Vốn hóa UPCoM đạt 330.000 tỷ đồng
Theo HNX, tính đến thời điểm hiện nay sau 10 năm thành lập, số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM đạt 834 đơn vị, với quy mô thị trường lên đến 330.000 tỷ đồng.
Trong đó, 6 năm đầu hoạt động (thành lập năm 2009), UPCoM chỉ có mức tăng trưởng rất khiêm tốn với 169 doanh nghiệp, giá trị giao dịch khoảng 15 tỷ đồng/phiên. Nhưng, từ năm 2014 trở lại đây, số doanh nghiệp đăng ký giao dịch tăng gấp 5 lần lên 834 doanh nghiệp, giá trị giao dịch tăng 18 lần lên mức trên 250 tỷ đồng/phiên, và quy mô thị trường tăng từ 24.000 tỷ đồng lên 330.000 tỷ đồng.
Nhờ đó, hàng hóa trên UPCoM cũng phong phú và đa dạng hơn, với nhiều hàng hóa có chất lượng tốt hơn, trong đó có những công ty có quy mô vốn lớn. Đơn cử như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vốn hóa thị trường 180.695 tỷ đồng. Kế đến là Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) 75.210 tỷ đồng, CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) 40.306 tỷ đồng, Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN) 3.483 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR) 1.328 tỷ đồng.
Có được kết quả trên nhờ hàng loạt chính sách đã được ban hành tạo điều kiện cho UPCoM phát triển. Cụ thể như Nghị định 108/2013/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký niêm yết và đăng ký giao dịch trên TTCK. Đặc biệt, Nghị định 60/2015/NĐ-CP cũng yêu cầu các doanh nghiệp đã là công ty đại chúng buộc phải đăng ký giao dịch trên UPCoM vì mục đích bảo vệ NĐT.
Các văn bản này còn được cụ thể hóa tại Thông tư 180/2015/TT-BTC quy định công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên UPCoM trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, Thông tư 115/2016/TT-BTC gắn đấu giá cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại sở giao dịch CK với đăng ký giao dịch CP trên thị trường UPCoM.
Video đang HOT
Sau 10 năm hình thành và phát triển, UPCoM đã khẳng định vai trò là kênh giao dịch cổ phiếu an toàn, hiệu quả cho NĐT và kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Với quy mô thị trường và chất lượng CP gia tăng nhanh chóng, thị trường UPCoM đang ngày càng hấp dẫn cả NĐT trong nước và nước ngoài, đã trở thành thị trường được các quốc gia trong khu vực dành nhiều sự quan tâm, trao đổi kinh nghiệm vận hành, quản lý như: Singapore, Thái Lan, Lào.
Hải Hồ
Theo saigondautu.com.vn
Phó chủ tịch UBCK Phạm Hồng Sơn: Ngày 28/6 chính thức niêm yết CW
Tại hội thảo triển khai Chứng quyền có bảo đảm (CW) đang diễn ra sáng 24/6, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCK Nhà nước cho biết, trong 6 tháng cuối năm, ngoài chính thức vận hành nhiều sản phẩm mới, Uỷ ban còn tập trung vào luật chứng khoán sửa đổi; thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn đang chậm từ năm 2018 đến nay.
Đánh giá thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm (so với thời điểm cuối năm 2018), ông Sơn cho biết, TTCK giữ mức tăng trưởng tốt.
Diễn biến chỉ số VN-Index so với cuối 2018 tăng trên 6%, HNX-Index giảm 0,6%. Mức vốn hoá thị trường 4,31 triệu tỷ đồng, tăng 8,8% so với cuối 2018, tương 77,9% GDP 2018. Quy mô giao dịch giảm với giá trị giao dịch bình quân chỉ 4.400 tỷ đồng, giảm 31,7% so với 2018.
Thị trường trái phiếu có 532 mã trái phiếu được niêm yết, giá trị niêm yết 1.120 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1%, tương ứng 20,2% GDP 2018.
Còn TTCK Phái sinh có mức tăng trưởng tương đối tốt, số lượng giao dịch bình quân trên 106 nghìn hợp đồng/phiên, tăng 35% so với trung bình 2018.
Ông Sơn cho biết thêm, về huy động vốn, TTCK huy động 147,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26% cùng kỳ. Với hoạt động đấu giá, cổ phần hóa, thoái vốn thì từ đầu năm đến nay, 2 sở tổ chức được 25 phiên, tổng giá trị bán 3.915 tỷ đồng.
Tính đến đầu tháng 6, có 22,7 triệu tài khoản, tăng 4%. Còn giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng vẫn thực hiện mua ròng trên 10.000 tỷ đồng.
Nhận định thị trường cuối năm, đại diện Uỷ ban chứng khoán cho rằng, về tình hình chung thị trương theo chiều hướng tốt dù có những phiên điều chỉnh giảm trong nửa đầu năm. Với các yếu tố tác động từ thị trường thế giới, vĩ mô trong nước vẫn tốt, quan điểm Chính Phủ kiên định chính sách tiền tệ, linh hoạt chính sách vĩ mô nên TTCK sẽ ổn định.
Về giải pháp, Uỷ ban cho biết, sẽ tập trung vào luật chứng khoán sửa đổi. Trong quá trình soạn thảo dự thảo luật có mời nhiều chuyên gia trong và ngoài nước từ thị trường phát triển có ý kiến để đưa ra nội dung thảo luận. Trong cuộc họp mới đây, Bộ Tài chính đã trình bày và nhận đánh giá chung về nội dung bản dự thảo tốt, kỹ, giải thích rõ ràng.
"Dự kiến tháng 10 sẽ thông qua dự thảo lần này. Kèm theo đó, các nghị định, văn bản hướng dẫn cũng phải hoàn thành trong 2019. Đây là khối lượng công việc lớn, và mục tiêu luật mang tính thông lệ quốc tế, bền vững", ông Sơn chia sẻ.
Ngoài ra, Uỷ ban cũng sẽ đánh giá lại tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn. Năm 2018 và đầu năm 2019 tiến độ này đang chậm. Đồng thời, thúc đẩy niêm yết và đăng ký giao dịch của DNNN đã cổ phần hóa.
Quy định đã có nhưng việc lên sàn của nhiều DNNN chậm, đã có biện pháp xử phạt. Thậm chí có doanh nghiệp cổ phần hóa 3-4 năm không lên sàn mà họ xin phát hành thì UBCK cũng không cho phép phát hành. Quan điểm chung là phải minh bạch hoạt động.
Đối với sản phẩm mới, Ủy ban cho biết, ngày 28/6 chính thức niêm yết CW - sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển thị trường đã được Chính Phủ phê duyệt và đến tháng 7, sẽ có thêm 1 sản phẩm.
Việc tăng cường, giám sát, thanh tra sẽ phối hợp cùng 2 sở quyết liệt, nhất là vấn đề nổi cộm như thao túng ( đã có trường hợp chuyển cơ quan điều tra xử lý). Thiết lập kỷ cương thị trường để thị trương minh bạch hơn.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VRG nhượng hơn 2.000 ha đất cho dự án sân bay Long Thành Mới đây, đại diện Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) thông tin, sẽ có 2.050ha đất trồng cao su của Tập đoàn được nhượng lại cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo quy hoạch. Theo đó, bắt đầu từ tháng 7 đến cuối năm 2019, VRG sẽ bàn giao 350ha đất cho UBND tỉnh Đồng Nai để xây...