Vốn FDI vào Việt Nam giảm 13%
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 7 tháng đầu năm 2019 tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đạt 20,2 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhà đầu tư nước ngoài rót hơn 20 tỷ USD vào Việt Nam trong 7 tháng 2019.
Theo đó, trong 7 tháng vừa qua có 2.064 dự án FDI cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8,27 tỷ USD, tăng 24,6% về số dự án và giảm 37,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 791 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,4 tỷ USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu hai nguồn vốn cấp mới và tăng thêm giảm so với 2018 thì góp vốn mua cổ phần lại tăng cao so với năm trước. Cụ thể, trong 7 tháng có 4.387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8,52 tỷ USD, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, có 733 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của DN với giá trị vốn góp là 5,7 tỷ USD và 3.654 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,82 tỷ USD.
Cũng trong 7 tháng, giải ngân vốn FDI ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Vốn FDI vẫn đăng ký nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, xếp thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và thứ ba là bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy.
Video đang HOT
T.Hiền
Theo haiquanonline.com.vn
Nắm bắt dòng vốn FDI, cơ hội nào cho "ông trùm" Khu công nghiệp Bình dương Becamex?
Các KCN do Becamex trực tiếp quản lý mang lại doanh thu 2.994 tỷ và LNTT là 666 tỷ trong năm 2018. Riêng phần KCN liên doanh với VSIP mang lại doanh thu 4.229 tỷ và LNTT là 1.476 tỷ.
Theo báo cáo chuyên đề "Việt Nam, trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á" của Jones Lang Lasalle (JLL), trong hơn 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Bắt đầu mở cửa từ năm 1986 với chỉ khoảng 335 ha đất dành cho các khu công nghiệp, đến năm 2018, Việt Nam đã có gần 80.000 ha đất công nghiệp.
Với vị trí chiến lược nằm giữa Trung Quốc và Singapore với 3.260 km bờ biển, tiếp giáp với biển Đông, một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới; cùng với việc gia nhập hàng loạt các hiệp định thương mại WTO, CPTPP, FTA...đã giúp Việt Nam trở thành điểm thu hút FDI hàng đầu khu vực.
Quả thực, trong năm 2018, lượng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam đã lên mức kỷ lục với 19,1 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước đó. Trong nửa đầu năm 2019, lượng vốn FDI giải ngân có phần chững lại, chỉ đạt 9,1 tỷ USD (giảm 8% so với cùng kỳ năm trước) nhưng đây vẫn là con số rất cao.
Những lợi thế trên đã giúp thị trường bất động sản khu công nghiệp trở nên khá sôi động trong những năm gần đây. Trong các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Becamex (Mã CK: BCM) là cái tên nổi bật nhất với quy mô vốn hóa, cũng như quỹ đất vượt trội.
Becamex hiện đang quản lý trực tiếp 6 khu công nghiệp, bao gồm Mỹ Phước 1 (378 ha), Mỹ Phước 2 (478 ha), Mỹ Phước 3 (985 ha), Thới Hòa (202 ha), Bàu Báng (1.994 ha), và đặc biệt "siêu dự án" KCN Bình Phước với quy mô 4.633 ha đã được cấp phép từ năm 2008, hiện đang trong quá trình triển khai.
Ngoài các KCN kể trên, Becamex còn góp vốn với các nhà đầu tư Singapore, mà dẫn đầu là Sembcorp Industries thành lập Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP). Qua gần 20 năm phát triển, hiện VSIP không chỉ phát triển tại Bình Dương mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh thành như Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hải Dương.
Các KCN do Becamex trực tiếp quản lý mang lại doanh thu 2.994 tỷ và LNTT là 666 tỷ trong năm 2018. Riêng phần KCN liên doanh với VSIP mang lại doanh thu 4.229 tỷ và LNTT là 1.476 tỷ.
Không chỉ có những liên doanh lớn như VSIP, trong năm 2018, Becamex đã kết hợp với Warburg Pincus thành lập một liên doanh với số vốn hơn 200 triệu USD để phát triển chuỗi logistics và bất động sản công nghiệp tại Việt Nam cho thấy kỳ vọng lớn của doanh nghiệp về lĩnh vực này tại Việt Nam.
Đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản
Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, Becamex cũng chú trọng phát triển khu đô thị, dân cư không chỉ phục vụ mục tiêu kinh doanh mà còn đảm bảo nhu cầu sinh sống và làm việc của dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Với các khu dân cư tương ứng với các khu công nghiệp triển khai như Khu dân cư Mỹ phước 1,2,3. Khu dân cư Bầu Bàng, Thới hòa, Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương hàng năm mang lại doanh thu và lợi nhuận khá lớn cho Becamex.
Đối với các dự án bất động sản thương mại khác, Becamex đang sở hữu một loạt dự án lớn như Becamex City Center với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, dự án Ecolakes Mỹ Phước với tổng mức đầu tư gần 620 triệu USD trong vòng 7 năm Becamex IDC nắm 45%; dự án Becamex Thuận An...Đặc biệt, đáng chú ý nhất là dự án Thành phố mới Bình Dương với quy mô 1.000 ha được tham vọng sẽ phục vụ cho khoảng 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.
Ngoài ra, Becamex còn tham gia đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, dược phẩm, phát triển giao thông, tài chính... Với số lượng dự án quy mô cực lớn cùng quỹ đất trải dọc khắp các địa bàn tại Bình Dương, Tổng Công ty Becamex IDC từng được mệnh danh là một "Chaebol" của tỉnh Bình Dương.
Theo báo cáo KQKD hợp nhất năm 2018, Becamex ghi nhận doanh thu 8.625 tỷ đồng - tăng 22%; Lợi nhuận sau thuế 2.236 tỷ đồng - tăng 172% so với năm trước và là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất trong lĩnh vực Khu công nghiệp. Năm 2019 công ty tiếp tục đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 2.613 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% so với thực hiện năm 2018
Hiện nay Becamex có 17 công ty con, công ty liên kết với hiệu quả hoạt động tốt, trong năm 2018 tổng doanh thu và LNTT do các công ty này mang lại tương ứng là 12.418 tỷ và 3.166 tỷ. Đặc biệt không có công ty con hay công ty liên doanh liên kết nào bị lỗ.
Vốn hóa thị trường Becamex hiện vào khoảng 25.700 tỷ đồng, nằm trong top 30 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất TTCK Việt Nam.
Biến động cổ phiếu BCM thời gian gần đây
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Doanh nghiệp bất động sản lo thiếu vốn Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường BĐS. Trong đó đề xuất tiếp tục giữ trần 40% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ nay đến hết năm 2020, tức thêm 6...