhiều hộ càng phấn khởi và có động lực làm kinh tế hơn khi được Hội Nông dân quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để phát triển nghề nuôi cá lồng. Thú thật, nếu không được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều hộ cũng không dám đầu tư, nếu có dám cũng không biết lấy vốn ở đâu…”, ông Mào Văn Chỉnh thổ lộ.
Video đang HOT
Mong được hỗ trợ tiếp thị, tiêu thụ cá ngon
Qua câu chuyện với ông Mào Văn Chỉnh, chúng tôi được biết, ông cũng làm lồng nuôi cá trên hồ thủy điện Lai Châu. Bốn chú cháu nhà ông Mào Văn Chỉnh đã lập thành một nhóm cùng sở thích nuôi cá lồng tham gia dự án và được vay 100 triệu đồng để đầu tư mở rộng quy mô nuôi cá lồng.
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện Lai Châu, nhiều hội viên, nông dân xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn làm lồng nuôi thả cá.
“Tôi và 3 đứa cháu chung nhau đầu tư làm 4 lồng cá trên lòng hồ thủy điện Lai Châu. Mỗi lồng thả một loại cá. Nuôi cá lăng thì thời gian cho thu hoạch dài hơn, phải mất khoảng 4 năm. Còn với cá rô phi, cá trôi, chép thì thời gian được thu hoạch ngắn hơn, mỗi năm có thể nuôi được từ 2 – 3 lứa. Nuôi cá lồng khá nhàn mà hiệu quả kinh tế cũng khá cao. Vì thức ăn cho cá chủ yếu là cám ngô và cá con bắt ở ngay tại hồ thủy điện, nên ăn cá ở đây ai cũng khen ngon. Tuy nhiên do giao thông đi lại ở địa phương còn rất khó khăn nên ít có thương lái vào thu mua cá. Chúng tôi chủ yếu bán lẻ cá ở các chợ trong xã, trong huyện và phục vụ các hội nghị của xã…” – ông Chỉnh trăn trở.
Nhiều hội viên nông dân xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn được vay vốn từ nguồn Quỹ HTND đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nậm Nhùn cho biết: Dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân nuôi cá lồng ở xã Mường Mô bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên nông dân. Trừ chi phí mua giống, thức ăn, các hộ dân nuôi cá lồng cũng thu lãi từ 10 – 15 triệu đồng/lồng/năm.
Ngoài dự án nuôi cá lồng tại xã Mường Mô, Hội Nông dân huyện Nậm Nhùn còn triên khai các dự án sử dụng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân như: Dự án chăn nuôi bò sinh sản ở xã Lê Lợi và xã Nậm Hàng; Dự án chăn nuôi dê sinh sản ở xã Nậm Chà… thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia.
“Nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn của Quỹ HTND, Ban điều hành Quỹ HTND huyên đã tiến hành khảo sát địa bàn, đối tượng để đầu tư vốn đúng mục đích và khai thác được tiềm năng, lợi thế, sức lao động ở từng địa phương. Công tác thẩm định hồ sơ, giải ngân, theo dõi, thu phí, lưu trữ hồ sơ đều được tiến hành một cách chặt chẽ, đúng quy trình, đúng đối tượng. Hầu hết các dự án đều đã phát huy được hiệu quả. Nhiều gia đình hội viên nông dân đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân” – Ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Hiệu quả khi vừa cho vay vốn vừa hỗ trợ kiến thức sản xuất
Nhiều năm qua, Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND) đã kịp thời hỗ trợ, đầu tư nguồn vốn giúp hội viên nông dân của tỉnh Lào Cai có điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, từng bước thoát nghèo.
Tích cực tăng trưởng nguồn vốn
Thực hiện kế hoạch phát triển nguồn vốn Quỹ HTND nhằm giúp cho hội viên nông dân khó khăn về vốn trong đầu tư phát triển kinh tế gia đình được tiếp cận và vay vốn, ngay từ đầu năm, Hội ND Lào Cai đã tích cực xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện việc tăng trưởng Quỹ HTND theo quy định; giao chỉ tiêu tăng trưởng Quỹ HTND năm 2019 cho các huyện, thành Hội với số tiền 550 triệu đồng.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND, các hộ nông dân ở thị trấn Bắc Hà (huyện Bắc Hà) đã xây dựng mô hình trồng mận tam hoa cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Tính đến ngày 30/5/2019, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh là: 25 tỷ đồng (tăng 255 triệu đồng so với 2018). Đến ngày 30/5/2019, nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh là 25 tỷ đồng thông qua 39 dự án cho 498 hộ vay (tỷ lệ dự án đầu tư cho chăn nuôi chiếm 56%, trồng trọt chiếm 23%, thủy sản chiếm 18%, sản xuất kinh doanh 3%).
Hội ND các huyện, thành phố cũngđã ký kết văn bản liên ngành với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cấp tuyên truyền, hướng dẫn thành lập, kiện toàn các tổ vay vốn, tổ liên kết, đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả đồng vốn; thường xuyên nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, bất cập của nông dân.
Tính đến 30/4/2019, tổng dư nợ qua tổ chức hội đạt 1.154 tỷ đồng cho 13.215 hộ vay, tại 547 tổ vay vốn. Các huyện làm tốt công tác phối hợp có dư nợ cao và không có nợ xấu hoặc tỷ lệ nợ xấu rất thấp như: Bắc Hà, Bảo Thắng.
Vận động đi đôi hỗ trợ
Bà Đinh Minh Hà - Chủ tịch Hội ND Lào Cai cho biết: Các dự án Quỹ HTND được thực hiện đúng quy trình cho vay, đầu tư đúng hướng, làm tốt công tác khảo sát địa bàn, lập phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án, thẩm định và kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân; phối hợp với các ban, ngành chức năng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho hộ vay để áp dụng vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt nên nguồn vốn đã phát huy được hiệu quả rõ rệt.
Bên cạnh đó, các dự án được đầu tư phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, là điều kiện để xây dựng, phát triển các thương hiệu, nhãn hiệu nông sản góp phần gia tăng giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Các dự án Quỹ HTND được thực hiện có hiệu quả đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên nông dân, qua đó nâng cao vị thế và vai trò của Hội, thu hút nông dân tham gia vào tổ chức hội, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND cùng với vốn tự có của mình, các hộ nông dân đã xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả như: Nuôi cá chép lai thâm canh tại xã Cam Đường (TP.Lào Cai) và thị trấn Phong Hải (Bảo Thắng); chăn nuôi trâu sinh sản tại xã Xuân Giao (Bảo Thắng), xã Yên Sơn, Kim Sơn (Bảo Yên); mô hình nuôi gà thả đồi tại xã Phú Nhuận (Bảo Thắng); trồng và phát triển diện tích cây đào pháp, cây lê, hoa ly tại thị trấn Sa Pa; trồng cây cam tại xã Lương Sơn (Bảo Yên); cây bưởi múc tại xã Thái Niên (Bảo Thắng); cây mận tam hoa tại thị trấn Bắc Hà (Bắc Hà)...
Thông qua hoạt động vay vốn, Quỹ HTND đã kịp thời hỗ trợ, đầu tư nguồn vốn giúp hội viên nông dân có điều kiện mở rộng sản xuất, mở ra cơ hội mới cho người nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, từng bước thoát nghèo, đây là một trong những giải pháp quan trọng cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Xây dựng dự án nhóm hộ giúp hội viên, nông dân gắn bó với nhau, liên kết sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có hiệu quả và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Trà Vinh phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp công nghệ cao Chiều qua (7/6), Đoàn công tác của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh và Ban Dân vận Tỉnh uỷ Trà Vinh về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân....