Vốn FDI vào bất động sản giảm mạnh
Trong quý I/2020, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS sụt giảm mạnh, toàn thị trường chỉ thu hút thêm được 264 triệu USD, chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI, từ vị trí thứ hai về thu hút đầu tư nước ngoài, BĐS tụt xuống vị trí thứ tư.
Thị trường “đóng băng”
Theo số liệu tổng hợp từ Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) trong quý I/2020 và nửa đầu tháng 4/2020, thị trường BĐS tiếp tục trầm lắng và bị rơi vào tình trạng “đóng băng”. Cụ thể, giao dịch mua bán nhà trong quý sụt giảm khoảng 70%; doanh thu sụt giảm trên dưới 80% dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt và thanh khoản.
Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS trong quý I/2020 giảm mạnh. (Ảnh: Doãn Thành).
Đã có đến 800 sàn giao dịch BĐS trong tổng số khoảng 1.000 sàn giao dịch trong cả nước phải ngừng hoạt động. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI quý 1/2020 của cả nước đạt 8,55 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS sụt giảm mạnh, chỉ có 264 triệu USD, chỉ chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI, tụt xuống vị trí thứ 4.
“Các doanh nghiệp BĐS và người mua nhà đều gặp khó khăn rất lớn. Tỷ lệ người mua nhà gặp khó khăn tài chính, do bị giảm thu nhập, không trả được lãi vay ngân hàng, nên phải xin thanh lý hợp đồng mua nhà chiếm trên dưới 10%, càng tạo thêm áp lực lớn đối với các DN BĐS, nhất là trong lúc các DN vẫn phải duy trì lực lượng lao động” – Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho hay.
TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, trong 3 thang vừa qua không chỉ hoạt động đầu tư, kinh doanh của các DN BĐS bị đình trệ, mà ngay cả việc thành lập mới DN cũng bị ảnh hưởng. Số DN kinh doanh BĐS tạm ngừng hoạt động tăng cao nhất, tăng 94,1%; đồng thời số DN BĐS thành lập mới giảm đến 12% (đứng thứ 2) trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước.
“Các DN thành lập mới sẽ mang đến một kênh vốn đầu tư hữu ích cho thị trường. Trong năm 2019, số lượng các DN thành lập mới cung cấp cho thị trường khoảng 80.000 tỷ đồng tiền vốn từ đăng ký vốn điều lệ. Với việc số lượng các DN thành lập mới giảm sút mạnh từ đầu năm đến nay sẽ làm mất đi một nguồn vốn tương đối lớn” – ông Lực nhìn nhận.
Video đang HOT
Giảm 30% lãi vay
Trước những khó khăn của thị trường, HoREA đã có văn bản gửi Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành xem xét cho các DN BĐS được cơ cấu lại nợ, giảm khoảng 30% lãi vay trong thời hạn 12 tháng, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn khi đáo hạn theo tinh thần Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
“Chung tôi đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét cho người vay mua nhà ở thương mại được giảm lãi vay, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, để vượt qua khó khăn do đại dịch CoViD-19 theo tinh thần Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước” – Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho hay.
Cùng với việc giảm lãi, giãn tiễn độ trả nợ, lãi… HoREA cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất. Do Nghị định 41/2020/NĐ-CP “Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất”, nhưng chưa quy định việc giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất; cho phep DN được giãn tiến độ 5 tháng đối với các khoản thu thuế phát sinh từ những bất hợp lý trong quá trình thực hiện Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP mà doanh nghiệp chưa nộp, cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP (có hiệu lực), để giảm bớt khó khăn cho DN hiện nay.
Doãn Thành
Thị trường địa ốc 2020: Nhiều thách thức khi tăng khung giá đất
Khung giá đất, bảng giá đất dự kiến sẽ tăng cao đồng loạt ở các địa phương sau khi Chính phủ ban hành khung giá đất mới. Giá nhà đất có nguy cơ sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho người mua mà nhiều chủ đầu tư mới cũng khó tiếp cận quỹ đất để triển khai dự án.
Các địa phương đã ban hành bảng giá đất mới với mức tăng đến 70% so với năm 2019. Chính phủ cũng vừa ban hành khung giá đất mới cao hơn 20% so với khung giá đất cũ. Trước động thái này, giá nhà đất được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm tới và những năm tiếp theo. Dự kiến, bảng giá đất áp dụng cho năm 2020-2024 tại Hà Nội và TP.HCM sẽ tăng bình quân 15-20% so với giá cũ.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), giá nhà đất bao gồm nhiều thành tố, trong đó có chi phí thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước. Chẳng hạn, trong giá bán căn hộ chung cư, tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10%. Con số này là khoảng 30% đối với nhà phố và khoảng 50% đối với biệt thự.
