Vốn đầu tư vào Châu Á Thái Bình Dương giảm 34%
Theo JLL Việt Nam, tác động Covid-19 được ghi nhận trên nhiều ngành công nghiệp và các loại tài sản ở Châu Á Thái Bình Dương.
Trong đó, khối lượng giao dịch BĐS tại Châu Á Thái Bình Dương ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, đạt 29,5 tỷ USD trong quý 1/2020, giảm 34% so với cùng kỳ.
Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Singapore là những thị trường chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở châu Á Thái Bình Dương, với tổng hoạt động đầu tư giảm ít nhất 60% so với cùng kỳ. Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn có lượng giao dịch tương đương hoặc cao hơn so với năm trước.
Ông Stuart Crow, CEO, Capital Market, Châu Á Thái Bình Dương, JLL cho rằng, với tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động đầu tư tại châu Á Thái Bình Dương quý 1/2020 sụt giảm là không điều thể tránh khỏi. Nhiều nhà đầu tư chọn phương án tạm dừng các quyết định mua bán trong giai đoạn kinh tế bất ổn và dự báo tình hình này sẽ tiếp tục kéo dài đến quý 2/2020. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư có thể sẽ phục hồi vào nửa cuối năm, khi đó, nhà đầu tư với tiềm lực vốn mạnh đang chờ đợi cơ hội sẽ triển khai vốn và thúc đẩy dòng chảy giao dịch mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực.
Theo đơn vị nghiên cứu này, tất cả các lĩnh vực BĐS thương mại trọng điểm đã bị tác động bởi Covid-19 trong Q1, với mức độ dòng vốn đầu tư thay đổi hàng năm.
Cụ thể, khối lượng đầu tư vào bán lẻ giảm mạnh 39% so với cùng kỳ do chính sách hạn chế đi lại và giãn cách xã hội ở nhiều thị trường lớn.
Khẩu vị của nhà đầu tư đối với tài sản văn phòng vẫn tích cực, tuy nhiên khối lượng đầu tư giảm 35% so với cùng kỳ, mặc dù đã bao gồm những thương vụ văn phòng quy mô lớn ở Trung Quốc đại lục, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Hoạt động giao dịch khách sạn giảm 22% so với cùng kỳ, JLL ghi nhận một số thương vụ khách sạn đã hoàn tất vào tháng đầu của quý tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thị trường công nghiệp và hậu cần ở Châu Á Thái Bình Dương là loại tài sản có khả năng phục hồi tốt nhất trong quý đầu năm, với hoạt động giao dịch tăng trưởng 9% so với cùng kỳ.
Theo JLL, nền tảng đầu tư và các yếu tố cơ bản quan trọng của Việt Nam vẫn tích cực mặc dù một số nhà đầu tư đang do dự về quyết định đầu tư của họ do tác động của Covid-19. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục tìm kiếm cơ hội, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, văn phòng và nhà ở. Tốc độ phản ứng nhanh chóng và xử lý hiệu quả Covid-19 của nhà nước chắc chắn sẽ nâng Việt Nam lên một tầm cao mới và kỳ vọng sẽ thấy khối lượng đầu tư tăng lên.
Tổng quan các thị trường quanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương dưới tác động của Covid-19:
Úc: Khối lượng giao dịch bất động sản thương mại giảm 28% so với năm trước. Thị trường văn phòng tại Sydney và Melbourne vẫn có những khả quan trong quý đầu tiên. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ giảm đến 78% so với quý trước vì nhiều giao dịch bán tài sản lớn đã bị hoãn lại hoặc bị hủy trong một số trường hợp, do triển vọng kém lạc quan cho các trung tâm mua sắm.
Trung Quốc đại lục: Hoạt động đầu tư quý 1/2020 tại Trung Quốc đại lục bị ảnh hưởng nặng nề, ghi nhận mức giảm 61% so với năm trước. Trong quý, bên mua đã trì hoãn kế hoạch đầu tư trong khi bên bán cũng đã phải thay đổi chiến lược. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đã hoàn thành phần lớn các giao dịch tài sản văn phòng có quy mô, đặc biệt là ở Thượng Hải.
Hongkong: Tổng khối lượng giao dịch quý 1 tại Hongkong giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái, do ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình trên diện rộng và sau đó là Covid-19. Trong bối cảnh đó, các thương vụ thâu tóm đồng loạt (enbloc) hạn chế được thực hiện, và khoảng cách giữa kỳ vọng của người mua và người bán vẫn còn.
