Vốn góp 20 tỷ, Grab gánh khối nợ hơn 3.500 tỷ đồng
Vốn góp ban đầu của Grab là 20 tỷ đồng, sau 4 năm hoạt động, doanh nghiệp do ông Nguyễn Tuấn Anh làm Chủ tịch HĐQT phải gánh khoản nợ hơn 3.500 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2018, nợ phải trả của Công ty TNHH Grab là hơn 3.500 tỷ đồng, trong khi vốn góp chỉ là 20 tỷ đồng
Công ty TNHH Grab tiền thân là Công ty TNHH Grabtaxi. Cơ cấu cổ đông của Grab gồm ông Nguyễn Tuấn Anh góp 10,2 tỷ đồng và Grab Inc góp 9,8 tỷ đồng. Ông Nguyễn Tuấn Anh là người đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của công ty này.
Ông Tuấn Anh từng được biết đến là giám đốc sản phẩm của Yahoo! tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, ông tham gia một số dự án khởi nghiệp công nghệ như Geeky, Metis hay Trường Xưa.
Nếu như ở Yahoo!, ông Tuấn Anh chưa thực sự được cộng đồng mạng biết tới nhưng với Trường Xưa thì người đàn ông này được nhắc đến là người có nhiều chiến lược marketing rầm rộ cho truongxua.vn. Tuy nhiên, sau khi bỏ ra 200.000 USD dành cho quảng cáo trong số tổng vốn đầu tư 1,5 triệu USD thì chiến lược ông Tuấn Anh vẽ ra cho Trường Xưa cũng không mấy thành công.
Năm 2014, ông Tuấn Anh trở thành Giám đốc Grab Việt Nam. Ông được đánh giá là người có đóng góp rất nhiều cho Grab trong những ngày đầu thành lập, từ việc lo thủ tục, mở rộng thị trường.
Thế nhưng, từ khi Công ty TNHH Grab chính thức được thành lập với số vốn 20 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Tuấn Anh liên tục thua lỗ và phải gánh khoản nợ hơn 3.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cụ thể, theo Báo cáo tài chính riêng cho năm kết thúc 2018 của Grab, tổng tài sản của công ty này là 945 tỷ đồng, nợ phải trả là 3.537 tỷ đồng. Trong khi, vốn góp của Công ty TNHH Grab là 20 tỷ đồng, dẫn đến việc vốn chủ sở hữu 2.592 tỷ đồng (tính đến 31/12/2018).
Còn theo Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016 và 2017 của Công ty TNHH Grab thì các năm công ty luôn hoạt động trong tình trạng thua lỗ.
Dù vay nợ đến hơn 3.500 tỷ đồng, song các khoản vay của Công ty TNHH Grab lại không đến từ ngân hàng hay tổ chức tài chính mà đều đến từ Grab Inc. và GrabTaxi Holdings Pte Ltd.
Cụ thể, về vay ngắn hạn, số tiền mà GrabTaxi Holdings Pte Ltd. và Grab Inc. cho Grab Việt Nam vay lần lượt là 860 tỷ đồng và 465 tỷ đồng. Về vay dài hạn, hai công ty này lần lượt cho Công ty TNHH Grab vay 512 tỷ đồng và 869 tỷ đồng. Điều đáng nói phần lớn các khoản vay đều được hưởng lãi suất 0%.
Các công bố chính thức của Grab không thể hiện rõ vai trò thực sự của ông Nguyễn Tuấn Anh nên ông Tuấn Anh được mặc định là người “khai sinh” Công ty TNHH Grab. Thế nhưng, nếu xem xét các khoản mục phụ trong báo cáo tài chính năm 2018 của Grab, có thể thấy, tại Grab, ông Tuấn Anh chỉ là “nhà đầu tư”.
Cụ thể, ở phần “Phải thu về cho vay ngắn hạn”, Grab có viết: “Phải thu về cho vay ngắn hạn thể hiện khoản vay cho ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư, với số tiền là 10.200 triệu đồng”.
Việc ông Tuấn Anh chỉ là “nhà đầu tư”, không phải “chủ” hay “nhà sáng lập” hay “khởi nghiệp” tại Công ty TNHH Grab còn thể hiện ở chỗ Grab Inc. đổ rất nhiều tiền cho Grab. Số tiền mà Grab Inc. rót vào Công ty TNHH Grab cao hơn rất nhiều vốn góp chủ sở hữu của Grab.
Vì sao, Công ty TNHH Grab thua lỗ nhiều năm liên tục, song các nhà đầu tư GrabTaxi Holdings Pte Ltd. và Grab Inc. vẫn liên tục rót vốn và không tính lãi suất?
NAM NAM
Theo doisongphapluat.com
Đế chế Grab? (Kỳ 2): Grab - Dịch vụ siêu ngân hàng đồng đẳng
Sau khi kiến tạo được Grab Money, Grab sẽ tập trung thúc đẩy số lượng tiền sử dụng trong hệ sinh thái dịch vụ của mình thông qua mở rộng các dịch vụ/ hàng hóa có thể thanh toán được bằng Grab Money.
Các dịch vụ như du lịch, hàng hóa tiện ích trong cuộc sống từ từ được triển khai để gia tăng số lượng người sử dụng lẫn doanh số thanh toán bằng Grab Money.
