Vốn FDI vào Việt Nam năm 2018 đạt gần 35,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/12/2018, cả nước có 3.046 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký câp mơi gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2017; có 1.169 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,59 tỷ USD, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong năm 2018, cả nước có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ 2017.
Video đang HOT
Theo lĩnh vực đầu tư, số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đạt 16,58 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư đăng ky.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,67 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Về đối tác đầu tư, có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Nhât Ban đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Han Quôc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,2 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 5 ty USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Ha Nôi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 7,5 tỷ USD, chiếm 21,2% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hô Chi Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 5,9 ty USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,1 ty USD chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư.
Minh Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ
Vốn FDI 11 tháng năm nay ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/11/2018 thu hút 2.714 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15.788,4 triệu USD, tăng 18,4% về số dự án và giam 20,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, theo Tổng Cục Thống kê, có 1.059 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.403,3 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 11 tháng đạt 23.191,7 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng năm nay ước tính đạt 16,5 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 11 tháng năm 2018 còn có 5.882 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 7,64 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 995 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 2,96 tỷ USD và 4.887 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,68 tỷ USD.
Tổng Cục Thống kê cũng cho biết, trong 11 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 7.433,9 triệu USD, chiếm 47,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sảnđạt 5.206,9 triệu USD, chiếm 33%; các ngành còn lại đạt 3.147,6 triệu USD, chiếm 19,9%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 11 tháng năm nay đạt 12.404,5 triệu USD, chiếm 53,5% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5.945,5 triệu USD, chiếm 25,6%; các ngành còn lại đạt 4.841,7 triệu USD, chiếm 20,9%.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 2.328 triệu USD, chiếm 30,5% tổng giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.865,1 triệu USD, chiếm 24,4%; các ngành còn lại đạt 3.451,3 triệu USD, chiếm 45,1%.
Nguyễn Thanh
Theo baodansinh.vn
PV Oil khóa room ngoại về 6,6%, bước chuẩn bị cho thoái vốn Nhà nước theo lô? Trước đó PV Oil đã lên phương án thoái vốn Nhà nước theo lô lớn. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam vừa công bố thông tin về tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài tại CTCP Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil - mã chứng khoán OIL). Theo đó, theo hồ sơ đăng ký của PVOil, Trung tâm lưu ký...