Do vậy, khung giá đất, bảng giá đất tăng tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà đất tăng. Khi đó, những người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp tại đô thị sẽ khó sở hữu nhà ở hơn.
Cũng theo ông Châu, khung giá đất, bảng giá đất quá cao sẽ đẩy giá trên thị trường bất động sản lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án (trên thị trường sơ cấp), đồng thời tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả trong việc thu hút dòng vốn FDI.
Giá đất tăng cao trong thời gian tới sẽ đẩy giá bán nhà lên cao, đồng thời doanh nghiệp cũng càng khó tiếp cận đất đai và càng khó giải phóng mặt bằng. Nhìn chung, thị trường 2020 sẽ khắc nghiệt hơn và các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Đồng quan điểm trên, ông Ngô Quang Phúc - TGĐ Phú Đông Group cho rằng, với các dự án bất động sản nhà ở, tiền đất thường chiếm 10-14% giá thành. Do đó, khi giá đất tăng, giá bán nhà đất chắc chắn phải tăng. Không những thế, chi phí về đất tăng còn kéo theo tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch... cũng sẽ tăng giá theo, từ đó đẩy giá thành nhà đất lên cao.
Nếu giá đất tăng cao, doanh nghiệp mới khó gia nhập thị trường sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm. Sức mua bất động sản nhà ở rất mạnh nhưng không có hàng để bán kéo theo hệ luỵ là đẩy giá nhà đất lên cao. Người dân, nhất là những người có thu nhập trung bình trở xuống càng khó có cơ hội sở hữu nhà ở. Đồng thời, doanh nghiệp cũng khốn đốn vì chi phí vốn đội lên nhiều lần, lãi vay ngân hàng tăng và đặc biệt là bị mất cơ hội kinh doanh.
Nhìn nhận về sự tác động của khung giá đất đến giao dịch thị trường 2020, ông Phúc cho hay, thị trường sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn. Mặc dù có các yếu tố thuận lợi như lượng cầu ở thực vẫn trong xu hướng tăng trưởng, sự ổn định về kinh tế vĩ mô... nhưng sự khó khăn và thách thức vẫn chiếm ưu thế. Khó khăn đến từ lượng tiền cung ứng vào bất động sản đang có xu hướng giảm, lượng cung sản phẩm bất động sản dành cho người có nhu cầu ở thực tiếp tục khó khăn.
Nhu cầu đầu tư, đầu cơ bất động sản trở nên thận trọng hơn, hàng tồn kho bất động sản cao cấp chưa hấp thụ hết. Đặc biệt, nếu bảng giá đất mới điều chỉnh tăng với biên độ gần 20% thì sẽ khiến giá bất động sản có xu hướng tăng mạnh, làm tăng chi phí đầu vào của các chủ đầu tư.
Tất các những điều trên sẽ ảnh hưởng đến mức thanh khoản của thị trường trong năm 2020. Giá bán sẽ có sự điều chỉnh và lực cầu có thể sẽ giảm.
Tương tự, bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cao cấp CBRE cho rằng, giá đất tăng sẽ gây khó khăn lớn đến việc phát triển dòng sản phẩm nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Khung giá đất tăng thì tất yếu chi phí vốn sẽ bị đội lên rất cao. Từ đó, giá bán sản phẩm cũng sẽ bị đẩy lên. Tại các khu vực như quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9, giá đất đang tăng mạnh, đây là một thách thức lớn và khó giải quyết trong bối cảnh giá đất đang ngày càng tăng và cơ sở hạ tầng không được cải thiện.
Cũng theo nhận định của bà Dung, muốn phát triển nhà cho người có thu nhập thấp cần có quỹ đất với giá vừa phải. Muốn làm được như vậy, nhiều doanh nghiệp phải đi ngày càng xa thành phố, ở những vùng ven nơi có quỹ đất rẻ phù hợp triển khai. Tuy nhiên vấn đề của các khu vực mới là cơ sở hạ tầng hiện tại chưa có sự phát triển mạnh. Khó đáp ứng được các điều kiện sống thiết yếu nên rất khó để người mua nhà lựa chọn.
Về giải pháp cho việc khung giá đất, nhiều chuyên gia hiến kế có thể tăng thuế với bất động sản. Nếu thuế tăng thì về lâu dài, giá sẽ giảm. Hơn nữa, khi thuế cao, lượng người đầu cơ sẽ giảm, giá sẽ thấp do quan hệ cung cầu quyết định.
Theo Phương Uyên
Diễn đàn doanh nghiệp
Thị trường bất động sản trước cơn "dư chấn" siết vốn Lo ngại vốn tín dụng chảy mạnh vào bất động sản sẽ tạo rủi ro cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu cho vay bất động sản theo hướng siết chặt hơn. Điều này sẽ tác động ra sao đến thị trường? Ngoài vốn ngân hàng, còn có 4 dòng vốn khác đổ vào bất động...