Grab money chỉ là bước đệm
Sau khi thúc đẩy người dùng gia tăng kể trên, Grab sẽ bắt đầu triển khai Grab tín dụng - Grab Credit thông qua tự động cấp cho các khách hàng một lượng Grab nhất định tương ứng 5-10 triệu tiền Việt Nam. Khách hàng có toàn quyền không sử dụng số tiền này hoặc sử dụng và sẽ thanh toán sau 45 ngày tương ứng như thẻ tín dụng hiện tại các ngân hàng đang triển khai.
Grab Money có thể chỉ là bước đệm để Grab "tấn công" sang các lĩnh vực khác.
Thông qua cung cấp Grab tín dụng, Grab sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình Grab hóa thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các quốc gia. Rõ ràng với tiện lợi của tiền Grab, khách hàng sẽ sử dụng ngày càng nhiều trong thanh toán và hạn chế từ từ sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng truyền thống.
Sau khi Grab tín dụng được chấp nhận, Grab sẽ từ từ triển khai các chương trình trả góp và cho vay tiêu dùng như chúng ta chứng kiến các chương trình trả góp thông qua hỗ trợ tiêu dùng trong 6-12 tháng không lãi của các ngân hàng. Tiền tệ Grab và dịch vụ tín dụng chính thức tham gia và lớn mạnh nhanh chóng trong tầng lớp tiêu dùng.
Tuy nhiên viễn cảnh trên là một sự đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn vong của các ngân hàng truyền thống thì dịch vụ cho vay đồng đẳng P2P kế tiếp sau khi khách hàng quen sử dụng Grab tín dụng sẽ là cơn đại hồng thủy với ngành ngân hàng.
Tham vọng về "siêu ngân hàng"
Bản chất của ngành ngân hàng đó là huy động vốn và sau đó cho vay thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay. Trên nền tảng Grab tín dụng và tiền tệ Grab, Grab sẽ dễ dàng cho phép ai cũng có thể cho vay tiền và mượn tiền theo các quy định của Grab và Grab thu lợi nhuận từ phí trên giao dịch hoàn toàn giống thu từ dịch vụ xe hiện tại.
Một cá nhân sử dụng Grab có lịch sử tín dụng tốt trên Apps sẽ được Grab mở dịch vụ kêu gọi mạng ngang hàng cho vay. Ví dụ bạn sinh viên A đang chạy Grab hoàn toàn đặt lệnh cho vay từ mạng ngang hàng Grab 25 triệu cho đóng tiền học. Bạn A sẽ chọn thời gian trả là 36 tháng và lãi xuất ví dụ 12 % một năm trên số dư nợ trả. Một cá nhân X có tiền dư thừa thay vì gửi ngân hàng sẽ trực tiếp nạp tiền vào ứng dụng cho vay ngang hàng. Cá nhân X sau khi thấy điểm tín dụng số do Grab đánh giá tốt sẽ cho vay bạn A. Các hoạt động thanh toán và giao dịch hoàn toàn tự động trên nền tảng trung gian là tiền tệ Grab nhằm đảm bảo an toàn và thuận lợi. Grab sẽ tự động thu phí và đánh giá điểm số tín dụng cả hai đầu cho vay và đi vay.
Thông qua dịch vụ cho vay ngang hàng này, mọi cá nhân có tiền nhàn rỗi đều có thể trở thành " ngân hàng " cho vay ngang hàng trên ứng dụng với các thời gian cho vay và lãi suất tự thỏa thuận với người vay theo các quy định sân chơi của Grab. Một bạn sinh viên có toàn quyền kêu gọi cho vay 500 triệu cho 4 năm học đại học với lãi xuất tùy thích và sẽ có hàng chục cá nhân cho vay 500 triệu cho bạn sinh viên này. Ngược lại một cá nhân có thể nạp 1 tỷ trên ứng dụng cho vay và công bố sẽ có nguồn tiền tín dụng 1 tỷ cho vay ngắn hạng 1-3 tháng với lãi suất 1 - 1.5 % một tháng theo dư nợ trả.
Tất cả những dịch vụ trên cộng hưởng với nhau sẽ là một cuộc cách mạng đột phá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Sở dĩ Grab có thể chiến thắng bởi vì hệ sinh thái dịch vụ lẫn số lượng khách hàng của Grab đã đủ lớn để đảm bảo triển khai dịch vụ ngân hàng số thành công. Bên cạnh đó là nền tảng công nghệ và khả năng hoạt động xuyên quốc gia cũng như dòng tiền đầu tư khổng lồ đã biến Grab thành ngân hàng số lớn trong khu vực. Bài viết kế tiếp sẽ chia sẻ những giải pháp công nghệ Grab sẽ sử dụng trong dịch vụ ngân hàng và tài chính số.
Ths Vũ Tuấn Anh - Chuyên Gia Khởi Nghiệp - Đổi Mới Sáng Tạo và Chuyển Đổi Số
Theo enternews.vn
Mảnh ghép cuối trong hệ sinh thái Grab Xin giấy phép thành lập một ngân hàng số hóa toàn diện có vốn điều lệ tối thiểu 1,1 tỉ USD là mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện hệ sinh thái của "đế chế" Grab. Trong tuyên bố ngày 30/12, Grab cho biết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng số này sẽ do Grab nắm 60% cổ phần trong...