Nhật Bản: Hoạt động đầu tư vẫn giữ phong độ và ổn định hàng năm vì các thương vụ xuyên biên giới quy mô lớn đã làm giảm tác động của Covid-19. Văn phòng và bán lẻ đã giảm trong quý 1/2020, trong khi lĩnh vực hậu cần, khách sạn và nhà ở lại tăng theo năm.
Hậu COVID-19: Tưởng giảm sâu nhưng giá vé máy bay có thể tăng "phi mã" tới hơn 50%
Tờ SCMP đưa tin, hành khách nên chuẩn bị phải đối mặt với tình hình giá vé máy bay tăng cao nếu các hãng hàng không phải duy trì các biện pháp giãn cách xã hội nhằm hạn chế COVID-19 lây lan.
Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế (IATA) cho hay, giá vé máy bay có thể "leo dốc" tới 54% cho các hành khách ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh các hãng hàng không chỉ hoạt động gần 40% công suất do các ghế ngồi giữa không được sử dụng.
"Với việc bỏ các ghế ngồi giữa, chi phí cung cấp dịch vụ sẽ cao hơn, các hàng hàng không sẽ phải đối phó với điều đó bằng cách tăng giá vé", trưởng phụ trách kinh tế của IATA Brian Pearce nói.
Khung cảnh vắng vẻ tại khu vực check-in tại Sân bay quốc tế Hong Kong (ảnh: SCMP)
Theo tổ chức đại diện cho 290 hãng hàng không (tương đương với 82% lượng không lưu toàn cầu), quan trọng hơn cả giãn cách xã hội trong các chuyến bay, việc thường quyên khử trùng toàn bộ cabin, yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trên máy bay và thực hiện các biện pháp an toàn và y tế khác tại sân bay, sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus corona mới giữa các hành khách.
Hiện các chính phủ và cơ quan hàng không đang thảo luận về những quy định tiêu chuẩn có thể được thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe người dân trong thời kỳ hậu COVID-19. Nếu có thêm các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng, "đi lại giá rẻ sẽ kết thúc", tổng giám đốc và CEO của IATA Alexandre de Juniac dự đoán.
Đề xuất "ghế ngồi giữa" cũng vấp phải sự phản đối trong nội bộ ngành hàng không. Ryanair - hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu, tuyên bố, họ sẽ không khôi phục hoạt động nếu phải thực hiện quy định trên.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, sau khi các lệnh phong tỏa dần được dỡ bỏ, giá vé máy bay của một số tuyến nội địa đã tăng giá đáng kể trong kỳ nghỉ Lễ Lao động (tuần đầu tháng 5) so với dịp Tết Thanh minh hồi tháng 4. Theo trang Trip.com, mặc dù vậy, giá vé vẫn rẻ hơn 32% nếu so sánh với giai đoạn đầu năm nay.
Hiện là nền tảng đặt vé trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, ngày 29/4, Trip.com cho biết, giá vé máy bay từ Bắc Kinh tới Hàng Châu tăng hơn 700% chỉ trong vòng nửa giờ sau khi Bắc Kinh hạ thấp mức cảnh báo y tế công của thành phố hậu đại dịch COVID-19. Tổng số vé máy bay được đặt từ thủ đô Trung Quốc tăng khoảng 1.500% ngay sau thông báo của chính quyền.Phó giáo sư Qi Qi từ Trường Hàng không Dân dụng Quảng Châu phân tích, giá vé máy bay nội địa Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhưng mức độ tăng sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định ngặt nghèo của chính phủ.
IATA lưu ý, giá vé máy bay thấp sẽ giúp kích cầu khi các lệnh hạn chế di chuyển được nới lỏng nhưng nó không thể duy trì trong thời gian dài và thực tế sẽ tăng cao.
Việc chuyển đối từ một môi trường giá rẻ tới mức giá cao hơn đáng kể sẽ là một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các hãng hàng không. Hàng không toàn cầu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử khi nhu cầu di chuyển bằng máy bay giảm tới 96% dưới ảnh hưởng của các lệnh hạn chế đi lại.
Hãng hàng không Qatas của Australia tiết lộ, hãng sẽ tung ra loạt vé giá rẻ để kích cầu khi bắt đầu hoạt động lại vào tháng 7 sắp tới. Tương tự, Ryanair cũng sẽ thực thi chiến dịch "giảm giá lớn" để thu hút hành khách.
Hết cách ly xã hội, doanh nghiệp du lịch vẫn chưa thể 'ngóc đầu' Hàng không đã tăng chuyến, vận tải được nới lỏng hoạt động, tuy nhiên để du lịch phục hồi vẫn cần thêm rất nhiều thời gian. Khảo sát của VTC News cho thấy, sau hai ngày dừng thực hiện cách ly xã hội, đa số các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội vẫn chưa hoạt động trở lại....